27/11/23
Nhìn theo bóng núi
Vâng, cái bóng lừng lững đó, to và cao như dãy Trường Sơn chạy
dọc nước Việt hình chữ S đã chỉ còn là dáng tiều tụy của một đời như du thủ, lưng
áo của một thiên lý độc hành. Tôi nhận tin Thích Tuệ Sỹ thở hơi cuối cùng tại
chùa Phật Ân sau hơn nửa tiếng khi người rời bỏ thế gian. Tôi nhận tin cựu tù A20
Phạm Văn Thương, buông đao bỏ kiếm lúc 14g ngày 24-11-2023, trong tình huống lo
lắng sau những tin tức dồn dập rằng Tuệ Sỹ ngả bệnh nặng hơn và đang nằm bệnh
viện, dù rằng sáng nay tôi còn biết tin ông vừa được đưa về chùa Phật Ân ở Long
Thành, Đồng Nai.
Tôi không có cơ may sống cùng ông trong Trại Trừng Giới. Tôi
ra khỏi trại này từ năm 1987, nhưng tôi biết khá rõ về ông qua những bài thơ để
lại cho đời, trên các thông tin của thế giới mạng. Tôi kính ông một hòa thượng
suốt đời tận tụy với chánh pháp, và đã truyền đạt cho đời biết bao điều, mà suốt
chiều dài lịch sử Phật Giáo tại Việt Nam hiếm có một nhà sư nào làm cho hậu thế
kính phục và coi đó là khuôn mẫu trong cái nhìn về Phật Pháp.
Tôi phục cái cao ngạo của cựu tù A20 Phạm Văn Thương trước những áp lực của nhà cầm quyền đối với ông. Như lời kể của các cựu tù từng một thời ở chung với ông tại Trại Trừng Giới hay Thung Lũng Tử Thần.
5/9/23
Tiễn nhau trước giờ lâm tử
Những
giot nước mắt trên tình cố cựu
ngươi
làm ta đau đứt ruột Trí ơi!
mấy
mươi năm tụi mình vẫn cút côi
thân
chiến bại chết mòn trên vết nhục
Này
nghĩa, này tình - mười năm tù ngục
này
thương, này hận gói lại đành sao
có
phải chăng lần cuối thấy mặt nhau
sao
lại nói chi những lời vĩnh biệt
Tội
cho ngươi từng một thời oanh liệt
sống
hiên ngang để trả nợ sơn hà
vội
vàng đi trong tàn lụi tuổi già
còn
gầm lên xót một thời chinh chiến
Ta
và ngươi những con thú tật nguyền
đâu
dễ bình yên lần về đất chết
cứ
coi như một cuộc chơi chấm hết
dù
chưa qua khỏi vạch mức khởi đầu
Trí ơi! dù thế nào - có sao đâu?
thản nhiên dẫm bàn chân teo trên đất
đất đã cho ngươi một đời chật vật
đất sẽ ôm ngươi cùng những nhục vinh
Thăm lom ngươi là chia nhau chút tình
tình cố cựu - sợ mai không còn nữa
A20 nguyễn thanh khiết
15g 05-08-2023
Với Nguyễn Hữu Trí
9/8/23
Vũ Hùng Cương
Bốn mươi năm hề! gặp lại nhau
sau buổi tan hàng đầy nghiệt
ngã
cứ nhìn nhau mắt buồn đau đáu
nhắc anh em tóc bạc tuổi già
Có lẽ ngàn ngày trong quá khứ
như nắm tay buồn níu nước non
người về chi để Saigon giận dữ
nắng chiếu xuống đường bước
lom khom
Ngồi quán vỉa hè thương chốn
cũ
ly cà phê cũng khác hồi xưa
ngựa xe xót tình vang tiếng
hú
thương người khóc chuyện nắng
cùng mưa
Tiễn nhau chia tay ở ngã tư
bốn mươi năm hề! còn cù cưa
cái bắt tay đã vào lịch sử
lịch sử Sài Gòn của người xưa
nguyễn thanh khiết
Với A20 Vũ Hùng Cương
09-08-2023
18/4/23
Chút
tình cùng kẻ sĩ
Năm tám mươi mốt người rời khỏi trại
mang theo tháng tư biền biệt xứ người
nhắc chi chuyện ân nghĩa hay thói đời
ngần đó tháng năm ai quên ai nhớ
Thung Lũng Tử Thần là duyên hay nợ
theo ám bọn mình sau buổi tan quân
sống sót, nhục vinh - cuộc người lẩn quẩn
nói trăm điều cũng kẻ ở người đi
Bốn mươi hai năm quay lại làm gì
thăm nhau chi giữa tháng tư ngày nắng
trả sao đây những tình sâu nghĩa nặng
lúc cuối đời cứ phải nói chia ly
Mai mốt người đi - ta biết người đi
như tháng tư mưa rồi trời cũng nắng
như vết thương xưa càng lâu càng nặng
da chưa kịp liền máu ứa làm đau
Ngồi với nhau nhắc nhớ một chiến hào
rướm lệ mà chi đã đành thân phận
tháng tư kia từ trăm ngàn mối hận
đợi người về thổi chút bụi hôm nay
Mai mốt người đi - ta giữ tình này
chắc không hứa có một lần quay lại
tuổi tám mươi người dặm ngàn tay nải
cứ lên đường cho hết chuyến rong chơi.
Ta ở lại ngó tháng tư rực trời
với vết thương ngàn năm còn mưng mủ
nguyễn thanh khiết
18-04-2023
Ngồi với A20 Phùng Văn Triển
ở Trung Chánh
14/5/22
Ba mươi chín năm gặp lại
Ba mươi chín năm mới gặp nhau
giữa Sài Gòn nhiễu nhương mất mát
lũ chúng ta những thằng tóc bạc
còn cù cưa nhắc chuyện đời xưa
Chiều xuống trước cà phê Năm Dưỡng
ngồi ngó nhau, ngó xóm Bàn Cờ
ly cà phê lạc lõng bơ vơ
giữa cái đau, đau tình đất khách
Hải Bầu ơi xa xôi vạn dặm
thăm ta chi một kiếp cút côi
thương chi ta kẻ đứng giữa trờ
chân đã lún mấy tầng địa ngục
Nụ cười nhăn nheo đuôi mắt mỏi
bàn tay nào ôm núi sông khô
bàn chân teo dẫm một cơ đồ
đã lụn bại từ hôm thua trận
Dậm cẳng kêu trời như Trí Ghẻ
anh hùng ngã ngựa buổi qua sông
chén rượu tiễn đưa nợ tang bồng
đáy bình khô còn dòng máu nóng
Cứ chia tay coi như lần cuối
như bọt bèo trôi nổi chiều hôm
như ta, như ngươi còn lồm cồm
bươn bã sống, sống như đã chết
A20 nguyễn thanh khiết
Sài Gòn 07-05-2022
Với Thiết Giáp A20 Trần Kim Hải và A20 Nguyễn Hữu Trí
1/1/22
ÁO TÍM NGÀY XƯA
A20 Lê Phi Ô
Giáng Sinh năm nay đã qua được mấy ngày, tôi mới lấy được thăng bằng trong tâm hồn để viết hồi ký này.
Năm 1958, tôi theo ông Chú nhà binh của tôi từ Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức tiền thân của Trường Bộ Binh sau này đổi về Vũng Tàu. Trường công thì không vào được vì giữa niên khóa, hơn nữa trước khi đến Vũng Tàu tôi học trường bán công tại Thủ Đức nên phải học trường tư. Trường tư có 2 trường: Saint Thomas gần Bưu Điện hình như nằm cuối đường Trương Công Định. Trường thứ nhì là Saint Joseph nằm trong khuôn viên Học Viện Thánh Giuse, tôi xin vào học Saint Joseph. Giáo Sư trường này do các thầy từ trường Thiếu Sinh Quân giảng dạy, tôi mến nhất là các thầy Xuân Đỗ và Thầy Tùng. Giáo sư Xuân-Đỗ, hình như tên ông là Đỗ Xuân Thảo. Cuối năm 1963 khi thi ra trường (sĩ quan Thủ Đức) tôi gặp giáo sư Tùng, lúc nầy ông đã lên Đại Úy…thầy trò gặp nhau mừng quá. Thầy Tùng chấm thi môn Địa Hình, có lẽ thầy cho tôi điểm thật cao, 2 môn Địa Hình và Chiến Thuật hệ số là 21, nên danh sách Sĩ Quan mãn khóa tôi đứng thứ hạng tương đối cao. Thầy ơi ! không biết khi con viết những dòng này thì thầy còn sống hay không! Dù còn sống hay đã khuất, xin thầy nhận nơi con lòng biết ơn vô hạn của đứa học trò mang ơn sâu giáo dục của Thầy !
28/5/21
Một người anh
A20 Nguyễn-Đại-Thuật
Gia đình tôi được đi định cư ở Pháp đã được tám năm.
Vào năm thứ ba tôi nhận được tin về Tân từ một người bạn cùng xóm đang sống ở
Việt-nam. Trong thư người bạn viết:
“Tân mới được ra khỏi tù cải-tạo, bịnh rất nặng phải vảo nhà thương để mổ. Trại cải tạo cho Tân về nhà để chữa trị. Anh em bạn bè ai cũng khổ, có đóng góp giúp Tân nhưng chẳng được bao nhiêu, nên có ý-kiến nhờ người bạn viết thơ yêu cầu tôi giúp Tân tài chánh để trang trải chi phí bịnh-viện”.
Họ nghĩ tôi sống ở nước ngoài nên kinh-tế có thể khá
hơn.
Gia-đình tôi vượt biển và được tàu Pháp vớt, cho tạm
trú tại Singapour ba tháng trước khi được Cao ủy tị-nạn làm thủ tục cho đi Pháp.
Tôi được định cư tại thành phố Dijon, cách xa Paris
khoảng ba trăm cây số. Tôi và vợ tôi may mắn được nhận làm việc trong một cơ sở
sản xuất sữa bò sau năm tháng đến Pháp.
23/5/21
BÍCH TRÂM
A20 Lê Phi Ô
Buổi dạ tiệc Ngày Quân Lực do Liên Hội Cựu Quân Nhân tổ chức năm nay đông hơn mọi năm, không những có sự tham dự của gia đình cựu quân nhân các vùng phụ cận mà còn có đông đảo người từ các Tiểu Bang xa đến. Chỉ riêng cựu quân nhân của các quân binh chủng (chưa kể vợ con hoặc thân nhân) hầu hết đều mặc quân phục ước chừng 500 người, nhà hàng từ trong ra ngoài toàn là lính với lính trông hùng tráng và vô cùng đẹp mắt.
Tuyển Tập: TIẾNG GỌI VIỆT NAM
A20 Lê Phi Ô
Thân gởi các anh em A20
29/4/21
Sự Còn Mất Của Một Người Em
A20 Nguyễn Đại Thuật
Tôi nhớ rất rõ chuyện xảy ra rất lâu khi tôi gần tròn bốn tuổi.
Hồi đó, gia-đình tôi
sống gần một làng chài ở Mỹ-khê, Đông-Giang thuộc quận ba thành-phố Đà Nẵng.
Ba tôi phục-vụ trong quân-đội VNCH, đơn-vị đóng ngoài Quảng-Trị, cấp bậc hạ-sĩ. Mẹ tôi bán cá ngoài chợ Sơn-trà. Mẹ tôi mua cá của những ghe chài cập bến vào sáng sớm, để đem ra chợ bán. Một buổi trưa Chúa Nhật, hai anh em tôi chơi banh ngoài sân cỏ bên cạnh nhà, chờ mẹ về cho ăn cơm. Anh tôi học lớp đệ thất trường Trung-học Đông-Giang, tôi học lớp mẫu-giáo của một trường tư trong phường. Đang chơi, vô tình trái banh do anh tôi đá quá mạnh, tôi đỡ không nổi nên bị trái banh trúng vào mặt. Đau quá tôi khóc ầm lên, anh tôi chạy đến dỗ dành tôi, lấy tay lau nước mắt cho tôi, xoa nhẹ vào má tôi, nơi bị đau. Vừa lúc đó mẹ tôi từ chợ về.Thấy mẹ, tôi càng khóc lớn thêm. Khi biết được sự việc, mẹ tôi quơ tay đập nhẹ mấy cái vào đầu anh tôi mắng: “Cha mi, làm em đau,” rồi vội dẫn tôi vào nhà, lấy khăn ướt lau mặt cho tôi, để tôi vào võng đưa qua đưa lại, dỗ dành: "Nín đi con, sau nầy đừng chơi banh nữa, tháng tới sinh nhật con ba về mẹ nói ba mua cho con chiếc xe đạp nhỏ, con đạp đi học giống như anh Hai của con." Nói xong, mẹ tôi đi vào bên trong nhà rồi trở ra, một lá thơ trên tay: "Đây là thơ của ba con gởi về hôm tháng rồi" mẹ tôi đọc:
27/3/21
Ranh Con (2)
A20 Nguyễn-Đại-Thuật
Mùa hè năm 2017, trong một bữa cơm tối, Thiery, con trai đầu của tôi mở
đài truyền hình ARTe, một đài hợp-tác Pháp-Đức để xem một
chương-trình phóng-sự ghi lại về câu chuyện của một gia-đình sắc tộc
thiểu-số sống ở Nam Lào mà đài đã báo cho khán thính giả biết
từ mấy ngày trước. Tôi cũng tò mò nhìn xem, vì sau kỳ nghỉ
hè, tôi cùng hai bác sĩ đồng nghiệp sẽ được bộ Y-Tế Pháp gởi qua
Lào hợp-tác trao đổi về việc phòng chống ung-thư trong một năm. Lời
người dẫn câu chuyện cho biết: Chuyện bắt đầu sau khi cuộc chiến tranh
Việt-Nam chấm dứt năm 1975. Chương-trình được phát không ngoài
mục-đích tiếp nối vòng tay yêu thương giữa người và người !
Trên màn hình, một gia-đình có một người đàn bà trẻ, hai thanh niên, một thiếu nữ, một bà lão tóc bạc cùng một đàn ông trung-niên, và người đàn ông bắt đầu câu chuyện:
24/3/21
Ranh Con (1)
A20 Nguyễn-Đại-Thuật.
Tôi được lớn lên tại làng Phước-Ninh, thành phố Đà-nẵng. Tên làng
Phước-Ninh là nơi chôn nhau cắt rốn của bên ngoại. Khi tôi được
sinh ra thì làng cũng đã được đổi tên thành khu phố. Nhà cha mẹ
tôi ở trong một kiệt mà sau nầy người ta đổi tên gọi là hẻm. Từ
nhỏ, tôi sống gần gũi với cha nhiều hơn với mẹ.
Cha tôi chỉ có một
tay và một chân. Chân phải cha tôi, từ gối trở xuống không còn. Tay
phải bàn tay cũng không còn. Những buổi trưa nằm ngủ trên ngực cha và
cha đưa võng bằng cây nạng gỗ chống xuống đất và khe khẻ hát ru tôi
vào giấc ngủ:
“... Nhưng than ôi, có một chiều thu lá thu
rơi... có một chiều thu lá thu rơi...ôm súng nhìn quê tôi... mơ trong
bóng ngày về..... mơ trong bóng ngày về...”
Thỉnh thoảng mấy
dì và cậu của tôi nói chuyện với nhau, tôi nghe được: “Ba con Hóa lúc
nào dỗ nó ngủ cũng hát bài nầy, buồn muốn chết.... mà đúng rồi, anh
ấy bỏ làng bỏ xứ ngoài Bắc xa xôi trôi giạt vào đây... nhớ về làng
cũ quê xưa cũng nên thương cảm anh ấy”.
23/2/21
Trong nghiệt ngã của đời. Người vẫn ngự trong tim!
(CHUYỆN ĐƯỢC VIẾT TỪ NHẬT-KÝ)
A20 Nguyễn-Đại-Thuật
Hôm nay thứ bảy, tháng
tư ở Pháp, thời tiết ấm lại. Tôi lấy xe lửa đi Bordeaux thăm người em họ và
đồng thời tìm chút thư giản sau những công việc căng thẳng ở Paris.
Bước lên xe vừa lúc
cửa tàu đóng lại... khởi hành. Ghế ngồi mang số của tôi đã được một bé trai
ngồi sẵn.
Thằng bé thật bướng
bĩnh, mặc dầu người đàn bà đồng hành với nó đã năn nỉ yêu cầu hoàn trả chỗ ngồi
cho tôi, nó vẫn không chịu nghe lời. Thằng bé viện lý do nó sẽ nôn ra khi phải
bị ngồi ghế ngược chiều hướng xe chạy. Người đàn bà có lẽ là mẹ của nó xin lỗi
tôi, đề nghị tôi ngồi vào ghế mang số của nó. Tàu khởi hành vào giờ cao điểm
ngày thứ bảy nên không còn ghế trống nào khác. Để tránh khó xử cho người đàn
bà, tôi chấp nhận ngồi vào ghế của đứa bé. Thằng bé nhìn tôi rồi cười
thắng cuộc. Tôi có dịp quan sát kỹ nó, tóc vàng, mắt xanh, mũi hếch, đúng là
thằng Tây con chính hiệu! Còn người đàn bà đồng hành với nó? Mẹ nó hay là một nữ
nhân viên xã hội có nhiệm vụ tháp tùng trẻ con vị thành niên khi di chuyển một
mình bằng phương tiện công cộng? Bà ta ước chừng không quá bốn mươi tuổi, tóc
đen, mắt đen, khuôn mặt được trang điểm thanh tú. Tôi tự hỏi bà là dân Á Rập,
Trung Quốc, Lào, Thái Lan hay Việt Nam? Rồi cũng tự nói với mình: Ôi! người
nước nào thì có liên quan gì đến mình!
9/2/21
Tuyết đang rơi
Tuyết đang rơi giữa
trời Virginia
Tuyết rơi chi cho
băng giá người đi,
Ai bày tử biệt sinh
ly
Tấm thân tù tội, mấy
khi yên bình.
Nhà văn, Trung tá
tài tình
Duy Lam, hậu duệ
Nhất Linh nối dài,
Một đời nghệ sĩ mê
say
Tội gì phải chịu
đắng cay, gông cùm.