Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Kim Tuấn - Duy Lam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Kim Tuấn - Duy Lam. Hiển thị tất cả bài đăng

9/2/21

Tuyết đang rơi


Tuyết đang rơi giữa trời Virginia

Tuyết rơi chi cho băng giá người đi,

Ai bày tử biệt sinh ly

Tấm thân tù tội, mấy khi yên bình.

 

Nhà văn, Trung tá tài tình

Duy Lam, hậu duệ Nhất Linh nối dài,

Một đời nghệ sĩ mê say

Tội gì phải chịu đắng cay, gông cùm.

8/2/21

Nhà Văn Duy Lam Qua Đời Tại Virginia, Hoa Kỳ Hưởng Thọ 89 Tuổi

 


GARDEN GROVE (VB) – Theo Cáo Phó của gia đình, nhà văn Duy Lam, tên thật Nguyễn Kim Tuấn đã qua đời vào ngày 4 tháng 2 năm 2021 tại thành phố Fairfax thuộc tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 89 tuổi.


Theo bài viết “Gia đình Nguyễn Tường, vinh quang và bi kịch” của ký giả Mặc Lâm đăng trên trang mạng của Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào ngày 24 tháng 8 năm 2013 cho biết thêm về thân thế của nhà văn Duy Lam như sau.


3/2/21

Khóc

 

A20 Trương Mạnh Hùng


Ta viết dòng thơ
Khóc cho anh cho chị
Khóc cho cháu cho con
45 năm về trước
Ta buông súng bên đường
Khi chưa tròn trách nhiệm
Của một người quân nhân
Vứt chiến y súng trận
Khi còn vương mùi khói
Bên vệ đường thanh vắng.....

9/11/19

Gia đình Nguyễn Tường, vinh quang và bi kịch


Mặc Lâm - RFA
24-08-2013

Duy Lam tên thật Nguyễn Kim Tuấn ông sinh năm 1932 tại Hà Nội, là con ông Nguyễn Kim Hòa (mất năm 1963, Sàigòn) và bà Nguyễn thị Thế. Mẹ ông là em gái của Nhất Linh, Hoàng Ðạo và là chị Thạch Lam; mất năm 1997 tại Hoa Kỳ. Duy Lam là thành viên trẻ tuổi nhất, gia nhập Tự Lực Văn Ðoàn năm 1958.  Lúc đó ông mới 19 tuổi.

Tác phẩm của ông gồm truyện ngắn Chồng Con Tôi, Ngày Nào Còn Ðàn Bà, Nỗi Chết Không Rời, Em Phải Sống.  Hồi ký Gia Ðình Tôi. Truyện dài Cái Lưới, Lột Xác.
Ngoài viết văn Duy Lam còn là một họa sĩ tài năng, ông vẽ rất sớm và mới đây có cuộc triển lãm tranh tại tiểu bang Virginia, Hoa kỳ.
Chúng tôi may mắn gặp nhà văn, họa sĩ Duy Lam trong lần triển lãm này và ông cho phép được hỏi đôi điều có liên quan đến Nhất Linh, cha đẻ của Tự Lực Văn Đoàn cũng là người cậu ruột thân thiết của ông.
Xuân Diệu-Thế Lữ-Nhất Linh-Khái Hưng 

11/5/13

6 bức tranh của Duy Lam


 A20 Trung tá Nguyễn Kim Tuấn (Nhóm Tự Lực Văn Đoàn)

Ánh sáng trong giây phút hoang mang
(Sun lights in troubled movement)
Duy Lam 


27/6/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Tựa



 Tựa

Vài cảm nghĩ và nhận xét về cuốn Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp

Duy Lam
- Tự Lực Văn Đoàn
- Hội viên danh dự INT-PEN
- Giải Thưởng Tự Do Phát Biểu 1992 Hellman - Hammett.

Qua những giai đoạn biến động của lịch sử một quốc gia, thường là những cuộc chiến tranh, những người trong cuộc có thể là những nhà văn, người trí thức, nhà báo, hoặc nhiều khi chỉ là những nạn nhân của thời cuộc và những cuộc tranh chấp, đôi khi chỉ là những người dân bình thường, đã cảm thấy bị thôi thúc bởi ý muốn cầm bút viết lại những kinh nghiệm sống họ đã trải qua.

Sau cuộc Đệ I và Đệ II Thế chiến và cuộc chiến tranh Việt Nam, thể hồi ký đã có những giai đoạn nở rộ. Những chứng liệu này do chính nhân chứng thuật lại đã trở thành những tài liệu rất quý và giá trị cho những nhà xã hội học, những nhà tư tưởng, nhà văn dùng làm tài liệu tham khảo, để phân tích tổng hợp chiếu rọi những ánh sáng mới vào những chiều hướng đã được bộc lộ hoặc ngấm ngầm của lịch sử hầu tương lai tránh được những lỗi lầm của dĩ vãng; hay dựng lên những tác phẩm lớn có chiều sâu nhờ những khoảng cách thời gian thích hợp nên cái nhìn bao quát trở nên chính xác với thực tại hơn.

3/6/11

Cô gái nhỏ hấp hối


Tặng cô gái nhỏ cả làng bỏ rơi
trong nạn đói Thanh Hóa 1988.

Cô gái nhỏ trơ trọi
trong căn nhà vắng tanh
gia đình đã đi hết
bỏ cô nằm một mình
Trong làng không chó sủa
chim chóc cũng chẳng về
dưới ao không tăm cá
im lặng thật thảm thê.
Làng cô cũng vắng ngắt
người người kéo nhau đi
để tìm ăn tìm sống
quê hương chẳng còn gì.
Trong cơn mê hoảng loạn
Cô rên rỉ van lơn
Ông Táo trong bếp lạnh
cho cô một bát cơm
trời hỡi trời hãy thương
cô bé đang hấp hối
hãy cho cô được thấy
mặt mẹ cô dịu dàng
để cô sẽ khỏi chết
làm ma đói lang thang.

DUY LAM
A20 Nguyễn Kim Tuấn


7/4/11

Chiếc kẹo nhỏ trong bàn tay người chết


DUY LAM

Tặng Nguyễn Khoa Doánh với lòng tiếc thương vô hạn,
người bạn tù chết tại trại Hà Nam Ninh 1981.


Chiếc kẹo nhỏ trong bàn tay người chết
Nắm không buông như níu kéo cuộc đời
Chiếc kẹo nhỏ trong bàn tay người chết
Người bạn tôi vừa rời bỏ cuộc đời
Chỉ vừa đây trong tiếng rên hấp hối
Anh cầu xin tìm hộ cho anh
Một chiếc kẹo vì anh thèm chất ngọt
Nhiều tháng năm chỉ chờ đợi lúc này
Ý nguyện ấy anh chỉ còn dám nói
Khi thịt da cái lạnh đã ngập tràn
Lũ chúng tôi cùng bạn anh chạy loạn
Trong trại tù miệng rối rít van xin
Một cái kẹo nhanh nhanh cho người bạn
Sắp ra đi mau mau kẻo muộn rồi
Trong tuyệt vọng vẫn thoáng niềm hy vọng
Mang kẹo về kịp lúc anh lâm chung
Đầy hoan hỉ tôi nhìn anh ngắm nghía
Trong bàn tay rộng mở kẹo vô tri
Nụ cười nhẹ trên đôi môi nhợt nhạt
Anh thầm thì ồ thú quá sẽ ăn
Chiếc kẹo này khi khỏe vui chi lạ
Sao nỗi vui chỉ nhỏ bé thế thôi
Rồi anh chết không kịp ăn chiếc kẹo
Nằm lặng yên trong những ngón tay xanh
Chúng tôi liệm anh im lặng nặng nề
Làn vải thô lớp quần áo thuở nào
Khi tôi cậy tay anh bàn tay mở
Chiếc kẹo rơi nằm nhẹ trên ngực anh
Đầy cẩn trọng trong nỗi niềm kinh hãi
Tôi nhặt lên để nhẹ cạnh bát cơm
Bên quả trứng món quà cho người chết
Chẳng bao giờ anh được nếm vị hương
Rồi chúng tôi tất cả đều nức nở
Nước mắt tuôn cứ mãi mãi chẳng ngừng
Khóc cho anh cho chúng tôi tất cả
Biết khi nào đến lượt biết khi nào
Chiếc kẹo nhỏ trong bàn tay người chết
Chẳng kịp ăn khi từ giã cuộc đời.

DUY LAM

(Tin Saigon Times)

Nhạc phẩm: "Chiếc Kẹo Nhỏ Trong Bàn Tay Người Chết"

Thơ: Duy Lam – Nhạc: Xuân Điềm – Trình bày: Đức Tuấn




Anh Xuân Điểm kể về bài tù khúc “Chiếc kẹo nhỏ trong bàn tay người chết”:

“Nhà văn Duy Lam từ Bắc chuyển trại về Nam có tặng bài thơ nội dung nói về cái chết tức tưởi của đại tá Nguyễn Khoa Dóanh là bào đệ của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.

Nhà văn Duy Lam là người tù canh giữ trạm xá nơi đại tá Nguyễn Khoa Dóanh kiệt sức đang nằm chờ chết. Hôm ấy, đại tá Dóanh thều thào với nhà văn Duy Lam rằng ông thèm ngậm một viên kẹo trước khi lìa đời. Sau khi tìm được kẹo về thì đại tá Dóanh cầm chặt viên kẹo trong tay tỏ vẻ vui mừng nhưng không ngậm được nữa vì giờ chết gần kề. Khi nhà văn Duy Lam vuốt mặt lần cuối cho người bạn tù thì viên kẹo rơi ra khỏi tay và nằm trên ngực áo, Ôi! Thương thay, đến chết mà ước mơ thật nhỏ bé cũng không thành sự thật”. (Xuân Điềm)



21/1/11

Những ngày cuối cùng của Vùng I và miền Nam


 Duy Lam

Lời giới thiệu:
Duy Lam, cháu của nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, trong nhóm bút Tự Lực Văn Đoàn, một nhân chứng lịch sử viết rất trung thực về những ngày cuối cùng của Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 29-4-1975, tôi gặp anh mới từ Đà Nẳng di chuyển vào Sài Gòn. Chúng tôi, Bảy Bốp Phạm Thái và kỹ sư Đỗ Hữu Cảnh, có mặt đứa con gái lớn của Duy Lam, ngồi quán Cà phê đối diện Trụ sở Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến trên đường Phan đình Phùng, bàn thế bối thủy, và ai đi ai ở, rốt cuộc cả bốn đều ở lại. Tôi qua Mỹ trước, Duy Lam qua sau 14 năm tù đày, có lúc bị cùm chân đến thúi thịt . Phạm Thái bị tù đến gần chết mới được thả. Đỗ Hữu Cảnh bị bắt đi bắt lại mấy lần. Ngày gặp lại Duy Lam tại Virginia, tôi có dẩn anh đến bàn thờ cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy vừa mất cách đó 3 tháng, anh đã làm tất cả anh em hiện diện hôm đó cảm động khi anh khóc sướt mướt và độc thoại những lời tâm huyết với di ảnh Giáo Sư Huy. Bài viết của anh làm tôi liên tưởng đến anh chàng Pierre, triết gia cô đơn trong tác phẫm War and Peace của Léon Tolstoy ...
(Thái Thuỵ Vy)

Phải nói là những ngày cuối cùng của Vùng I và Miền Nam, mỗi khi tôi ôn lại trong những năm tháng tù đầy, hoặc viết lại trong cuốn hồi ký nầy, luôn luôn lại làm tôi xúc động một cách mạnh mẽ và có phần khó hiểu.Trở lại những tháng đầu năm 1975, tôi nhớ lại cái không khí lo âu, mơ hồ cứ lẩn quẩn thấm vào tâm trí mọi người, những lo âu sợ hải hình như không có nguyên cớ rõ rệt.


20/1/11

Nhà văn Duy Lam: “Thân hình khoả nữ với tôi đẹp như một bông hoa!”




LÊ LA


LTS: Nhà văn Duy Lam, 73 tuổi, là một trong những nhà văn có liên hệ tới nhóm Tự Lực Văn Đoàn, với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Nhà Tôi, Chồng Con Tôi v.v., được nhà văn Trần Hồng Châu-Nguyễn Khắc Hoạch đánh giá là nhà văn viết về tính dục bạo nhất (cùng với người em trai là nhà văn Thế Uyên). Cuộc thảo luận nghệ thuật về “Người nổi tiếng vẽ người nổi tiếng” đã mang đến cho ông một số cảm hứng muốn trao đổi. Và, bản thân Duy Lam, bên cạnh việc viết, ông cũng là một họa sĩ nghiệp dư, ưa thích vẽ tranh khỏa thân. Dưới đây là cuộc trao đổi giữa chúng tôi.


LL: Thưa nhà văn Duy Lam, mặc dù ông một người cầm bút, nhưng theo giới thưởng ngoạn, vẫn biết ông là một họa sĩ, mà vẽ tranh khoả thân cũng “tới” lắm. Xin ông cho biết khỏa thân… là thế nào?
DL: Cũng không khác gì các nghệ sĩ, như Picasso trước kia, tôi rất mê vẻ đẹp hình thể của phụ nữ. Cái đó cũng tự nhiên thôi. Đối với nghệ thuật của thế kỷ 15, sau khi thoát khỏi thời kỳ tăm tối. Các nhà danh họa như Leonard De Vinci, Raphael vẽ khỏa thân rất nhiều, tuy nhiên tôi thích tranh khỏa thân của Matisse và Cezanne, vì những vị này đã làm mới khỏa thân rất nhiều, so với sự cổ điển của các nhà họa sĩ thời Phục Hưng. Những bức tranh trong trường phái Biểu Hiện của Renoire cũng làm tôi yêu thích hội họa khỏa thân bậc thầy. Nói tóm lại, khỏa thân là truyền thống lâu đời của hội họa. Khi hội họaTây phương du nhập vào Việt Nam qua trường hội họa Đông Dương, các họa sĩ Việt Nam đã lãnh hội ngay làn gió mới này, phải kể đến Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Lê Phổ v.v. Những bài học khỏa thân có người mẫu thật để các họa viên tập hình họa trên căn bản của cơ thể người mẫu. Khỏa thân vào qua ngả trường ốc. Sau đó họ có triển lãm, tuy dè dặt. Ngày nay, chúng ta đang ở trung tâm văn hóa thế giới, là Mỹ, dĩ nhiên, tranh khỏa thân đã bình thường. Mặc dù vậy, đối với giới thủ cựu, tranh khỏa thân muôn đời bị giam hãm trong những định kiến. Hình thể đẹp đẽ của người phụ nữ vẫn muôn đời bị đóng khung trong áo quần và những phép tắc luân lý xã hội. Hai khuynh hướng cởi mở và thủ cựu vẫn song hành với nhau qua nhiều, nhiều thế kỷ. Đối với giới nghệ sĩ, nhất là họa sĩ, vẽ khỏa thân và triển lãm cũng không phải là chuyện mới mẻ nữa. Vấn đề là phải vẽ như thế nào thôi.


Những ngày cuối cùng của Vùng I và miền Nam


                     Duy Lam Nguyễn Kim Tuấn


Những ngày cuối cùng của Vùng I và miền Nam



Lời giới thiệu:
Duy Lam, cháu của nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, trong nhóm bút Tự Lực Văn Đoàn, một nhân chứng lịch sử viết rất trung thực về những ngày cuối cùng của Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 29-4-1975, tôi gặp anh mới từ Đà Nẳng di chuyển vào Sài Gòn. Chúng tôi, Bảy Bốp Phạm Thái và kỹ sư Đỗ Hữu Cảnh, có mặt đứa con gái lớn của Duy Lam, ngồi quán Cà phê đối diện Trụ sở Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến trên đường Phan đình Phùng, bàn thế bối thủy, và ai đi ai ở, rốt cuộc cả bốn đều ở lại. Tôi qua Mỹ trước, Duy Lam qua sau 14 năm tù đày, có lúc bị cùm chân đến thúi thịt . Phạm Thái bị tù đến gần chết mới được thả. Đỗ Hữu Cảnh bị bắt đi bắt lại mấy lần. Ngày gặp lại Duy Lam tại Virginia, tôi có dẩn anh đến bàn thờ cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy vừa mất cách đó 3 tháng, anh đã làm tất cả anh em hiện diện hôm đó cảm động khi anh khóc sướt mướt và độc thoại những lời tâm huyết với di ảnh Giáo Sư Huy. Bài viết của anh làm tôi liên tưởng đến anh chàng Pierre, triết gia cô đơn trong tác phẫm War and Peace của Léon Tolstoy ...
(Thái Thụy Vi)

Phải nói là những ngày cuối cùng của Vùng I và Miền Nam, mỗi khi tôi ôn lại trong những năm tháng tù đầy, hoặc viết lại trong cuốn hồi ký nầy, luôn luôn lại làm tôi xúc động một cách mạnh mẽ và có phần khó hiểu.Trở lại những tháng đầu năm 1975, tôi nhớ lại cái không khí lo âu, mơ hồ cứ lẩn quẩn thấm vào tâm trí mọi người, những lo âu sợ hải hình như không có nguyên cớ rõ rệt.
Sau cái lần Trung tướng Ngô Quang Trưởng đi phó hội với CINPAC về, trong bữa uống rượu ở vườn buổi chiều trước tư dinh của ông, khi được tôi hỏi ông đã thở dài nói chậm rải: "Anh biết đấy, kỳ nầy mà địch tổng tấn công vào Vùng I, Hoa Kỳ sẽ chẳng còn có thể yểm trợ mình về hải pháo hay phi cơ của hạm đội. Khi đó đương nhiên mình phải tự lực cánh sinh chiến đấu với những gì mình có và với tình trạng tiếp vận giảm sút đến gần 80% so với thời kỳ chưa ký hiệp định Paris". Sau đó chúng tôi đã ngồi lẳng lặng uống rượu tiếp và cũng chẳng trao đổi với nhau lời nào cả nửa tiếng đồng hồ.