7/11/12

Trại Kiên Giam - Phần cuối




Những nhận xét về
Hồi Ký
TRẠI KIÊN GIAM
của
Nguyễn Chí Thiệp


Trại Kiên Giam có giọng văn điềm tĩnh, không căm thù, nhiều tính ghi nhận về các sự kiện trong đời ông và xã hội giai đoạn này, trong đó có nhiều hoàn cảnh tan vỡ và cảm động khi nhiều người trong gia đình và bạn thời Trung Học của ông hoạt động cho Cộng sản. Có nhiều suy nghĩ và phê phán chính xác về các chế độ Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Cộng sản. Có những nhận xét sâu sắc về các nguyên nhân sụp đổ của chế độ Sài Gòn và hướng suy tàn tất nhiên của chủ nghĩa Cộng sản …
Đây là tác phẩm xuất sắc, cần được trân trọng trong mọi tủ sách gia đình.
(Giao Điểm số 91)

Tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh, nhân viên cao cấp VNCH, tù nhân cải tạo - Nguyễn Chí Thiệp thật đủ điều kiện để viết hồi ký cải tạo với cái nhìn rộng hơn nhiều người khác …
… theo ghi nhận của nhiều người đây là một tập hồi ký cải tạo giá trị, không giống với nhiều tập chỉ kể khổ và sự tôn vinh đã từng xuất hiện.
(Văn Học số 75)

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 20



 
Chương Hai Mươi

Tình cờ trước khi đi, tôi gặp một số bạn của thời trung học. Đặng Thao đến thăm tôi tận nhà. Cha của Thao là một giáo sư Việt văn của một trường trung học tư thục. Thao ngồi sát tôi, Thao làm thơ và đưa cho tôi đọc. Tôi không làm được thơ nhưng rất thích đọc thơ. Tôi khâm phục và yêu mến thi sĩ, họ là người được Thượng Đế ưu đãi cho một tâm hồn nhậy bén, phong phú và khả năng diễn tả làm rung động lòng người. Từ chỗ thơ, tôi được Thao cho mượn nhiều truyện đọc và có hôm Thao đưa cho tôi đọc cuốn ”Bàn Về Vấn Đề Thanh Niên” của Lénine, một số bài thơ của Tố Hữu và thỉnh thoảng lại một tác phẩm khác của các nhà lãnh đạo Cộng sản, một tuyển tập của Mao Trạch Đông. Thuở còn bé được đọc lén những tác phẩm của Cộng sản quả là thích thú và nhiều xúc cảm. Sau khi đưa tôi đọc. Thao hỏi ý kiến tôi về những vấn đề liên hệ trong sách, tôi trả lời Thao là tôi thấy điều Lénine và Mao Trạch Đông viết đáng suy nghĩ nhưng với tôi, Cộng sản luôn có một giới hạn mà tôi không vượt qua được. Cái giới hạn đó hình thành trong tôi không phải bằng lý trí mà bằng tình cảm, bằng những kỷ niệm ăn sâu vào ký ức của tôi lúc còn thật bé chưa cắp sách đến trường ở quê tôi làng Thanh Quít. Tôi kể cho Đặng Thao nghe về những điều tôi thấy lúc bé và tôi thù người Pháp, khinh người Việt Nam theo Pháp và ghét Việt Minh. Từ đó, giữa tôi và Thao có giới hạn- Thao không thuyết phục tôi nữa. Năm 1966, tôi được tin Đặng Thao vào khu khi đang học Sư Phạm Huế. Đầu năm 1976, Thao đến thăm tôi tại nhà, lúc đó, Thao là Trưởng Ban Chấp Pháp Quận Gò-Vấp, biết tôi trốn trình diện, Thao khuyên tôi cố tránh đừng để bị bắt, và theo Thao thời gian qua rồi mọi việc sẽ xóa hết và tôi có thể trở lại đời sống bình thường. Tôi biết Thao đến thăm tôi để hàm ý xác nhận với tôi là Thao đúng và tôi sai, hoặc Thao là kẻ chiến thắng và tôi là kẻ chiến bại. Ngay lúc đó tôi biết Thao là cán bộ Cộng sản nhưng chưa hiểu biết hết chế độ vì đối với Cộng sản không có việc thời gian sẽ xóa hết, vì theo lý thuyết Cộng sản, họ đấu tranh không khoan nhượng đối với kẻ thù, đã là kẻ thù của họ, họ sẽ đuổi tận giết tuyệt hay câu thúc mãi mãi trong nhà tù cải tạo, chỉ có khi nào chế độ đó bị loại bỏ thì mới xóa được.

3/11/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 19




Chương Mười Chín

Tôi có ý định vượt biên từ khi ở trong tù, ra khỏi tù, ý định đó không thay đổi và trở thành một nhu cầu cần phải đi sớm chừng nào hay chừng đó.

Trước khi đi, tôi đến thăm Đoàn Viết Hoạt, anh được thả ra từ Chí Hòa sau tôi hai ngày. Gần 13 năm anh bị giam ở các nhà giam tại Sài Gòn, may mắn không phải đi thụ hình tại các trại lao động cải tạo. Tôi mến Hoạt từ khi mới gặp trong khu xà lim Sở Công An Thành Phố, trong lúc đa số trí thức Sài Gòn bị ru ngủ trong lý luận “một nước đã bị cộng sản hóa thì không đảo ngược lại được.”, thì Hoạt rất lạc quan, lần đầu tiên tôi nghe một người nói với tôi rằng cộng sản tạm thời thắng lợi về quân sự, nhưng sẽ thất bại trong chính trị và tình cảm dân tộc và con người. Trong lúc các bạn tù tiêu phí thì giờ bằng cờ tướng, học tử vi, kể chuyện kiếm hiệp hay tưởng nhớ quá khứ huy hoàng ăn chơi trụy lạc và ước mơ phép lạ Hoa Kỳ đến để tiêu diệt cộng sản, Hoạt làm việc, anh chia sẻ những điều hiểu biết cho những người tù trẻ tuổi, giúp họ nung đúc ý chí, rèn luyện phẩm cách, anh phân tích những điểm sai lầm phản tự nhiên của thuyết Marxism để truyền niềm tin là chế độ cộng sản không thể tồn tại, cho những người tù trẻ tuổi. Hoạt là một nhà giáo, từng du học ngoại quốc, anh quan tâm đến việc xây dựng một ý thức mới trong lớp người mới để phục vụ cho đất nước mai sau; tôi thấy anh thành công trong việc nhen lên một niềm tin cho các người trẻ và nhiều bạn tù trẻ tin nơi anh.

24/10/12

MỘT CHÚT TÂM TÌNH

            

            Một người bạn chuyển cho tôi bản tóm tắt bài nói chuyện của Tiến Sĩ
            Nguyễn Văn Lương. Sau đó lại thấy rất nhiều người trên nhiều diễn đàn
            khác nhau phụ họa. Bèn viết bài thơ cho đỡ ngứa ngáy.
            Phạm Đức Nhì


Ngày 30-4-2012, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lương, chuyên gia kinh tế tài chánh tị nạn 1975 tại Hoa Kỳ đã phát biểu và thảo luận về chiến dịch ngừng du lịch Việt Nam, ngừng gửi đô-la Mỹ (hay còn gọi là chiến dịch xiết kiều hối) trên mạng PALTALK nhân dịp tưởng niệm ngày Quốc hận 30-4. Bài phát biểu được tóm tắt thành 7 điểm:

1)      Đồng bào hải ngoại tị nạn không du lịch Việt Nam
2)      Dừng việc gửi tiền kiều hối quá mức về Việt Nam (chỉ gửi hạn chế không quá $50/tháng)
3)      Tẩy chay hàng hóa nhập cảng từ Việt Nam 
4)      Không ủng hộ, quyên góp cho các tổ chức tôn giáo, từ thiện, danh nghĩa tại Việt Nam
5)      Vận động chính phủ quốc gia nơi đồng bào cư trú ban hành đạo luật cấm gửi tiền và du lịch Việt Nam
6)      Du lịch và gửi đô-la Mỹ về Việt Nam là PHẢN QUỐC!
7)      Du lịch và gửi đô-la Mỹ là nuôi chế độ VC sống lâu thêm!



“Con ơi!
Đây là cây vàng
nhà mình có bốn chỉ
sáu chỉ kia mượn của bà con
lạy trời chuyến này con đi trót lọt
qua đó gắng đi làm
gởi tiền về trả nợ nghe con”
đó là hậu cảnh vượt biên
không đủ vàng, không đủ tiền
nên nhiều gia đình
phải chấp nhận hy sinh
người đi kẻ ở

21/10/12

Ra đất Bắc


Trung thu này là đám cưới của Khánh Vy và Minh Đức, nhà của Đức ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Cũng như chuyến đi vào Sài Gòn trong dịp đám cưới Thục Vy, lần này chúng tôi cũng đi xe lửa cho rẻ tiền và an toàn. Đi xe lửa dễ chịu hơn đi xe ô tô vì được đi lại trên tàu, được ngồi uống trà, ăn cơm và trò chuyện cùng nhau.

Xe lửa VN vẫn còn rất thô sơ và lạc hậu, toa tàu cũ kỹ như của thời Đệ nhị Thế chiến, phòng vệ sinh bẩn thỉu, người ta xả xuống đường tất cả cho nên mỗi lần tàu dừng lại là cái mùi xú uế bốc lên ngộp thở. Nhưng khó chịu nhất là tiếng ồn, khi tàu tăng tốc thì như tiếng máy bay phản lực bay sát đầu rất kinh khủng, toa tàu thì rung lắc dữ dội, người nào lần đầu tiên đi tàu không khỏi phải sợ hãi.

Cả nhà tôi có 8 người, để tiết kiệm chúng tôi mang thức ăn theo. Buổi trưa chúng tôi ăn cơm với thịt xíu, buổi chiều ăn bánh mì chà bông, khuya thì ăn nhẹ bánh biscuit, hoặc uống sữa.

Chúng tôi hưởng được trọn vẹn cái không khí đầm ấm của một gia đình dù đang ở trên tàu trong một chuyến đi xa.

6/10/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 18




Chương Mười Tám

Tôi được thả ra khỏi trại cải tạo Long Khánh ngày 13 tháng 2 năm 1988 tức là 26 tháng chạp năm Đinh Mão. Lần thả tù này được quảng cáo rầm rộ để chứng tỏ với dư luận trong và ngoài nước chính sách cởi mở của Nguyễn Văn Linh. Chúng tôi được xe đưa đến tận Ty Công An Quận Hai để nghe Phó Giám đốc Công An Thành Phố nói chuyện. Ngoài nội dung tuyên truyền về chính sách cởi mở, y lưu ý chúng tôi hai điểm, thứ nhất là đừng quá ngạc nhiên về sự thay đổi của xã hội và ngay cả gia đình chúng tôi, thứ hai đừng lo lắng về cán bộ công an phường quận, cán bộ những đoàn thể nhân dân sẽ thường xuyên thăm viếng chúng tôi tại nhà. Chúng tôi sẽ không bị quản chế và được nhập hộ khẩu tại thành phố ngay sau dịp nghỉ Tết. Không bị quản chế và được nhập hộ khẩu là những thay đổi rất quan trọng đối với người tù cải tạo được về. Trước đây một người tù về địa phương phải chịu chế độ quản thúc rất chặt chẽ, mỗi người phải giữ một quyển sổ ghi công việc hàng ngày và sự quan hệ tiếp xúc với người khác trong ngày, cuối mỗi tuần phải đưa lên công an phường để đóng dấu chứng nhận. Muốn đi khỏi địa phương phải xin phép, và chỉ được cho đi trong thời gian vài ba ngày. Người bị quản chế thường bị huy động đi làm những công việc lao động nặng nhọc và bị nhục nhiều hay ít tùy tính tình của những tên công an phường, xã, luôn luôn muốn chứng tỏ quyền uy trên người chiến bại. Có được hộ khẩu tại Sài Gòn không phải là điều dễ; trước đây người tù cải tạo về bị bắt buộc phải đi kinh tế mới, nếu nấn ná sống ở Sài Gòn là tạm trú và tùy vào khả năng xoay xở đút lót của gia đình cho trưởng công an phường xã và công an khu vực.

5/10/12

Trở lại Sài Gòn và Tây Nguyên



Đã 22 năm rồi bây giờ mới trở lại Saigon và Tây nguyên.


Sau khi đám cưới của Thục Vy diễn ra thật tốt đẹp vì được bảo vệ bằng tình thương yêu và trân quý của thân hữu và các bậc trưởng thượng, tôi từ biệt đất Saigon với rất nhiều bịn rịn vì những tình cảm bạn bè nồng ấm, những cái bắt tay còn lưu luyến, những câu chuyện chưa kịp nói hết, những khuôn mặt thân thương chưa kịp nhìn trọn, những cuộc hẹn chưa thành, những ân tình chưa một lần đền đáp…

Rời Saigon lúc 7 giờ tối, sau khi chiếc xe “trung chuyển” chật vật luồn lách trên những đường phố đông đúc người để ra đến quốc lộ 1.

Tôi thở phào nhẹ nhõm khi được “xa” Saigon, vì tôi không thích nghi được với cái sinh hoạt quá náo nhiệt và bất hợp lý nơi này.

Đường phố Saigon quá nhiều người và xe cộ chen nhau, nó cũng giống với cuộc sống bon chen tại đây, không khí ngột ngạt vì khói bụi, những con kênh, những dòng sông chết bốc mùi hôi thối kinh khủng.

15/9/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 17




 Chương Mười Bảy

Về trở lại trại Z-30A, bị cùm trong xà lim không gì đáng kể, một phần đã quá quen, một phần sự kiểm soát ở trại tù không còn quá khắt khe. Mở, đóng cửa xà lim, đưa cơm, đều do trật tự cũng là tù nhân. Đó là anh Ngọc, cựu trung tá Dù, trưởng ban trật tự, giúp đỡ tận tình, cho đem đủ tiêu chuẩn ăn và thức uống. Ngoài ra, thuốc hút và thức ăn thêm do người bạn trẻ từ trại Xuân Phước là Phạm Văn Đồng gửi lén vào. Chỉ có ban đêm thì muỗi từ rừng ra quá nhiều và bị lắc còng kiểm soát không ngủ được. Cùm ở xà lim như vậy xem như tạm nghỉ dưỡng sức khỏi phải lao động.

Ra khỏi xà lim, Ánh, San, Ngọc và tôi được biên chế về đội 15, khu tù có án. Phân trại chia hai khu vực, khu các sĩ quan trình diện và khu tù có án, khu có án thêm một vòng rào kẽm gai, buổi trưa bị đóng cửa từ nhà một; khu trình diện, trong giờ nghỉ tù có thể đi lại với nhau tương đối thoải mái hơn.

10/9/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 16




Chương Mười Sáu

Phải trải qua một giai đoạn khó khăn hơn nữa trong đời tù nhưng tôi thật dửng dưng - không còn lo lắng như những lần chuyển trại khác, cũng không còn sợ gì nữa, đã hơn 11 năm trong tù, bẩy năm hai tháng ở trại Kiên Giam Xuân Phước. Trong đời tôi chưa bao giờ ở một nơi lâu như vậy; di chuyển đến một nơi khác cũng là một sự thay đổi cần thiết. Tôi cố nhìn tất cả cảnh vật hai bên đường đi qua, lần đi đến trại năm 1979 ngồi trong xe bít bùng không thấy gì. Con đường này trước đây tôi đã từng đi lại lúc làm Phó Quận trưởng Đồng Xuân này. Dân chúng làm nhà ở san sát hai bên lộ, xen lẫn đám nhà tranh lụp xụp là những ngôi nhà ngói kiểu bánh ích hai mái ngói và hai chái gần bằng nhau, đó là nhà của những cán bộ Cộng sản địa phương, được đãi ngộ ưu tiên mua vật liệu để làm nhà ngói; ngói và gạch mua của trại cải tạo do chúng tôi làm ra. Cộng sản đãi ngộ đảng viên và cán bộ của họ tận tình, dành mọi ưu tiên nên mức sống cán bộ và đảng viên cách biệt với nếp sống của dân chúng rất xa. Họ chủ trương làm cách mạng để xóa bỏ giai cấp, nhưng thật sự là tiêu diệt thành phần đối lập và tạo nên một giai cấp đảng viên, giai cấp của người cầm quyền, bất công hơn bất cứ xã hội nào khác trong lịch sử từ trước đến nay, kể cả chế độ phong kiến.

Trước kia con đường từ Chí Thạnh lên quận lỵ La Hai và con đường từ quận lỵ La Hai lên đến trại Lực Lượng Đặc Biệt Đồng Tre thường mất an ninh, mỗi lần di chuyển vào trong các ấp chiến lược mới cảm thấy được an toàn.

8/9/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 15


Chương Mười Lăm

Trại cải tạo có nhiều tù các nơi chuyển đến thì những hoạt động của các tổ chức chính trị ồn ào nhộn nhịp và hậu quả không tránh khỏi sự khám phá của an ninh qua sự báo cáo của hệ thống tù nhân làm tay sai vẫn lén lút cung cấp tin tức. An ninh biên chế những tù nhân bị liệt vào thành phần cứng đầu vào phân trại B, để thi hành chế độ cải tạo nặng nề và đồng thời chuyển một số người chúng nghi là có ảnh hưởng đến đám đông vào phân trại C để giam vào xà lim và cách ly. Tôi theo toán người vào phân trại B, ở vài ngày chưa yên chỗ thì được lệnh chuyển trại vào C. Phân trại C nằm trong một thung lũng hẹp cách phân trại B khoảng 3 km, theo đường núi ngoằn ngoèo vào xã Xuân Định, đa số là đồng bào sắc dân H’Roi, một sắc dân thiểu số chưa được khai hóa vì từ chiến tranh chống Pháp đến nay vùng rừng núi này thuộc Việt Cộng kiểm soát. Cán bộ chế độ Cộng Hòa chỉ hoạt động từ năm 1956 đến đầu năm 1958 rồi rút từ khi Việt Cộng bắt đầu có những hoạt động ám sát.

Qua một con suối cạn, một cánh rừng nhỏ, đến trảng tranh đầu thung lũng, nhìn lại tứ bề vách núi dựng đứng. Thung lũng trở thành như cái giếng cạn khổng lồ. Bề mặt thung lũng được san bằng phẳng, khu trại được xây hai bên con đường băng ngang, bên tay phải là trại tù, bốn bề có dây kẽm gai, hào sâu trồng cây xương rồng dầy đặc, bên tay trái cách cái ao nuôi cá là dãy nhà chỉ huy và nhà ở của cán bộ. Bấy nhiêu đó đã nói lên bao công trình của tù đã để lại, bao nhiêu mồ hôi đã đổ ra, và bao nhiêu tuổi trẻ đã nằm xuống, còn ghi lại bởi những nấm mồ nằm chi chít trên một ngọn đồi đầy cỏ tranh đất khô cằn không trồng được cả loại khoai mì H-34. Sau tù tàu Việt Nam Thương Tín xây dựng trại A, tù hình sự đến Xuân Phước xây dựng trại B, trại C và trại D. Họ phải chống lại nước độc và sương lam chướng khí và phải đẵn cây, san đất, xẻ đường với dụng cụ thật thô sơ và sức con người còm cõi vì thiếu ăn.

5/9/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 14






Chương mười bốn

Lần nói chuyện với Tích thấy sự rạn nứt trong nội bộ các lãnh tụ đảng Cộng sản là có thực, và trong hàng ngũ đảng viên không còn tình trạng bưng bít và nói theo một chiều như những năm đầu nữa; bây giờ cán bộ có thể phát biểu những ý nghĩ riêng tư của họ, tôi nghĩ đó là một sự tiến bộ nếu nhìn chung trên quyền lợi đất nước, đối với đảng Cộng sản đó là một sự suy thoái đến độ trầm trọng. Một lời nói của một cán bộ cấp thấp chưa phải có giá trị hoàn toàn đúng nhưng nó phản ảnh một hiện tượng, về sự đồn đãi bàn bạc giữa cán bộ với nhau về các sự tranh chấp nội bộ, điều này trước kia không hề có trong nội bộ của một đảng Cộng sản. Tính chất của những đảng độc tài, cán bộ được huấn luyện có niềm tin tuyệt đối vào lãnh tụ và những điều lãnh tụ nói ra, đảng độc tài dùng động lực căm thù làm phương tiện đấu tranh và củng cố nội bộ nếu còn đối tượng tranh đấu, còn đối tượng căm thù tức là còn kẻ địch thì tất cả họ hướng về kẻ địch để tiêu diệt. Nhưng khi không còn địch thủ thì sự tranh đấu đó không thể nào hết đi được nên nó hướng vào bên trong tức là hướng vào sự tranh chấp nội bộ. Tôi hiểu thêm được một khía cạnh của vấn đề, những nhà lãnh tụ độc tài họ luôn luôn tìm ra đối tượng căm thù một phần để giữ vững tổ chức. Trường hợp Trung Hoa sau khi tiêu diệt hết kẻ thù giai cấp, không còn đối tượng cho đám đảng viên và đoàn viên trẻ tuổi đã được dạy tư tưởng Mao Trạch Đông, ông ta phải tạo ra cuộc Cách mạng Văn hóa để hướng tuổi trẻ Trung Hoa đấu tranh tiêu diệt những đồng chí thân thiết của ông đã trở thành những đối thủ, đó là những nguyên soái Tư lệnh các Quân khu và những người đang nắm giữ các chức vụ có thể tranh chấp quyền hành với Mao. Như vậy có thể tin tưởng được rằng sau khi Cộng sản hết kẻ thù trong nước và mối đe dọa từ bên ngoài, thì những cuộc đấu tranh nội bộ sẽ xảy ra và có thể làm đổ vỡ tổ chức Đảng. Một điều ghi nhận nữa là dù cho Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản cố tiêu diệt tính người trong cán bộ của họ, muốn đào tạo nên “con người xã hội chủ nghĩa để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”, họ dùng lối tuyên truyền bịp bợm để đánh lừa đảng viên, biến đảng viên thành ra cái máy chỉ biết căm thù. Họ đã thành công khi bưng bít tất cả sự thật, nhưng khi sự thật bị phơi bày, thì tính người của đảng viên Cộng sản lâu nay bị che khuất sẽ trỗi dậy và trong trường hợp có điều kiện nó sẽ gây nên những phản ứng có thể làm đổ vỡ tổ chức Đảng.

4/9/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 13




Chương Mười Ba

Dùng biện pháp phân biệt thức ăn tùy thành tích cải tạo, hạn chế nhận quà và thăm gặp gia đình để buộc tù nhân trại E tăng năng suất không thành công. Đem các đội tù Việt Nam Thương Tín, tù hình sự từ các phân trại A, B, C đến đào ao để phát động cuộc thi đua, tù nhân trại E vẫn tiếp tục giữ vững thái độ. Ra đến bãi lao động anh em đồng lòng làm thật chậm, năng suất dưới mức chỉ tiêu ấn định, thà bị phạt cả đội về trễ hay làm thêm buổi sáng chủ nhật.

Anh em toàn trại không ai chỉ huy ai, nhưng sống đồng lòng, vì cùng có kinh nghiệm, cố gắng duy trì các hành động tập thể, không chống đối cá nhân để riêng rẽ bị kỷ luật.

2/9/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 12 - Xuân Phước





Chương Mười Hai


Tôi được ra khỏi xà lim. Thời điểm này ở trại có nhiều tin đồn sẽ đưa tù nhân cải tạo đi ngoại quốc do kết quả Hội Nghị Quốc Tế Nhân Quyền Genève năm 1979.
Sau buổi lao động, bạn bè đến mừng, cho thức ăn để bồi dưỡng. Anh em giữ được tình cảm với nhau, dù ở trong điều kiện khó khăn về vật chất, anh em vẫn thương người bị giam cầm trong kỷ luật. Bất cứ ai từ trong xà lim được thả ra, ít nhiều anh em cũng tìm cách giúp đỡ thức ăn và thuốc men.

Có nhiều anh em quá lạc quan, họ suy đoán chúng tôi là nhóm đầu tiên được chuyển ra nước ngoài.

Tôi đã được trại trưởng thông báo chuyển trại, và hắn còn nói rõ là sẽ đưa đến nơi có điều kiện cải tạo hơn, tức là điều kiện giam giữ và lao động sẽ khắt khe hơn. Tôi nói điều đó nhưng nhiều bạn vẫn không tin. Họ vẫn đoan chắc là chúng tôi được tống xuất.

1/9/12

19/6, Kính nhớ cậu và ngoại




Huỳnh Ngọc Tuấn


Gia đình của ngoại tôi là một gia đình khá “đặc biệt”. Ông ngoại tôi mất sớm, lúc chỉ mới 40 tuổi, để lại một người vợ trẻ và năm đứa con dại.

Mẹ tôi là con gái đầu và duy nhất. Sau mẹ là bốn người em  trai. Ông ngoại mất được một thời gian thì bà ngoại bị bệnh và mù cả hai mắt. Mẹ tôi tần tảo buôn bán nuôi bốn người em trai. Một năm sau, cậu Ba của tôi đi quân dịch.Vì là một ngư dân trẻ, thành thạo việc đi biển nên cậu Ba tôi vào Hải quân. Từ đó cậu lênh đênh trên biển cả một đời.

Từ ngày cậu Ba vào Hải quân, mẹ tôi cùng đỡ vất vả hơn. Tiền lương ít ỏi cậu gởi về cho ngoại  ăn trầu, cho mẹ tôi nuôi ba người em còn lại.

Một năm sau, cậu Năm cũng vào quân đội (người con thứ tư của ngoại tôi bị chết  khi còn trong bụng mẹ nên không biết là trai hay gái).

29/8/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 11



Chương Mười Một


Đối với tù ở trại cải tạo lao động thì giờ qua nhanh lắm, quần quật suốt ngày ngoài đồng, buổi tối còn phải ngồi sinh hoạt hai giờ trước khi ngủ, chương trình đều đặn ngày nào cũng giống như ngày nào, cuối tuần chỉ trông mong được nghỉ trọn ngày chủ nhật mà không được vì cứ hai tuần một lần, buổi sáng chủ nhật làm lao động xã hội chủ nghĩa. Chỉ có những ngày mưa là được nghỉ, nhưng miền đông mưa ít, mà chỉ có mưa ban đêm, hoặc mưa ngoài giờ hành chính.

Trông mong một ngày nghỉ, trông mong một ngày mưa, người tù chỉ mong đợi chừng đó, còn thì ngoài tầm tay. Biết quên càng khỏe, còn dễ sống. Nếu cứ ân hận, tiếc nuối, bực tức chỉ thêm khổ thân. Mới hơn 30 tuổi nhiều người tóc đã bạc, trán đã hằn ngang những nếp nhăn. Gặp gia đình cũng lại đếm thời gian ở nếp nhăn trên khóe mắt vợ. Gạt hết tất cả để an tâm mà sống chờ ngày về, dặn dò nhau và dặn chính mình, nhưng đâu phải ai cũng làm được, hoặc là lúc nào cũng quên được. Cứ mỗi lần gặp gia đình là thêm bao đêm không ngủ được. Thời gian qua mau quá, vợ đã khắc khoải mỏi mòn trông chờ - con lớn lên không có người dạy dỗ. Giá như chết được thì đã giải quyết hết mọi chuyện cho người chết lẫn người sống; chết chỉ làm cho người thân buồn khổ một lần, rồi thời gian làm họ quên đi. Chết thì 3 năm vợ đã mãn tang, có thể lập gia đình khác mà không sợ bị dị nghị. Người tù không chết, vẫn sống mà lại không có ngày về, người tù như người đã chết mà chưa chôn, nên mọi việc cứ dùng dằng không giải quyết. Trở thành gánh nặng cho gia đình. Vợ phải chờ đợi, con cái, người thân phải trông mong... Không nỡ dứt tình, một người khổ kéo theo hàng chục người đau khổ - ân hận biết bao, sao không chiến đấu đến phút cuối cùng rồi chết, chết là hết. Tại sao đã không dám chết mà không chạy ra ngoại quốc. Chạy là hèn nhưng còn giúp được cho kinh tế gia đình. Ray rứt từ ngày đầu tiên vào tù, cứ xoáy đi xoáy lại trong đầu làm cho cằn cỗi đi, sự hành hạ đó còn khổ hơn là sự hành hạ thân thể, sự sỉ nhục của bọn cán bộ.

21/8/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 10



Chương Mười

Sáu mươi bảy người tập trung một phòng dưới ô để làm các thủ tục cần thiết để đi trại lao cải. Mọi người lo âu, băn khoăn vì sắp bước qua một giai đoạn mới trong cuộc đời tù tội. Căn phòng chật chội vẫn yên lặng, mỗi người ngồi thừ ra bên cạnh gói hành trang gồm ít áo quần và thức ăn còn lại của đợt thăm nuôi vừa qua.

Cơm chiều xong đa số đã đi nằm, chỉ có những người hút thuốc lào tụm lại với nhau thay phiên kéo chiếc điếu cầy, tiếng nước sôi sùng sục nghe rõ mồn một. Tôi lại nghĩ đến gia đình tôi, không biết thân nhân của tôi sống bằng cách nào trong hoàn cảnh càng lúc càng khó khăn. Qua gói quà gửi tôi hiểu gia đình đã sa sút lắm. Tôi không xin quà, để gia đình gửi cho tùy ý theo khả năng, đỡ cảm tưởng mình là gánh nặng cho thân nhân, vừa để có thể đo lường mức độ sinh sống ở nhà. Đã hơn mười sáu tháng rồi, tôi chưa gặp mặt vợ con. Nhớ lắm.

16/8/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 9



Chương Chín


Tổ chức phục quốc những năm 1975, 1976, 1977 thu hút nhóm học sinh, sinh viên ở các tỉnh miền Nam, nhất là tại Sài Gòn, đa số các anh em ở các khu Công Giáo như Bùi Phát, Chí Linh, Tân Sa Châu, Tân Hiệp, Tân Phú, Tam Hà, Cái Sắn. Các em bị loại ra khỏi trường học vì lý lịch có cha anh đi cải tạo. Vì những khuyết điểm trong khi móc nối tổ chức, các em bị bắt rất nhiều và rất sớm, tổ chức mới hình thành đã bị trinh sát chính trị xâm nhập. Do đó hầu hết các tổ chức đều chưa có tài liệu học tập hoặc rèn luyện cho các em ý thức chống cộng, sự hiểu biết chính trị căn bản.

Chúng tôi được khích lệ để làm việc nguy hiểm đó trong nhà tù, vì quả tình các em thấy thích thú và hăng say trong khi được giải thích các điểm các em cần hiểu.
Chúng tôi quan niệm giúp đỡ các em có được sự hiểu biết chừng nào tốt chừng đó để rồi trong nhà tù và trong cuộc đời các em học hỏi thêm và tùy khả năng và lý tưởng các em sẽ đóng góp hữu ích cho xã hội mai sau.

15/8/12

Hồi ức tháng Ba


Tháng 3 lại về với nắng vàng rực rỡ lấp lánh trên những vòm cây xanh, khí trời trong veo và dịu mát, gió mơn man chạy như đuổi nhau trên cánh đồng sắp vào mùa gặt. Ngoài kia biển đã vào mùa cá chuồn, những con cá chuồn biết bay phóng mình rào rào trên mặt biển đã dịu sóng.

Vậy mà đã 37 năm trôi qua rồi kể từ những ngày tháng 3 năm 1975, lúc đó tôi chỉ là một chàng trai vừa mới lớn. Tôi 16 tuổi, tuổi của một thời hoa mộng hồn nhiên, vô tư trong cuộc sống yên ả ở cái thị xã Tam Kỳ nhỏ bé thuộc tỉnh Quảng Tín. Một ngày của tôi đi qua với một buổi đến trường, một buổi rong chơi cùng bè bạn. Chúng tôi rủ nhau về vùng nông thôn để ăn những trái mít chín đầu mùa hoặc “đổ bộ” vào vườn nhà ai đó để mua ổi, vú sữa, mận. Là những thằng “quỷ con” phá làng phá xóm, chúng tôi tha hồ hái vú sữa, ổi, mít mặc cho bà chủ vườn vừa la mắng vừa cười. Bà vui vì chúng tôi trả tiền sòng phẳng, vừa đỡ buồn vì có chúng tôi nên khu vườn yên tĩnh và hơi quạnh quẽ của bà vang lên những tiếng nói cười đùa nghịch.


11/8/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 8



Chương Tám

Cuối tháng 3 năm 1977 được chuyển qua phòng tập thể A Trại Trần Hưng Đạo, tức Nha Cảnh Sát Đô Thành cũ, có 5 phòng tập thể, phòng A, phòng B, phòng I, phòng II, phòng phụ nữ và một khu xà lim 26 phòng. Từ giã xà lim, thấm thoát đã sáu tháng. Người ta nói nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại, tôi lại thấy thời gian đi quá nhanh. Có lẽ tôi kém cảm xúc. Tôi thèm nói chuyện và thèm ăn.
Cửa phòng tập thể vừa mở ra, tự nhiên phải lùi một bước, hơi nóng và mùi khói nồng nặc từ bên trong tỏa ra đủ thứ mùi, mùi thuốc lào, mùi thuốc rê khét lẹt, mùi mồ hôi người tanh tanh muốn lợm giọng. Hành lang hẹp chưa tới một thước bề ngang nằm giữa hai tường nhà cao, gió không thông dù cái quạt nhỏ gắn trên tường chạy suốt ngày để hút hơi ra. Cái cửa ra vào bị che kín một nửa bằng tấm tôle. Chiếc đèn néon một thước hai không đủ chiếu sáng cho căn phòng dài gần 10 thước nên ánh sáng lờ mờ, bệnh hoạn.

9/8/12

A20 Lê Phi Ô trên đài Vietoday television



Lê phi Ô
Tiểu-đoàn trưởng TĐ344/ĐP
Tiểu-khu Bình-Tuy (cựu tù A20)


 


 

31/7/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 7



Chương bảy

Tôi đã thèm ăn từ 1âu, khởi đầu là thêm đường, rồi thèm mỡ, giờ thèm đủ thứ, chén com hẩm với nước muối bây giờ quá ngon, không đủ no, ăn vào lưng lửng nhưng ngày nào cũng mong tới giờ ăn cơm, mỗi bữa ăn tôi cố ngồi nhai từng muỗng, nhai thật kỹ, miếng cơm thành ngọt hơn, phải chú ý và kềm để cái lưỡi không cuốn nuốt miếng cơm xuống, lơ đãng một tí là miếng cơm mới đưa vào mồm đã chạy tuột xuống cuống họng một cách tự nhiên và nhanh chóng.

27/7/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 6




Chương Sáu

Đang ngồi uống cà phê ở quán ngay dưới nhà tôi trú ngụ. Nhìn quanh thấy nhiều khách lạ, tôi thấy không yên, đứng dậy định đi ngay ra đường Trương Minh Giảng nơi chợ trời đông đảo để thoát qua bên khu Kiến Thiết. Tôi trả tiền dượm bước đi thì ngay sau lưng tôi có tiếng gọi:

-          Anh Nguyễn Chí Thiệp đứng lại, nếu chạy tôi bắn.

Chưa kịp có phản ứng thì đã thấy chung quanh có bốn năm người chĩa K-54 vào tôi. Ngay cổng vào nhà hai tên xuất hiện với hai khẩu AK-47, và sau nhà tôi đi ra hai tên khác với hai khẩu AK-47. Một tên bước đến bên tôi móc còng khóa hai tay tôi về sau lưng, tôi biết hắn là Đỗ Hữu Cảnh, Luật sư.

26/7/12

Vượn trả thù Người


                                  
                                             A20 Tống Phước Hiến

          Sau vụ “văn nghệ đột xuất mừng xuân 78”, vì cai tù kết luận đó là hình thức của bạo loạn, nên không khí trại giam Z.30.D tăng thêm ngột ngạt nặng nề. Tên Thượng úy Thới tức Sáu La là cán bộ Trực trại cho thiết lập thêm những hàng rào nhằm cô lập, chia cắt mỗi nhà tù một khu riêng biệt; biến mỗi nhà tù thành những cù lao bị vây bọc ngăn cách. Vật liệu làm hàng rào mới này vẫn là những cây tre nguyên, rắn chắc, đan theo hình mắt cáo và buộc kết bằng dây song (một loại mây rừng) rất “có chất lượng”. Giữa các hàng rào cô lập mỗi nhà là con đường đi rộng chừng 4 mét. Con đường này cai tù và “tù thống trị” tức bọn Thi đua, Trật tự dùng để đi tuần tiểu, quan sát. Tù chỉ được dùng để đi lãnh cơm nước, tập họp. Nếu không có cai tù hay Trật tự, Thi đua đi kèm áp giải thì mọi sự di chuyển của tù trên đường này dù bất cứ lý do gì cũng đều bị tuyệt đối cấm, sẽ bị kết tội vi phạm nội quy trại giam và dĩ  nhiên có thể bị bắn chết nếu cai tù muốn.

22/7/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 5




Chương Năm

Tuần lễ đầu tiên ngay sau khi chiếm miền Nam Việt Nam, Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam được nhiều quốc gia công nhận. Khởi đầu là Tây Đức đến Anh Quốc và đa số các nước Tây phương, các nước công nhận chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam lên đến 76 nước, nhiều hơn số quốc gia công nhận chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và dĩ nhiên hơn số quốc gia công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sự kiện ngoại giao này làm cho những người lãnh đạo Hà Nội lúng túng, vì Phạm Văn Đồng đã tuyên bố hai miền Nam Bắc Việt Nam chưa thống nhất. Miền Bắc tiếp tục cách mạng xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa và miền Nam Cách Mạng Dân Chủ Nhân Dân - cụ thể là về kinh tế miền Bắc có hai thành phần kinh tế và miền Nam năm thành phần kinh tế, còn công nhận hợp doanh, cá thể và tư sản dân tộc. Thời gian chuyển tiếp dự trù 5 năm . Chính phủ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam không hiện diện tại Saigon, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát chỉ xuất hiện với tính cách cá nhân trong Ủy Ban Quân Quản thành phố Saigon-Gia Định (đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh). Không có trụ sở văn phòng của chính phủ này. Bàn giấy của Huỳnh Tấn Phát đặt tại phủ Thủ Tướng cũ, cùng với Văn phòng đại diện của Đảng tại miền Nam. Có thể người lãnh đạo Hà Nội sợ chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam xuất hiện công khai tại Saigon, rồi với việc 76 quốc gia thừa nhận sẽ đưa tới việc bang giao, lập Tòa Đại Sứ sẽ trở thành một thực tế chính trị, biến miền Nam trở lại thành một nước ngoài sự kiểm soát của họ.

20/7/12

Chung quanh cuộc Hội Ngộ A-20 tại thung lũng Hoa Vàng



                                                                  Vũ Ánh


Nguyễn Đức Thành vẫn thư sinh, trắng trẻo, nhưng nghiêm túc, nói năng gãy gọn đâu ra đó. Bùi Đạt Trung một cựu sĩ quan BĐQ mà chúng tôi gọi thân mật là Trung “điên” lần này không điên tí nào cả. Anh duyên dáng trong một bài tù ca soạn theo thể kích động và đồng thời là một “quản ca” điệu nghệ như thời gian còn trong quân trường để điều khiển những bản nhạc hát chung được anh em A-20 hoan nghênh đặc biệt. Phạm Kim Minh lúc nào cũng lặng lẽ, ít nói, nhưng khi nói ra đều là những lời lẽ thẳng thắn nhiều khi làm người đối thoại phật lòng nhưng không thể bảo anh nói sai hay không thành thật chí tình được. Sự chính xác, ngắn gọn trong mỗi nhận xét của Minh là do được đào tạo trong các khóa học liên quan đến an ninh trong quân đội. Anh Thành đã cùng một số anh em khác làm việc trong một thời gian kỷ lục để tổ chức cuộc họp mặt lần thứ hai cho những anh em cựu tù cải tạo của trại A-20 Xuân Phước mà chúng tôi quen gọi là trại kiên giam, một từ ngữ khác của loại trại trừng giới. Sở dĩ phải gọi là trại kiên giam hay trại trừng giới là vì trại này là một trong những trại có những cách trừng phạt với mục đích trả thù tàn bạo đối với với những tù cải tạo được “tuyển lựa” từ những trại tù khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam, những người mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam gọi là những thành phần “chỉ có lấy rìu bửa đầu ra chứ không còn có thể cải tạo được nữa” (Nhóm từ mà Lê Đồng Vũ một trung tá công an, trại trưởng trại kiên giam A-20 sử dụng khi nói với chúng tôi). Trên giấy tờ thì đám công an gọi những thành phần bị đưa lên trại A-20 Xuân Phước là những “đối tượng của Phương Án 4” theo cách phân loại đối tượng bắt chước kiểu cách của Liên Xô thời gian còn trại tập trung ở Tây Bá Lợi Á hay những trại lao cải của Trung Cộng.

18/7/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 4



Chương Bốn

Có giấy chứng nhận học tập ba ngày, tôi cần phải tránh xa Saigon một thời gian, nhất là tránh sự truy tìm của Công An Liên Khu 5 vào Sài Gòn bắt những người thuộc đảng phái chính trị và nhân viên chính quyền cũ. Toán Công An Liên Khu 5 đóng ở nhà số 101 đường Trần Quốc Toản (tức Nguyễn Đình Chiểu cũ). Chúng đã bắt rất nhiều người, có người chúng nhốt vào con-nết, chở về tới Đà Nẵng thì ngất xỉu.

Tôi lên vùng Đức Lập tỉnh Quảng Đức, nơi đó một người bạn tôi có ông bố là dân Pháp làm quản lý cho một đồn điền cà phê. Ở Đức Lập tôi còn mục đích dò đường để nếu có thể sẽ vượt biên giới bằng đường bộ qua Thái Lan. 

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 3



Chương Ba

Chính sách học tập cải tạo ban hành cho binh sĩ và nhân viên chính quyền từ Chủ sự trở xuống là ba ngày, tổ chức ngay tại mỗi Phường, sau bài học học viên viết lý lịch, làm thu hoạch được cấp giấy chứng nhận học tập đóng dấu chữ ký của Cao Đăng Chiếm, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ đặc trách miền Nam.

Nhiều người thở phào như trút được gánh nặng nghìn cân. Nhân viên, binh sĩ học tập xong thoải mái đã đành. Sĩ quan và các cấp chỉ huy cũng cảm thấy nhẹ gánh. “Cách mạng” đối với lính như vậy thì sĩ quan có thể cần học tập nhiều hơn, gấp 10 lần cũng không sao.

Do đó, khi thông báo học tập 1 tháng cho cấp chỉ huy từ Giám đốc trở lên đối với nhân viên trung ương và từ Phó quận trưởng, Trưởng ty các cấp chỉ huy địa phương, quân nhân từ cấp Tá trở lên, mọi người đều đi trình diện đông đủ. Sau đợt cấp Tá 1 tháng, tiếp theo sĩ quan cấp Úy, thời gian học tập là 10 ngày.

Thật là nhịp nhàng, hợp lý; Lính 3 ngày, Úy 10 ngày, Tá và Tướng 1 tháng. Thật là “nhân đạo đúng chính sách hòa hợp hòa giải, theo qui định của Hiệp Định Paris không trả thù”.

12/7/12

TÌNH YÊU VÀ CHIẾN-TRANH



Tiễn anh một chén rượu tàn,
Một bàn tay nắm, một hàng lệ mau.
Cuộc cờ thế sự binh đao,
Phút giây tái ngộ ngàn sau biết còn !

                       (thơ Cao thị Vạn-Giã)


      Qua một đêm yên tỉnh... rừng núi vẫn còn bao phủ một màn sương, một sự yên tỉnh hiếm hoi cho những người lính nơi tiền đồn heo hút Gia-Huynh ranh giới của Tỉnh Long-khánh và Bình-Tuy, nơi đây vắng vẻ... một chiếc cầu ván dài 20 thước, bên kia cầu là xóm nhà lá độ mươi căn của những người thợ rừng. Hằng đêm bọn Cộng phỉ thường đột nhập vào những thôn xóm nhỏ vài chục nóc gia nằm rải rác hai bên tỉnh-lộ để cướp phá các quán bán tạp-hóa mong tìm thức ăn như mì gói, cá hộp, cá khô, đường và thuốc hút để bổ-sung cho những thiếu hụt lương-thực của bọn chúng và thường chạm súng với những tổ phục-kích của ta.

10/7/12

Những trại tù cuối cùng


A20 Kiều công Cự

Trên đường về Nam (12/1980)

Sau Giáng Sinh, 300 người chúng tôi từ trại Nam Hà B được chuyển về Nam đợt 2, trong đó có tôi. Thật là một điều vui mừng và hạnh phúc (!)

Chúng tôi lên xe từ trại B (Nam Hà), đi ngang qua trại A, qua trại C rồi men theo con đường đất đỏ, nham nhở, vùng Chi Nê, Thanh Liêm, qua thị trấn Phủ Lý rồi đoàn xe dừng lại ở nhà ga Bình Lục. Bấy giờ là nửa đêm và đoàn tàu đã chờ sẵn ở đấy. Chúng tôi lần lượt gồng gánh lên tàu. Một số ngồi dưới sàn, một số ngồi trên ghế. Toa tàu như một phòng giam lưu động. Cửa đóng kín và cài then từ bên ngoài. Theo thủ tục của công an thì bất cứ cuộc di chuyển nào cũng phải còng tay hai người làm một. Không phải còng inox của Mỹ mà là còng nội hóa nhiều cái đã rỉ, không co giãn theo cổ tay lớn nhỏ mà chỉ có một cỡ. Người nào cổ tay lớn thì bị còng siết chặt đau điếng. Tuy thế chúng tôi cũng tìm cách mở ra cho được thoải mái. Khi nào tàu dừng ở đâu, bọn chèo lên kiểm soát thì chúng tôi đưa tay vào còng.

Đoàn tàu bắt đầu khởi hành sau nửa đêm. Ai nấy cũng đều vui mừng, quây quần hút thuốc lào và kể lại chuyện ngày xưa. Chỉ có những anh chàng Bắc kỳ di cư, mới để ý theo dõi phong cảnh chung quanh để tìm lại những nơi chốn cũ. Nhiều người vẫn còn nhớ những nhà ga chính như là Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Quỳnh Lưu, Cửa Lò, Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới...

5/7/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 2



Chương Hai

Theo quân Bắc Việt, cán bộ các ngành vào tiếp thu các cơ sở ở miền Nam, những người Cộng Sản Tập Kết được ưu tiên vào Nam thăm gia đình. Người ta đã nói nhiều đến sự nghèo đói và dốt nát của cán bộ miền Bắc, nói đến những sự giúp đỡ của bà con miền Nam đối với thân nhân miền Bắc vào thăm. Người Nam nhận họ, người Bắc nhận hàng.

Trước khi vào Nam, các cán bộ phải học tập những điều phải làm, phải nói để bà con miền Nam tin là miền Bắc là ưu việt, là xã hội phát triển tiến bộ. Những buổi sinh hoạt công khai cán bộ cứ theo chỉ thị mà nói, mà vẽ nên cái thịnh vượng của miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa, còn miền Nam chỉ là phồn vinh giả tạo. Từ đó đồng bào miền Nam đã được nghe nói miền Bắc cái gì cũng có dư thừa như tủ lạnh thì chạy đầy đường, kem thì dư quá phải đem phơi khô không hết. Cán bộ miền Bắc làm nhiệm vụ của mình đối với Đảng, đối với nhà nước, nhưng với bà con trong gia đình thì họ thì thầm nhỏ to nói hết sự thật. Họ dặn dò bà con không nên bán đồ đạc trong nhà, nếu có tiền thì mua thêm, nên mua vàng bạc nữ trang cất giấu vì tiền giấy không có giá trị và bị thay đổi thường xuyên, không nên tồn trữ cồng kềnh sẽ bị kiểm tra tịch thu. Phải bám lấy Saigon và tỉnh lỵ, không đi vùng kinh tế mới, nếu buộc phải làm thì trì hoãn. Lời dặn bám Saigon và tỉnh lỵ không đi kinh tế mới là lời dặn có ích cho dân miền Nam.

2/7/12

CẢM NHẬN SAU NGÀY LỄ CỦA CHA

 
Văn hóa phương Tây trước đây được cho là “xa lạ” với rất nhiều người VN . Ở trong một giác độ nào đó và một “đối tượng” nào đó còn có thể là “kệch cởm” và “lố bịch”  nữa !?.

Từ nhỏ tôi học tiếng Pháp…và 30 năm qua không có cơ hội để xử dụng nên đã “trả” hết lại cho thầy !?.

Thời đại bây giờ là thời “thống trị” của Anh ngữ, mà tôi lại không biết một chữ tiếng Anh nào nên gặp nhiều khó khăn để đuổi kịp với nhịp sống thay đổi như vũ bão đang xảy ra. Ở VN bây giờ tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được dùng phổ biến sau tiếng Việt. Giới trẻ thích nghi nhanh chóng với tiếng Anh và điện toán – hai lĩnh vực gần như gắn liền với nhau. Người trẻ dùng tiếng Anh trong giao tiếp ngày càng nhiều, rất tự nhiên và thỏa mái. Mấy ông quan chức VC kể cả mấy ông ở ngành An ninh cũng không còn “mặc cảm” với thứ ngôn ngữ của bọn “đế quốc” nữa, họ cũng ok, bye khi nói chuyện với nhau, kể cả ở công sở.

1/7/12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 1



Chương Một

Những chiếc trực thăng Chinook và UH-1 cuối cùng khuất dạng về hướng biển, trời Saigon trở lại vắng và buồn, thỉnh thoảng đâu đó vang lên một tràng đạn lẻ tẻ, đường đạn vạch lên khung trời xám mờ đục. Thật xa, một vài tiếng đại bác cầm chừng. Mọi nhà đóng cửa, hoặc cánh cửa sắt kéo lại chỉ để khoảng trống một người đi, trên đường chỉ có những người lính tan hàng mặc áo trận, quần đùi lặng lẽ và hối hả từ ngoại ô đi vào thành phố. Những người không di tản kịp dìu dắt nhau trở về nhà, mặt ai nấy buồn xo thất vọng, lo âu. Saigon hồi hộp chờ Quân Đội Giải Phóng vào tiếp thu. Đài phát thanh ban lệnh của Tướng Nguyễn Hữu Hạnh kêu gọi các đơn vị giữ vững vị trí.

6 giờ 30 chiều, ba tôi không mở đài BBC như mọi ngày, ông hoàn toàn thất vọng vì biết chính quyền Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa nên không cần theo dõi tin tức thời sự. Đài phát thanh BBC là cơ quan truyền thông ảnh hưởng trong đời sống dân Việt Nam nhất. Những người có quan tâm ít nhiều đến tình hình chính trị đều nghe và tin vào tin tức, và lập luận của đài. Có thể nói đối với miền Nam Việt Nam vào thời đó, đài BBC có sức mạnh làm sụp đổ một chính phủ, làm thay đổi được một cục diện chính trị. Không hiểu vì vô tình hay cố ý, thời gian từ sau ngày Ban Mê Thuột thất thủ, hầu như đài BBC đều loan những tin tức bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa.

Tỉnh Quảng Tín chưa mất, họ đã loan các tin tỉnh đã mất trong bản tin tức tối 25-3-1975. Phóng sự “cuộc giao lưu của hai nền văn minh Honda và xe đạp” tại Đà Nẵng ca ngợi Việt Cộng như một đoàn quân chính nghĩa.

Sau khi tuyến phòng thủ Xuân Lộc vỡ, chính phủ Vũ Văn Mẫu yêu cầu phái đoàn quân sự Mỹ DIA, DAO rút lui, ba tôi không tiếp tục nghe đài BBC, ông chỉ ngồi thở dài.

7 giờ sáng ngày 30-4-75, đài Saigon loan tin Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện và lệnh của Tướng Nguyễn Hữu Hạnh cho các đơn vị trưởng quân đội Việt Nam Cộng Hòa tiếp xúc với cấp chỉ huy “quân giải phóng” để bàn giao địa điểm. Tôi đã khóc, cả nhà tôi khóc, dù tin đó không đột ngột. Một tháng trước đây, khi nhận được cú điện thoại của người bạn từ Đà Nẵng cho biết “quân giải phóng” đã vào thành phố, tôi cũng đã khóc, đầu gối mềm nhũn ra, đứng không vững.

Ngày 25-3-75, từ Saigon tôi về Đà Nẵng để đưa gia đình ba mẹ và các em tôi vào Saigon. Cuộc di tản kinh hoàng ra khỏi thành phố quê hương tôi, đã ảnh hưởng đến tinh thần của tôi. Tôi chán nản cùng cực. Một trong những lý do khiến tôi không rời Saigon ngày 30-4-75.

10 giờ kém 15, toán quân Bắc Việt đầu tiên kéo vào trung tâm Saigon qua ngả đường Hùng Vương, Thị Nghè, đi đầu là những xe tăng T.54 và thiết giáp PT-76. Cần anten trên mỗi xe có gắn cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, thỉnh thoảng một xe gắn cờ Đỏ Sao Vàng của Bắc Việt. Chiếc tăng đi đầu đậu lại trước nhà tôi vì trên cầu Thị Nghè còn một chiếc M-41 án ngữ. Một tràng đại liên của người lính dũng cảm cuối cùng nào đó từ M-41 làm số người tò mò ra đứng hai bên đường chạy rạt vào các nhà và các hẻm. Một người lính Cộng Sản ngồi trên xe tăng và hai người lính Cộng Hòa tan hàng đi trên đường chết ngay lúc đó. Có lẽ đó là những người lính bất hạnh chết cuối cùng tại giờ kết thúc cuộc chiến. Đoàn xe tăng Cộng Sản lùi một đoạn và chuẩn bị tư thế tác chiến. Hai phát đại bác của họ làm cháy chiếc M-41, trong đó có người lính thiết giáp chiến đấu để tự sát. Một người lính Biệt Động Quân tan ngũ bị thương lết vào nhà tôi xin băng bó.

“Quân giải phóng tiếp tục vào thành phố, sau đoàn xe tăng và thiết giáp, họ đi bằng Molotova, xe Bắc Kinh, xe Jin, GMC và xe Jeep. Những người tò mò lại ra đường đứng thưa thớt vẫy tay, chào ngượng ngập và e dè. Một vài người chỉ trỏ vào một người ngồi trên xe Jeep trông dáng mập mạp, oai vệ, khác với vẻ ốm yếu tiều tụy của các quân nhân “giải phóng” khác, thầm thì với nhau: “Tướng Dương Văn Nhật”. Từ lâu vẫn có tin đồn Tướng Dương Văn Minh có người em là Dương Văn Nhật bên hàng ngũ Cộng Sản. Người ta đồn Tướng Dương Văn Nhật chỉ huy trận Bình Giả năm 1964. Hôm nay, người ta lại đồn Tướng Dương Văn Nhật vào tiếp thu Saigon, nhận sự đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh.

Trong xã hội miền Nam thường có những tin đồn đãi, và người ta tin ở những tin đồn hơn là sự giải thích của các cơ quan thông tin của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Khi một chính quyền không được dân chúng tin cậy, đó là hiện tượng phổ thông. Những tin đồn thường không có lợi cho chính quyền Cộng Hòa, có thể đó là một lối tuyên truyền của Cộng Sản, và những tin đồn chỉ phát xuất từ một số người vô công ngồi rồi, ăn nói vô trách nhiệm. Cũng có những lời đồn là sự thật, sự thật về các bê bối trong thâm cung bí sử của các nhân vật lãnh đạo mà không ai dám nói công khai. Cuộc chiến ý thức hệ vô tình cũng như cố ý làm thành cuộc nội chiến. Về phía Cộng Sản, họ che dấu hình thức chiến tranh ý thức hệ thành cuộc chiến tranh giải phóng để tạo chính nghĩa, và phía Việt Nam Cộng Hòa, không đủ khả năng thuyết phục dân chúng chiến đấu chống Cộng Sản, một thứ ngoại xâm tư tưởng, sử dụng người Việt làm phương tiện.

Đài truyền hình Saigon phát hình ảnh chiếm Dinh Độc Lập, chiếc T-54 ủi sập cánh cổng chính không một kháng cự, người lính từ trên xe nhảy xuống cầm cờ Giải Phóng chạy vào Dinh, lên tầng lầu đứng vẫy, biểu dương chiến thắng. Sau đó, cờ được kéo lên trụ cờ ở nóc Dinh. Tôi cố kềm hai dòng nước mắt lăn vô ích trên má.
Chính phủ Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Phía Cộng Sản, một người sĩ quan không được giới thiệu tên; bên đầu hàng, tôi nhận ra các ông Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền, Nguyễn Văn Hảo, Lý Quý Chung và một số người khác.

Kết thúc 21 năm chiến đấu bằng sự đầu hàng vô điều kiện sau một tháng đổ sụp của một đội quân không chiến đấu, từng tỉnh, từng sư đoàn bỏ chạy trước khi quân địch đến.

Chỉ có Sư đoàn 18 Bộ Binh giữ trận tuyến Xuân Lộc và Sư đoàn 5 Bộ Binh giữ trận tuyến Chơn Thành được vài ngày.

Trận chiến 21 năm tàn khốc, có khi giành nhau từng tấc đất, ngọn đồi, rồi kết thúc bởi một sự sụp đổ mà trong đó người thua không biết vì sao mình thua nên ấm ức, dằn vặt, tiếc nuối. Kẻ chiến thắng cũng không hiểu sao mình chiến thắng. Sau này đọc hồi ký của Tướng Văn Tiến Dũng càng thấy rõ điều đó, Chính Trị Bộ Bắc Việt dự tính năm 1976 mới tổng tấn công mà năm 1975 họ đã chiến thắng, cũng như hồi ký của Tướng Trần Văn Trà cho biết quyết định tấn công là quyết định của các tướng ở chiến trường miền Nam, trong khi bộ phận đầu não ở Hà Nội không có một triển vọng chiến thắng quân sự trong một thời gian ít ra là 2 năm.

Càng đọc, càng nghe, càng đau, đau cho cá nhân mình, đau cho bạn bè đã nằm xuống, và đau cho thân phận nhược tiểu. Người ta cần đánh, người ta bơm vũ khí lương thực để đánh. Người ta không cần đánh, người ta rút bỏ mọi phương tiện, tổ chức các cuộc rút lui để khóa tay người chiến sĩ. Hệ thống truyền thông được sử dụng làm tan rã hàng ngũ và họ cũng không quên sỉ nhục những người từng được họ ca tụng như chiến sĩ anh hùng đã chiến đấu bên cạnh họ. Trong gần 30 năm chiến đấu chống Cộng Sản, người chiến sĩ chống Cộng Việt Nam như là “hiệp sĩ mù nghe gió kiếm”, đỡ gạt, tự vệ, tấn công giới hạn khi bị địch tấn công, mà không nhìn được tận mắt kẻ thù, không nhìn rõ ý nghĩa cuộc chiến, không lập được kế hoạch chiến đấu với đầu óc của mình nên không tự lực chiến đấu và cũng không tự mình làm thua trận.

Suốt đêm 30-4, Đài Truyền Hình Saigon chiếu những bộ phim tuyên truyền về những cuộc hành quân xuyên Trường Sơn, người bộ đội Bắc Việt hành quân dưới bom đạn của Mỹ, những thanh niên xung phong nam nữ đội bom mở đường cho bộ đội tiến quân, cảnh những thanh niên dầm nước lũ của các con suối dưới trời mưa tầm tã kê vai gánh những thanh sắt thành chiếc cầu tạm cho quân xa vượt qua. Vốn đã khâm phục về sự chịu đựng gian khổ của quân Bắc Việt, những hình ảnh tuyên truyền đó làm tăng sự khâm phục của người miền Nam.

Meeting mừng chiến thắng và diễn quân mừng ngày Lao Động 1-5-1975 được tổ chức thật nhanh và thành công, người Saigon túa nhau đi xem, họ được tận mắt thấy những hỏa tiễn 122 ly, pháo 130 ly, phương tiện hỏa lực từ sau trận Mậu Thân đã nhiều lần làm họ khiếp đảm.

Phim “Sống Như Anh” về cuộc đời của một “thần tượng” mới, “thần tượng Nguyễn Văn Trổi”. Vì chỗ bà con trong họ với chú Trọi (tên thật, sau khi chết hệ thống tuyên truyền Việt Cộng đổi tên là Trổi), tôi biết chuyện phim 9/10 là ngụy tạo giả dối. Chú Trọi hiền lành, từ làng quê, tránh chiến tranh vào Saigon làm nghề thợ điện, chú ở nhà một người cùng làng trong khu Trương Minh Giảng, đó là một cơ sở Việt Cộng nằm vùng. Chú được móc nối giao công tác đặt mìn cầu Công Lý để nhằm giết MacNamara. Công tác thất bại, bị bắt, bị án tử hình. Sau khi chú Trọi bị xử bắn, đài Bắc Kinh loan tin là chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đổi tên công viên Bắc Kinh thành công viên Nguyễn Văn Trổi - Chính phủ Cu Ba loan tin đổi tên Đại Học La Habana thành Đại Học Nguyễn Văn Trổi - Cả một chiến dịch tuyên truyền của Cộng Sản quốc tế làm Nguyễn Văn Trổi thành anh hùng chống Mỹ. Truyện, phim viết về Nguyễn Văn Trổi thành một thần tượng anh hùng. Thời gian những năm đầu mới chiếm miền Nam, đâu đâu cũng thấy tên Nguyễn Văn Trổi, bệnh viện, công viên, đường phố, trường học. Trong cuộc chiến đấu, Cộng Sản tạo nên những thần tượng để tuyên truyền. Lúc nhỏ ở vùng Cộng Sản trong đoàn ngũ nhi đồng, tôi được dạy Bác Hồ là người nhà Trời, Bác Hồ có hai con ngươi ở mắt, người thường có một con ngươi, người ta chỉ cho trẻ con chúng tôi hình Bác Hồ trong con mắt có hai điểm sáng nổi bật trong tròng đen của mắt. Sau này lớn lên tôi mới biết, khi chụp ảnh dưới một góc sáng nào đó, mắt người nào cũng có hai điểm sáng. Tôi cũng được kể chuyện Bác Hồ bắt gián điệp, Pháp gài một tên gián điệp huấn luyện ở Ăng Lê, tên Tạ Đình Đề về xâm nhập để ám sát Bác Hồ. Tên gián điệp đó đến nhà Bác, nằm ở trên máng xối, chờ cơ hội giết Bác. Bác biết (vì không có gì Bác không biết trước), Bác bình tĩnh giở nồi cơm và bới hai chén, dọn thức ăn, ngồi xuống ung dung, gọi tên gián điệp ra ăn cơm với Bác. Sau nhiều lần bị khám phá như vậy, tên gián điệp khâm phục Bác xin quy hàng, sau thành ra một cán bộ trung kiên của Bác. Nhiều nữa, người ta kể rất nhiều huyền thoại Hồ Chí Minh.

Ông Hồ Chí Minh đi làm cách mạng, về nước ông gặp được nhiều thuận lợi. Thứ nhất, là đảng viên của Cộng Sản quốc tế, ông có tầm nhìn rộng rãi về tình hình và những biến chuyển thế giới sau Đệ Nhị Thế Chiến. Thứ hai, dân chúng Việt Nam đang thiết tha độc lập, lợi dụng được lòng yêu nước của toàn dân, ông dễ dàng áp dụng sách lược cách mạng của Lenine ngụy trang cuộc chiến tranh ý thức hệ, cuộc cách mạng vô sản chuyên chính dưới chiêu bài giải phóng dân tộc. Hệ thống tuyên truyền của Việt Cộng càng ngày càng tô điểm hình ảnh của ông thành một người phi thường. Đúng như ước vọng của người dân còn nặng óc tôn quân văn hóa nông nghiệp, họ luôn luôn nghĩ đến một người lãnh đạo phi thường, một đức minh quân với những quyền uy thiên phú.

Chủ trì cuộc diễn binh là Chủ tịch Tôn Đức Thắng, bên cạnh có Lê Đức Thọ, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trần Văn Trà ... Trừ các tướng mặc quân phục; phía chính trị, ông Tôn Đức Thắng đến Lê Đức Thọ, mọi người đều mặc áo sơ-mi cụt tay, bỏ ngoài quần, rất bình dân; một đoàn thiếu nhi quàng khăn đỏ và các lẵng hoa. Chủ tịch Tôn Đức Thắng đọc thật vất vả bài diễn văn chào mừng chiến thắng độ hai trang giấy, giọng run run và nhiều lần cà lăm, cụ già đọc chữ không thông có thể vì mắt mờ không thấy rõ chữ, hoặc dịch không kịp chữ quốc ngữ. Thỉnh thoảng người cán bộ đứng hầu quạt phải tiếp ông cụ già một ly nước hoặc một viên thuốc.

Khi nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, giọng cụ Tôn Đức Thắng tỏ ra nghẹn ngào, cụ ngừng đọc, rút khăn lau nước mắt. Mọi người trên khán đài lấy khăn lau nước mắt.

Thành phố Saigon đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. Người và các sản phẩm tràn ra chợ trời Trương Minh Giảng, ở đó có thể mua đủ thứ hàng từ các kho bị đánh cướp trong “ngày giải phóng”, và hàng từ các vật dụng trong nhà của dân Saigon. Saigon bình yên và ít biến cố nên người dân ít giữ tiền, sau vài ngày thảng thốt ban đầu, người ta bắt đầu nghĩ đến thực tế, phải có đồng tiền thay thế lương bổng, và các lợi tức gia đình - muốn có tiền chỉ còn cách duy nhất là đem đồ đạc trong nhà ra bán, giữ lại tối thiểu vật dụng còn thì bán hết, bán để lấy tiền, bán vì sợ có thể bị ghép tội, như các loại máy chữ, máy quay phim, máy ảnh được đem ra bán nhiều nhất với giá rẻ. Người ta phân vân chưa biết “chính quyền cách mạng” sẽ làm gì, chỉ có phán đoán và truyền những ước đoán của mình cho người khác. Người ta đi sắm xe đạp, may áo quần đen, bỏ giầy đi mua dép râu. Cái hiểu biết quá đơn sơ về Cộng Sản nên đa số chỉ nghĩ là phải khổ và chịu khổ được, chịu ăn mặc xấu xí được là có thể sống yên thân trong chế độ Cộng Sản. Chợ trời trao đổi buôn bán tấp nập. Các khu phố chính Lê Lợi, Tự Do, Lê Thánh Tôn, Gia Long đóng cửa im ỉm, nhiều nhà xác nhận sự hiện diện của gia đình bằng cách bắc cái ghế, đặt một cái mâm trên để vài chén chè, vài đĩa xôi để bán, trông như cảnh ma chay tập thể với những món đồ cúng đơn sơ.

Trên các lề đường, hình thức sinh hoạt kinh tế mới mẻ, những quán cà phê vỉa hè, những chỗ vá xe đạp và quán làm và bán dép râu. Xe hơi bỏ ngổn ngang trên đường phố chỉ bị gỡ lấy lốp xe để làm dép râu. Nhưng những người làm dép râu không phát đạt được lâu, chỉ thời gian đầu có những người lo xa, những người có chương trình về quê canh tác, những viên chức sĩ quan đi học tập cải tạo. Đa số dân Saigon không chịu mang dép râu đội mũ tai bèo.

Các quán cà phê vỉa hè thì do các em nữ học sinh hay nữ sinh viên, các em gái con nhà đàng hoàng mở ra để có sinh hoạt qua ngày chờ những biến chuyển khác từ chính quyền ban xuống. Quán cà phê cũng còn do các em vũ nữ sau khi vũ trường đóng cửa hay các em gái giang hồ tạm ngưng hoạt động ở các động, các đường hẻm, vì sợ - ai cũng sợ, sợ chính quyền cách mạng và lo âu không biết cuộc đời họ sẽ thay đổi ra sao.

Người lính giải phóng trông ngờ nghệch, lúng túng trước cảnh rộn rịp và to lớn của Saigon, phần lớn họ rất trẻ. Trong hàng ngũ cán binh của Cộng Sản nổi bật hai lớp tuổi, thành phần thật già và thành phần thật trẻ. Tuổi trung niên thật hiếm, có lẽ hầu hết đã chết trong cuộc chiến. Nhìn vẻ ngờ nghệch, quê mùa của lính cách mạng, có người tức tối vì miền Nam thua một địch thủ không xứng đáng, nhưng cũng có người khâm phục, cho đó là sức mạnh của kỷ luật. Đài Truyền Hình Saigon phát hình cuộc phỏng vấn Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ, cựu Tổng Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Cộng Hòa. Ông Vỹ thán phục tinh thần kỷ luật của Quân Giải Phóng, ông tưởng tượng nếu quân đội Việt Nam Cộng Hòa vào thủ đô Hà Nội thì theo ông, chắc chắn sẽ xảy ra bao cảnh cướp bóc, hãm hiếp, giết người. Nghe ông Vỹ so sánh, tôi thấy xót xa cho những người lính Cộng Hòa mà ông Vỹ gọi là “ngụy quân”, từ ngữ của kẻ chiến thắng chỉ người chiến bại. Nếu một người dân bình thường nào đó so sánh và phát biểu, tôi không đau đớn, vì người dân đó, hoặc do một thiên kiến, hoặc do một sự hiểu biết không đầy đủ, cục bộ; đằng này sự phát biểu từ một người từng là lãnh đạo quân đội Việt Nam Cộng Hòa, lãnh đạo từ khi nó còn là Quân Đội Quốc Gia; người giữ chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng lâu nhất. Nếu một quân đội vô kỷ luật thì trách nhiệm của ông Tổng Trưởng Quốc Phòng như thế nào? Tôi chỉ là một sĩ quan biệt phái, thời gian quân vụ của tôi chỉ là thời gian huấn luyện ở Trường Bộ Binh Thủ Đức. Ra làm việc nhiều khi sát cạnh với người quân nhân tại các quận, nhiều lúc tôi cũng chiến đấu như người lính để bảo vệ quận khi bị tấn công hay pháo kích, làm việc ở Tỉnh Quảng Nam nơi có nhiều đơn vị quân đội Việt Nam và đồng minh đóng như Trung Đoàn 51BB, Sư Đoàn 2, Sư Đoàn 3, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Thiết Giáp, Biệt Động Quân, Bộ Binh Hoa Kỳ, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, Sư Đoàn Thanh Long Đại Hàn - 18 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân Tiểu Khu. Trong suốt sáu năm ròng từ 1966 đến 1973, thời kỳ chiến trường sôi động nhất, nhưng những vụ do binh sĩ sách nhiễu dân chúng hầu như chỉ có lẻ tẻ, không ở mức độ quan trọng. Tôi nhớ lúc nhỏ, làng tôi có một đồn do một Đại Đội Pháp và Commando đóng, những vụ hiếp dâm, đốt nhà, cướp của xảy ra ngày một.

Đất nước chúng ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh quá gần nhau, là một cuộc chiến thời Pháp-Việt và cuộc chiến do Bắc Việt xâm lăng. Bản chất hai cuộc chiến khác nhau nhưng ít người nhận thấy, Cộng Sản họ cố tình đồng hóa hai cuộc chiến làm một - họ đồng hóa vai trò của người Mỹ giống như người Pháp, nên những xấu xa của những người lính viễn chinh Pháp họ gán cho người Mỹ, và những xấu xa của quân đội thuộc địa Pháp kể cả những người lính Commando hay Partisan của người Việt Nam vào lính Việt Nam Cộng Hòa. Những thay đổi, những tiến bộ của người lính Việt Nam Cộng Hòa không ai chịu nhìn nhận. Với những thiên kiến họ làm trầm trọng hóa những lỗi lầm nho nhỏ, vô tình hay cố ý phụ họa theo tuyên truyền của địch.

Người dân thành phố vô tình và người dân thôn quê bị Cộng Sản tuyên truyền mới nghĩ khác hơn. Tôi không thể tưởng tượng được người ngộ nhận đó là ông Tướng Tổng Trưởng Quốc Phòng. Nhận xét của ông Vỹ có thể do sự hèn nhát, muốn nói cho vừa lòng những người Cộng Sản phỏng vấn ông, hoặc với tinh thần một người lính thuộc địa, từng mang quốc tịch Pháp, những người thực dân đã dày xéo đất nước gần 100 năm, thời còn là binh sĩ hay sĩ quan cấp nhỏ, ông đã từng bắt chước theo quân đội mẫu quốc của ông về các hành động hãm hiếp, cướp bóc, nên luôn luôn nghĩ binh sĩ dưới quyền của ông cũng xấu như vậy.

Thật đáng thương cho những người lính Cộng Hòa đã chết trên chiến trường và sắp chết trong ngục tù Cộng Sản, họ phải chiến đấu dưới quyền chỉ huy của những tướng lãnh như ông Vỹ. Thương cho người Sĩ Quan Nhảy Dù chỉ huy đơn vị trấn đóng ở sân Hoa Lư tự sát sau khi cho binh sĩ giải tán sáng 30-4; thương cho những thương binh Việt Nam Cộng Hòa bị đuổi ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa một ngày sau khi Việt Cộng chiếm Saigon, trên vết thương của họ vẫn còn nhuốm máu; thương cho những người chiến sĩ đã chết mà mộ của họ đang bị đào xới trả thù.
Ấp Ba Xã Thạnh Mỹ Tây tổ chức học tập chính sách - các gia trưởng đều được mời đi dự phiên họp. Bài học đầu tiên của chính quyền mới nên mọi người đều muốn nghe, muốn biết những gì thuộc chính sách để đối phó lại, và coi bản thân mình sẽ được đối xử ra sao. Ngồi bàn chủ tọa có Út Ba, người cán bộ miền Nam từ mặt trận về; chị Tư Nở tổ trưởng phụ nữ, cán bộ nằm vùng, trước buôn bán bánh da lợn trong Chợ Thị Nghè - Hai Nên thư ký ấp, trước làm công cho Thiếu tá Bê, Ủy Viên An Ninh; anh Năm Cần đạp xích lô, cán bộ nằm vùng. Trước mặt đông đảo bà con mặt tên nào cũng vênh váo ta đây là kẻ chiến thắng, chỉ riêng Hai Nên, khi được giới thiệu vẫn còn bẽn lẽn. Người được Út Ba giới thiệu tên là Thành, Thượng úy, cán bộ từ Quận Thạnh Mỹ Tây xuống. Đề tài học tập là: “Đế quốc Mỹ là kẻ thù của dân tộc”. Bằng một giọng Bắc ngọng lẫn lộn chữ L và chữ N, chữ D và R, hắn đọc tương đối lưu loát bài thuyết trình nội dung đại ý “lược trình về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng từ đời Hùng Vương đến hiện tại, thời đại Hồ Chí Minh là thời đại anh hùng nhất, vì Bác Hồ và Đảng Lao Động lãnh đạo toàn dân đánh thắng liên tiếp ba đế quốc: Pháp, Nhật và Mỹ, trong đó đế quốc Mỹ là tên đầu sỏ mạnh nhất, tên hung nô của thời đại ...”.

Người ta bắt đầu làm quen với những từ ngữ “thời đại Hồ Chí Minh anh hùng”, “đỉnh cao trí tuệ loài người”, “cái nôi văn minh của nhân loại”. Bài thuyết trình còn nhấn mạnh “là hiện nay thế giới có ba cường quốc, Liên Sô là cường quốc quân sự, đế quốc Mỹ là cường quốc kinh tế, và Việt Nam là cường quốc chính trị”, vì Việt Nam là nước đất không rộng người không đông, đã đánh thắng đế quốc Mỹ làm gương cho các nước khác trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập ... Tất cả những vinh quang hiển hách đó là nhờ sự lãnh đạo của Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Nói tới đây, Thượng úy Thanh tỏ ra xúc động, anh xin lỗi cử tọa rút khăn ra và bắt đầu sụt sịt khóc. Anh nói, anh cũng như mọi người dân miền Bắc, ai cũng kính yêu Bác Hồ, dù Bác mất đã lâu, khi nhắc đến anh vẫn xúc động - anh ân hận là khi Bác mất, anh bận công tác ở chiến trường B không về Hà Nội được để dự đám táng Bác. Thấy Thượng úy Thanh khóc, những tên khác trên bàn chủ tọa cũng lấy khăn lên thấm nước mắt.

Cuối bài thuyết trình nói về tay sai đế quốc Mỹ gồm “bọn tư sản mại bản”, “phong kiến bóc lột”, “quan liêu quân phiệt” cần được cải tạo trong diễn trình cách mạng gồm hai giai đoạn: Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Nhân Dân và Cách Mạng Xây Dựng Xã Hội Chủ Nghĩa ...

Mọi người về trong im lặng, dường như ai nấy càng ưu tư hơn với số phận mình. Bắt đầu nghe từ ngữ “cải tạo”. Cải tạo có phải là tẩy não không? Tư sản mại bản là những ai? Là những người có tài sản tiền của, nhưng đến độ nào thì được ghép vào tư sản mại bản? Thuyết trình viên không giải thích rõ, người nghe dù không hiểu cũng không hỏi, vì sợ - không khí sợ hãi càng ngày càng đè nặng trên tâm lý mọi người - quân nhân công chức Việt Nam Cộng Hòa thì thấy rõ hơn, nhóm từ ngữ “quan liêu quân phiệt” bao gồm toàn thể trong đó.

Hy vọng mỏng manh của một số người về một hình thức chính quyền Cộng Sản ôn hòa như các nước Đông Âu hay Nam Tư tan tành. Kiến thức lờ mờ về chế độ Cộng Sản, khiến nhiều người chỉ phân biệt một cách đơn giản là Cộng Sản Trung Quốc sắt máu, Cộng Sản Liên Sô thì tương đối ôn hòa, Cộng Sản Đông Âu thì đỡ hơn hết. Năm 1974, nhiều báo Mỹ nói về Cộng Sản Nam Tư, và tiếc rẻ là Tổng Thống Truman bỏ cơ hội biến Hồ Chí Minh thành một Tito ở Á Châu khi từ khước hai thư xin viện trợ của ông Hồ. Những sự hiểu biết không đầy đủ như vậy khiến sự sai lầm càng trầm trọng hơn. Người ta không phân biệt được là chính sách Cộng Sản Quốc Gia của Nam Tư là chính sách đối ngoại, một may mắn của lịch sử Nam Tư khiến Staline không thể đem quân chiếm Nam Tư như các nước Đông Âu khác, nên Tito đã độc lập được với Mạc Tư Khoa. Vấn đề nội chính Tito cũng áp dụng đấu tranh giai cấp và giết người hàng loạt trong những tấm mồ tập thể.

Tâm lý đứng núi này trông núi nọ, tình hình chính trị tồi tệ của miền Nam, sự kém hiểu biết về Cộng Sản làm nhiều người không còn sợ Cộng Sản. Có người nghĩ là miễn có hòa bình để chấm dứt các đau khổ chiến tranh gây ra, còn nếu một chính quyền Cộng Sản thế nào đó giống như Cộng Sản Đông Âu người ta có thể chịu được với sự hy sinh ít nhiều về đời sống vật chất, chịu đựng kham khổ lúc ban đầu. Hình thức tuyên truyền về người Cộng Sản răng đen, mắt ốc nhồi, cầm mã tấu vấy máu trẻ em trở thành nhàm chán, hình ảnh tuyên truyền quá đáng về 7 người lính Cộng Sản đu cành đu đủ không gẫy trở thành phản tác dụng. Do đó, hình ảnh “Saigon tắm máu” nỗ lực cuối cùng chống Cộng Sản trên mặt trận tuyên truyền không đạt nhiều kết quả, trong khi đó đài BBC, và tin của người dân chạy đường bộ vào đến Saigon thì Việt Cộng tiếp thu các tỉnh miền Trung một cách ôn hòa.
Saigon bắt đầu xôn xao vì tin tức chính sách giãn dân để rút dân số Saigon còn 500.000 và chính sách cải tạo.

Những gia đình nghèo trong các khu đông đúc, những ngày đầu nhận “gạo cứu đói” được nằm trong danh sách giãn dân đầu tiên. Thành phần dân nghèo thành thị thức tỉnh ngay với quyết định đó. Bao nhiêu năm sống lam lũ trong xóm nghèo lao động, chịu sự bất công của xã hội - sự cách biệt về lối sống, ít nhiều họ vẫn mơ ước cuộc cách mạng làm đổi đời, cuộc cách mạng công bằng xã hội, những ngày đầu họ “hồ hởi, phấn khởi” thấy chính quyền cách mạng chiếu cố bằng sự cấp phát mấy lon gạo cứu đói. Giờ đây mấy lon gạo cứu đói là lý do buộc họ phải ra khỏi thành phố về quê sản xuất theo chính sách. Họ có cảm tưởng bị đánh lừa. Họ đâu có thể phân bì với chị Tư Nở bán bánh da lợn, cô Hai Nên trông con cho gia đình Thiếu tá Bê, anh Năm Cần đạp xích lô, những người này được vào ban lãnh đạo ấp, được chiếm những ngôi nhà lầu khang trang của những người di tản. Trong ngày đầu tiên giới thiệu trụ sở ấp, những người đó đều tự giới thiệu thành tích rải truyền đơn, ném lựu đạn, nuôi cán bộ, giao liên trong trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân. Người dân nghèo mới vỡ lẽ, cách mạng đem lại vinh quang và công bình cho người nghèo trong tổ chức của họ - còn dân nghèo muôn đời vẫn là người chịu đựng trước tiên những đau khổ - áp bức, theo chính sách phải đi ra khỏi thành phố trước cả mấy ông “ngụy quân”, “ngụy quyền”.

Thời gian trăng mật qua nhanh, người Saigon mau chóng nhìn ra những sự thật. Từ thái độ khâm phục kháng chiến trước 75, đến sợ sệt rõ ràng trong những ngày đầu tiếp xúc đến quen thuộc và khinh thường. Người ta khinh thường vì sự ngây ngô, dốt nát của cán binh Cộng Sản, trong dân chúng người ta truyền nhau rất mau các câu chuyện cười có thật về những người chiến thắng này. Chuyện cán bộ mua cá lóc về bỏ bồn cầu tiêu nuôi, khi bấm nút cá biến mất; chuyện thấy quạt trần tưởng máy chém; bình ga nấu bếp gọi là bom Mỹ; chuyện cán bộ mua nịt vú về làm lọc cà phê; lấy băng vệ sinh phụ nữ làm khẩu trang chạy Honda; cán bộ vào quán đòi uống sữa Honda; người ta ùn ùn chạy đi xem bảng hiệu “xưởng đẻ lớn” được thay cho bảng “Bệnh Viện Sản Khoa Từ Dũ”. Sợ người ta đi xem đông quá nên chính quyền cách mạng phải thay bằng một tên khác là “Viện Bảo Vệ Bà Mẹ và Trẻ Em”. Người ta bắt đầu đánh giá chính quyền cách mạng qua công tác xóa nạn mù chữ tẻ nhạt, vì công việc này kết thúc tại miền Nam từ năm 1955, 1956; Hội Phụ Nữ hội thảo về đề tài Nam Nữ Bình Quyền, kích động phụ nữ đấu tranh với mẹ chồng không kết quả, nhiều phụ nữ phát biểu là họ hoàn toàn độc lập với mẹ chồng và nhiều khi thấy ngượng khi lấn lướt chồng.

Hình ảnh những cao ốc công sở treo đầy quần áo đàn bà, chủ tịch huyện vừa ôm con vừa giải quyết hồ sơ với hai chân ngồi chồm hổm trên ghế, những bãi cỏ trong cơ sở hay tư gia bị đào lên để trồng khoai mì... Tất cả những hình ảnh và việc làm trên khiến cho người Saigon thấy được là họ đã bỏ xa những người chiến thắng đến 50 năm. Miền Nam bỏ xa miền Bắc 50 năm, vì trong 21 năm chia cách, miền Nam tiến mà miền Bắc thì lùi. Người miền Nam sống trong một xã hội tiến bộ mà ít người thấy. Người ta chỉ nhìn thấy những khía cạnh tiêu cực của miền Nam, còn phần tiến bộ không chú ý đến, bỏ qua hoặc không có đối tượng để so sánh. Người bên ngoài mới đến miền Nam thì thấy rõ. Phạm Văn Đồng lần đầu tiên đến Saigon, ngồi xe quan sát một hồi, y bảo xe ngừng lại ngay giữa đường Tự Do, bước xuống xe để nhìn quanh một lúc như tận hưởng tất cả sung sướng của kẻ chiến thắng, y thốt lên: “Hiện đại quá, hiện đại quá!”. Lê Duẩn nói với những người thân tín: “Với tài sản đế quốc Mỹ bỏ lại miền Nam, không bao lâu đất nước ta sẽ tiến bộ”.

(còn tiếp)