Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Danh San. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Danh San. Hiển thị tất cả bài đăng

18/11/13

NÉN NHANG CHO MỘT ANH HÙNG


A20 Phạm Đức Nhì

(Luật sư Trần Danh San, người đọc Tuyên Ngôn Nhân Quyền Cho Những Người Việt Nam Khốn Cùng tại Vương Cung Thánh Đường năm 1977, đã ra đi.)
  
Giữa Trần Danh SanVũ Văn Ánh, do vị trí chỗ nằm ở nhà 3 lúc mới đến phân trại E, A20 Xuân Phước, tôi gần và thân Vũ Văn Ánh hơn. Với Vũ Văn Ánh, tôi có thể đặt câu hỏi trực tiếp về những điều mình muốn biết và được anh trả lời đầy đủ, cặn kẽ. Với Trần Danh San, tôi phải rình những lúc anh trò chuyện với mọi người để len lén đến ngồi nghe ké. Nguyễn Hữu Hồng, một sĩ quan trẻ và cũng hay ngồi nghe ké như tôi, có lần phát biểu: “Tay này đúng là trên thông thiên văn, dưới thông địa lý, cái con mẹ gì hắn cũng biết. Đáng nể thật.” Nhờ những lần nghe ké như vậy sự hiểu biết của tôi được mở mang rất nhiều.

“THÁC LÀ THỂ PHÁCH, CÒN LÀ TINH ANH”





Luật sư Trần Danh San đã ra đi, nhưng thanh danh luật sư Trần Danh San  đời đời lưu lại trong lịch sử.

*Luật sư Trần Danh San, người đầu tiên viết nên bản “Tuyên Ngôn Nhân Quyền” của những người Việt Nam khốn cùng.” (The Declaration of Human Rights of Disgraceful Vietnameses).

13/11/13

Bài điếu văn cho Trần Danh San một A-20 vừa ra đi vĩnh viễn!


A20 Vũ Ánh


San thân,


Dù đã đoán trước được ngày giờ này đến với bạn sẽ không xa cái ngày ở tôi và Vũ Hùng Cương đến thăm và ở lại tán gẫu với bạn cả buổi sáng tại bệnh viện. Buổi sáng hôm đó, tôi đã nghe bạn nói với người bác sĩ điều trị: “Dù muốn dù không tôi cũng sẽ ra đi, đừng lo lắng thái quá cho tôi”. Trần Danh San là như thế ! Coi cái chết nhẹ tựa lông hồng không phải chỉ ở vào thời điểm bạn đã nằm trên giường bệnh vì ung thư phổi mà ngay từ thời gian luôn luôn chúng ta phải đối mặt trực diện với kẻ thù từ những năm đầu của biến cố 30-4-1975. Tôi nhớ cái ngày chúng tháo cùm mở cửa xà lim để chuyển chúng ta vào khu chuồng cọp “sang trọng” hơn ở trại B, đôi cổ chân của bạn sưng lên như chân voi, cái dấu cùm 16 lún xuống thành hai cái vòng. Chúng ta đã kiệt sức và phải bám vào nhau để lết ra gốc hàng dừa phía sau khu biệt giam chờ lên xe để chuyển trại. (Khu biệt giam hay khu chuồng cọp phân trại B của A-20 Xuân Phước sang trọng hơn chỉ là mới hơn rộng hơn về bệ nằm nhưng chế độ ăn uống thì tệ hại hơn, nước uống được cấp phát dồi dào hơn nhưng nước muối mặn hơn nên dễ bị phù hơn. Tôi và Trần Danh San bị phù rất nặng đến mức cứ ngủ thiếp đi khi đang nói chuyện. Nếu ở ngoài các bạn bè tâm phục không liều chết tổ chức cho một người liều chết leo qua bức tường cao 4 thước có kẽm gai trước họng thượng liên của vọng gác tiếp tế thuốc vitamin B-1 cho chúng ta, chắc chúng ta cũng không thể sống nổi)

Gởi người cố cựu


như cơn lốc từ trong quá khứ
hốt bụi - tung mù cõi trần ai
rồi bay đi biết mấy năm dài
giờ rớt xuống buồn hiu một cõi

rong chơi một dạo thôi đã đủ
bàn tay nắm lại - bàn tay không
chốn xưa, chuyện cũ giờ như mộng
người đi, rửa sạch nợ tang bồng

hồn về thung lũng thăm trại cũ
đừng đau lòng qua đỉnh núi cao
bạn bè nằm đó thời rách áo
chốn ấy ngày xưa một chiến hào

người đi ! ừ cứ đi như thể
đã cạn một vò rượu tiễn đưa
từ phương Nam theo gió theo mưa
lời vĩnh biệt gởi người cố cựu

nguyễn thanh khiết
12-11-2013

để vĩnh biệt A20 Trần Danh San


12/11/13

Trần Danh San, tiếng hò khoan đã tắt…


Phan Nhật Nam

Ngày 11 tháng 11 năm 1960, ngày lực lượng Nhảy Dù thực hiện cuộc binh biến báo hiệu cơn sóng gió của chiến cuộc và chính cuộc Miền Nam. Cũng là ngày gã thiếu niên 17 tuổi hiểu rõ nỗi đau và sự chết có thật dâng lên ngập ngập trong thân, trong lòng…
Cảm giác, phản ứng nôn nao sinh tâm lý làm nghẹn đường thở, rì rầm âm động nơi trái tim với câu hỏi… Mẹ bây giờ ở đâu? Mẹ sống, chết ra làm sao? Em đang nơi nào? Làm sao để sống? Ngày 11 tháng 11 năm nay, 2013, Lễ Cựu Chiến Binh ở Mỹ, người lính của chiến tranh xa nặng lòng, mệt nhọc, buông xuôi.. Chứng kiến Người Bạn ra đi sau những ngày, giờ chạm dần vào cánh cửa vô hình hiển hiện của sự chết. Trần Danh San ra đi thanh thản sau khi đã sống đủ một đời kiệt liệt.

11/11/13

Luật Sư Trần Danh San, người đọc Tuyên Ngôn Nhân Quyền năm 1977 tại Sài Gòn, qua đời




LS Trần Danh San – Người đọc “Tuyên ngôn Nhân quyền của những người Việt Nam khốn cùng” trước nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn ngày 23-4-1977 đã qua đời

Sau sự kiện giới trí thức Tiệp Khắc ban hành Hiến chương 77 chống lại nhà cầm quyền Cộng sản Tiệp Khắc, LS Trần Danh San đã cùng với LS Luật Sư Triệu Bá Thiệp viết và công khai đọc bản “Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Nam Khốn Cùng” trước nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn ngày 23-4-1977.

30/4/11

Ðòi nhân quyền giữa thành phố cộng sản





Kỷ niệm ngày đọc Tuyên ngôn Nhân quyền ở Sài Gòn năm 1977

Nguyên Huy/Người Việt
 Sunday, April 17, 2011

WESTMINSTER (NV) - Năm 1977, giữa lúc chế độ cộng sản đang cai trị gay gắt và hàng triệu người làm việc cho chế độ VNCH đang bị cầm tù, một nhóm luật sư can đảm cần loa đọc bản “Tuyên ngôn Nhân quyền của những người Việt Nam khốn cùng” giữa Sài Gòn.
Khi đó là ngày 23 tháng 4 năm 1977. Ðịa điểm lúc đó là phía trước nhà thờ Ðức Bà.
Tối Thứ Sáu, tại Westminster, gần 50 thành viên của Ủy Ban Nhân Quyền VN tổ chức kỷ niệm ngày Tuyên Bố Nhân Quyền Việt Nam này. Tổ chức buổi kỷ niệm này là các Luật Sư Trần Danh SanTriệu Bá Thiệp, những người 34 năm trước đã khẳng khái, can đảm gióng lên tiếng nói đòi hỏi nhân quyền cho người VN.