Hiển thị các bài đăng có nhãn Huỳnh Ngọc Tuấn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Huỳnh Ngọc Tuấn. Hiển thị tất cả bài đăng

11/10/20

Kỷ Niệm Về Hòa Thượng – Học Giả Thích Tuệ Sĩ

A20 Huỳnh Ngọc Tuấn

Tháng 12 năm 1993, tôi bị (được) chuyển tới trại A20 Xuân Phước- Phú Yên, từ địa ngục trần gian An Điềm- Quảng Nam.

Lúc đó tại A 20 này có đến mấy trăm tù nhân chính trị và tôn giáo, tại đây tôi có được may mắn diện kiến những nhân vật lừng danh từ trước 1975, như giáo sư Đoàn Viết Hoạt, chú Phạm Đức Khâm và đặc biệt là thầy Thích Tuệ Sĩ.

Tôi được biên chế về đội 12, một đội chính trị phạm nổi tiếng với những tù nhân bất khuất, “cứng đầu” nhất trại.

2/6/13

Kể chuyện 30-4



A20 Huỳnh Ngọc Tuấn

Vậy mà đã 36 năm rồi kể từ ngày Miền Nam bị bức tử. Không ai nghĩ rằng cái chế độ độc tài phi nhân tàn bạo và mất lòng dân này lại sống đến ngày hôm nay.
Ngày 15 tháng 3 năm 1975 tôi và gia đình di tản ra Đà Nẵng để tìm đường vào Sài Gòn.

Những ngày cuối tháng 3 khi thị xã Tam Kỳ sắp thất thủ,một dòng người hỗn loạn chạy khắp nơi để tìm đường sống. Có gia đình chạy ra Đà Nẵng như gia đình tôi và hai cô tôi. Có người chạy xuống biển Kỳ Phú để tìm đường “chạy giặc”. Tại biển Kỳ Phú có một sân bay trực thăng  nhỏ. Cái sân bay thì nhỏ, thỉnh thoảng một hai giờ mới có chuyến bay ra hạm đội Mỹ đậu ở ngoài biển khơi, mà dòng người “chạy giặc” thì như một dòng sông bất tận đổ về. Vì có quá nhiều người muốn ra đi mà phương tiện thì thiếu nên mọi người tự cứu mình bằng chính khả năng của mình vậy. Không đi di tản bằng trực thăng được, những gia đình có tiền tìm mua những chiếc ghe máy còn tốt và đủ lớn cho chuyến hải hành đầy mạo hiểm. Họ mua với bất cứ già nào. Vậy là cơ hội cho một số ngư dân hốt vàng.


21/10/12

Ra đất Bắc


Trung thu này là đám cưới của Khánh Vy và Minh Đức, nhà của Đức ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Cũng như chuyến đi vào Sài Gòn trong dịp đám cưới Thục Vy, lần này chúng tôi cũng đi xe lửa cho rẻ tiền và an toàn. Đi xe lửa dễ chịu hơn đi xe ô tô vì được đi lại trên tàu, được ngồi uống trà, ăn cơm và trò chuyện cùng nhau.

Xe lửa VN vẫn còn rất thô sơ và lạc hậu, toa tàu cũ kỹ như của thời Đệ nhị Thế chiến, phòng vệ sinh bẩn thỉu, người ta xả xuống đường tất cả cho nên mỗi lần tàu dừng lại là cái mùi xú uế bốc lên ngộp thở. Nhưng khó chịu nhất là tiếng ồn, khi tàu tăng tốc thì như tiếng máy bay phản lực bay sát đầu rất kinh khủng, toa tàu thì rung lắc dữ dội, người nào lần đầu tiên đi tàu không khỏi phải sợ hãi.

Cả nhà tôi có 8 người, để tiết kiệm chúng tôi mang thức ăn theo. Buổi trưa chúng tôi ăn cơm với thịt xíu, buổi chiều ăn bánh mì chà bông, khuya thì ăn nhẹ bánh biscuit, hoặc uống sữa.

Chúng tôi hưởng được trọn vẹn cái không khí đầm ấm của một gia đình dù đang ở trên tàu trong một chuyến đi xa.

5/10/12

Trở lại Sài Gòn và Tây Nguyên



Đã 22 năm rồi bây giờ mới trở lại Saigon và Tây nguyên.


Sau khi đám cưới của Thục Vy diễn ra thật tốt đẹp vì được bảo vệ bằng tình thương yêu và trân quý của thân hữu và các bậc trưởng thượng, tôi từ biệt đất Saigon với rất nhiều bịn rịn vì những tình cảm bạn bè nồng ấm, những cái bắt tay còn lưu luyến, những câu chuyện chưa kịp nói hết, những khuôn mặt thân thương chưa kịp nhìn trọn, những cuộc hẹn chưa thành, những ân tình chưa một lần đền đáp…

Rời Saigon lúc 7 giờ tối, sau khi chiếc xe “trung chuyển” chật vật luồn lách trên những đường phố đông đúc người để ra đến quốc lộ 1.

Tôi thở phào nhẹ nhõm khi được “xa” Saigon, vì tôi không thích nghi được với cái sinh hoạt quá náo nhiệt và bất hợp lý nơi này.

Đường phố Saigon quá nhiều người và xe cộ chen nhau, nó cũng giống với cuộc sống bon chen tại đây, không khí ngột ngạt vì khói bụi, những con kênh, những dòng sông chết bốc mùi hôi thối kinh khủng.

1/9/12

19/6, Kính nhớ cậu và ngoại




Huỳnh Ngọc Tuấn


Gia đình của ngoại tôi là một gia đình khá “đặc biệt”. Ông ngoại tôi mất sớm, lúc chỉ mới 40 tuổi, để lại một người vợ trẻ và năm đứa con dại.

Mẹ tôi là con gái đầu và duy nhất. Sau mẹ là bốn người em  trai. Ông ngoại mất được một thời gian thì bà ngoại bị bệnh và mù cả hai mắt. Mẹ tôi tần tảo buôn bán nuôi bốn người em trai. Một năm sau, cậu Ba của tôi đi quân dịch.Vì là một ngư dân trẻ, thành thạo việc đi biển nên cậu Ba tôi vào Hải quân. Từ đó cậu lênh đênh trên biển cả một đời.

Từ ngày cậu Ba vào Hải quân, mẹ tôi cùng đỡ vất vả hơn. Tiền lương ít ỏi cậu gởi về cho ngoại  ăn trầu, cho mẹ tôi nuôi ba người em còn lại.

Một năm sau, cậu Năm cũng vào quân đội (người con thứ tư của ngoại tôi bị chết  khi còn trong bụng mẹ nên không biết là trai hay gái).

15/8/12

Hồi ức tháng Ba


Tháng 3 lại về với nắng vàng rực rỡ lấp lánh trên những vòm cây xanh, khí trời trong veo và dịu mát, gió mơn man chạy như đuổi nhau trên cánh đồng sắp vào mùa gặt. Ngoài kia biển đã vào mùa cá chuồn, những con cá chuồn biết bay phóng mình rào rào trên mặt biển đã dịu sóng.

Vậy mà đã 37 năm trôi qua rồi kể từ những ngày tháng 3 năm 1975, lúc đó tôi chỉ là một chàng trai vừa mới lớn. Tôi 16 tuổi, tuổi của một thời hoa mộng hồn nhiên, vô tư trong cuộc sống yên ả ở cái thị xã Tam Kỳ nhỏ bé thuộc tỉnh Quảng Tín. Một ngày của tôi đi qua với một buổi đến trường, một buổi rong chơi cùng bè bạn. Chúng tôi rủ nhau về vùng nông thôn để ăn những trái mít chín đầu mùa hoặc “đổ bộ” vào vườn nhà ai đó để mua ổi, vú sữa, mận. Là những thằng “quỷ con” phá làng phá xóm, chúng tôi tha hồ hái vú sữa, ổi, mít mặc cho bà chủ vườn vừa la mắng vừa cười. Bà vui vì chúng tôi trả tiền sòng phẳng, vừa đỡ buồn vì có chúng tôi nên khu vườn yên tĩnh và hơi quạnh quẽ của bà vang lên những tiếng nói cười đùa nghịch.


2/7/12

CẢM NHẬN SAU NGÀY LỄ CỦA CHA

 
Văn hóa phương Tây trước đây được cho là “xa lạ” với rất nhiều người VN . Ở trong một giác độ nào đó và một “đối tượng” nào đó còn có thể là “kệch cởm” và “lố bịch”  nữa !?.

Từ nhỏ tôi học tiếng Pháp…và 30 năm qua không có cơ hội để xử dụng nên đã “trả” hết lại cho thầy !?.

Thời đại bây giờ là thời “thống trị” của Anh ngữ, mà tôi lại không biết một chữ tiếng Anh nào nên gặp nhiều khó khăn để đuổi kịp với nhịp sống thay đổi như vũ bão đang xảy ra. Ở VN bây giờ tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được dùng phổ biến sau tiếng Việt. Giới trẻ thích nghi nhanh chóng với tiếng Anh và điện toán – hai lĩnh vực gần như gắn liền với nhau. Người trẻ dùng tiếng Anh trong giao tiếp ngày càng nhiều, rất tự nhiên và thỏa mái. Mấy ông quan chức VC kể cả mấy ông ở ngành An ninh cũng không còn “mặc cảm” với thứ ngôn ngữ của bọn “đế quốc” nữa, họ cũng ok, bye khi nói chuyện với nhau, kể cả ở công sở.

20/6/12

Vĩnh biệt anh Nguyễn Ngọc Đăng



Huỳnh Ngọc Tuấn


Nguyễn Ngọc Đăng


Những ngày này đất nước chúng ta như “cá nằm trên thớt”, người dân tột độ hoang mang lo lắng về tương lai dân tộc. Câu hỏi nhức nhối đang đặt ra: Việt Nam rồi đây có còn là “Minh Châu trời Đông” có còn là: Non sông như gấm hoa uy linh một phương – xây vinh quang ngất cao bên Thái bình dương” hay rồi đây chỉ còn là phiên thuộc của đại Hán?

Những ngày này cả hai đầu đất nước Hà Nội – Sài Gòn và đâu đó ở nhiều nơi khác đã vang lên lời ca hội nghị Diên Hồng. thì thật là đau xót khi tôi vừa nhận được tin từ người thân của anh Nguyễn Ngọc Đăng báo cho biết là anh đã từ trần vì bệnh ung thư gan ngày 30/4/2011, tại Úc châu.

Anh Nguyễn Ngọc Đăng chắc có lẽ là người đầu tiên  dõng dạc – hào hùng vừa đi lại trong sân (trước rất nhiều con mắt canh phòng của công an trại giam) vừa hát vang bài Hội  nghị Diên Hồng “Toàn dân nghe chăng – Sơn Hà nguy biến… Hận thù đằng đằng – biên thùy rung chuyển”… “Toàn dân Tiên Long – Sơn hà nguy biến… Hận thù đằng đằng – nên hòa hay chiến”.

Đó là một buổi chiều tại trại giam Xuân Phước, tỉnh Phú Yên khi mọi người đang “cố thủ” trong buồng  giam số 2, trong cuộc đấu tranh đòi Nhân quyền mùa đông 1994 mà tôi đã có dịp thuật lại trong cuốn hồi ký “Hồi ức về nhà tù Cộng sản Việt nam”

Anh Nguyễn Ngọc Đăng từ Canada về Việt Nam tranh đấu trong tổ chức Liên Đảng, anh bị bắt năm 1993 tại Sài Gòn. Nhà cầm quyền CSVN kết án anh 20 năm tù. Nhờ sự quan tâm và can thiệp của cộng đồng quốc tế nhất là của chính phủ Canada năm 1998 CSVN trả tự do cho anh. Sau đó anh sang định cư tại Úc và từ trần ở đó.

Trong nhà tù CSVN anh Nguyễn Ngọc Đăng là một chiến sĩ dân chủ kiên cường, anh luôn tranh đấu bảo vệ lý tưởng, bảo vệ công lý. Chúng ta có thể tự hào về anh, gia đình anh có thể tự hào về anh.Với lòng ngưỡng mộ và thương tiếc anh, tôi xin kính báo cho bạn bè khắp nơi được biết để chia sẻ sự mất mát đau đớn này.

Anh Nguyễn Ngọc Đăng sinh năm 1958 tại  Miền nam Việt Nam, trong một  gia đình Công giáo thuần thành, gia đình anh di cư từ miền Bắc vào Miền Nam tự do năm 1954.
Cầu xin cho anh được an nghỉ và trở về bên cạnh Thiên Chúa – Đấng dã dạy anh sống như một con người công chính và giàu tình yêu thương đồng loại.

Xin vĩnh biệt và mãi mãi nhớ anh.

Huỳnh Ngọc Tuấn
22-7-2011




15/6/12

Vĩnh biệt anh Trương Văn Sương


Anh Trương Văn Sương

Mấy hôm nay, kể từ ngày anh Trương Văn Sương về cõi vĩnh hằng, có rất nhiều người thương tiếc anh, viết về anh trong đó có bài của luật sư Nguyễn Văn Đài và anh Nguyễn Ngọc Quang rất cảm động. Nhưng tôi vẫn bâng khuâng hình như thiếu vắng một cái gì đó.

Tôi thầm đếm lại thời gian, từ khi chúng tôi chia tay nhau ở trại giam Nam Hà. Đó là ngày 27 tháng 10 năm 2002 - ngày cuối cùng trong mười năm tù khổ sai của tôi. Từ đó đến khi anh Sương được tạm rời nhà tù nhỏ về chữa bệnh là ngày 12/7 năm 2010 như vậy là tám năm, có nghĩa là kể từ 2002 đến năm 2010, anh đã trải qua một thời gian gần bằng bản án của tôi !

Khi tôi gặp anh ở trại giam A20 Phú Yên vào năm 1994 thì anh đã ở trong nhà tù Cộng sản tổng cộng gần 18 năm - một thời gian làm cho bất cứ ai nghe cũng thấy choáng váng mặt mày.

Tôi viết bài này để tưởng nhớ anh như một người bạn cũ và cũng với tư cách là một người ngưỡng mộ anh. Vì anh là một tù nhân chính trị vô cùng đặc biệt: một tù nhân chính trị có thâm niên lâu nhất (hơn hẳn người tù chính trị trước đây được cả thế giới tôn vinh là Nelson Mandela), là một tù nhân chính trị bị biệt giam nhiều nhất và lâu nhất. Nhưng còn có một cái “nhất” nữa không thể không nhắc đến: anh là tù nhân gian khổ nhất, bất hạnh nhất.

Trong suốt cả quãng đời tù đày hơn 30 năm anh không hề có thăm nuôi, tiếp tế gì. Cả một lá thư cũng không. Nếu ai đã trải qua một thời gian nào đó trong tù sẽ cảm nhận được nỗi buồn này. Cứ tưởng tượng những ngày sắp Tết là những ngày tù nhân được gia đình viếng thăm hoặc gởi quà, gởi tiền, gởi thư. Ai ai cũng vui mừng vì được tiếp tế, được gặp người thân, được đọc thư của con, của vợ. Những điều này vô cùng quan trọng với người tù vì họ được an ủi, được tiếp sức. Anh Trương Văn Sương không có được những điều đó. Anh phải chịu đựng sự thiếu thốn đến cùng cực cả vật chất lẫn tinh thần.

Năm 2001 và 2002 trước sự o ép, đàn áp của Ban giám thị trại giam Nam Hà, chúng tôi - những người quyết liệt đấu tranh để cải thiện đời sống của tù nhân phải ngồi chung lại với nhau, để bảo vệ và chia sẻ cho nhau. Cho nên, tôi, anh Trương Văn Sương và anh Lê Văn Tiến quây quần bên nhau trong một mâm ăn, vì chúng tôi có cùng quan điểm (tạm gọi là “phe cứng rắn” trong tập thế “ôn hòa”).

Chính những ngày tháng sẻ chia này mà tôi đã được nghe anh Sương và anh Tiến kể về những gian khổ, thiếu thốn họ đã trải qua. Câu chuyện thương tâm các anh kể mà tôi không bao giờ quên được là thời điểm của những năm 1980 - cái đói đã làm cho hai anh suy kiệt đến tận cùng, chỉ còn da bọc xương, bước đi loạng choạng, mắt mờ, nằm xuống là ngủ và luôn chiêm bao thấy được ăn uống thỏa thích. Khi đi làm theo đội hoặc lúc ở biệt giam họ ăn tất cả những con gì có thể ăn được như chuột, rắn, dế và cả thằn lằn. Họ nướng chúng bằng lá cây, bằng giấy vụn một cách sơ sài. Theo lời của anh Trương Văn Sương và Lê Văn Tiến kể thì lúc đó “đói đến nỗi mấy con thằn lằn nướng sơ sài ăn sao mà ngọt, mà ngon vô cùng!”.

Tôi không biết khi nhắc đến điều này có xúc phạm vong linh của anh Sương không? Tôi mong anh tha thứ, nhưng tôi phải nói lên điều này để nhân loại văn minh hiểu được  sự “ưu việt”, chính sách “nhân đạo” của chế độ cộng sản và bản lĩnh phi thường của những tù nhân chính trị Việt Nam.

Kể từ sau năm 1975, khi Việt nam Cộng Hòa sụp đổ, đã có hàng triệu người con của mẹ Việt nam vì lý tưởng Tự do đã phải sống trong hoàn cảnh tù ngục như thế. Tôi được biết không chỉ có một Trương Văn Sương hay Lê Văn Tiến (đảng Việt Tân) mà còn có những người cùng cảnh ngộ như Nguyễn Văn Trung (một anh hùng thực sự của nhà tù mà tôi đã đi qua) Trần Nam Phương, Dương văn Sỹ (cả 3 người này đều mang án chung thân) Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Đình Oai và 2 người nữa trong tổ chức của ông Hoàng Cơ Minh là Nguyễn Văn SạchDanh Bảo… Họ là những con người mà sức chịu đựng làm cho chúng ta kinh ngạc, nhưng họ đã sống và đã ngẩng cao đầu trong suốt cuộc trường chinh trong nhà tù Cộng sản..

Tôi viết bài này để vĩnh biệt anh Trương văn Sương và cũng để vinh danh những người tù chính trị Việt Nam.

A20 Huỳnh Ngọc Tuấn.
18/9/2011




14/6/12

Tháng Tư về



Cứ mỗi lần tháng tư về là tiết trời bắt đầu oi bức, những cơn gió Nồm từ biển thổi vào cũng không làm sao xóa tan được cái cảm giác khô nóng của mùa hè. Tôi đi dọc theo bờ sông Bàn Thạch nhìn dòng nước đục ngầu uể oải xuôi về Đông, mang theo nó là những rác rến, xác chết súc vật và rất nhiều những thứ bẩn thỉu khác.

Trên bờ sông này trước đây là xóm làng trù phú, yên tĩnh và trong lành với rừng cây sưa tỏa bóng. Mỗi lần tháng tư về hoa sưa vàng rực một khoảng trời, mùi thơm dịu dàng quyến rũ, làm cho tôi ngày ấy – một cậu bé nhiều mơ mộng choáng ngợp trước vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên mùa hè thường hay đứng ngẫn ngơ nhìn và suy nghĩ vu vơ… tháng tư về sân trường rộn ràng tiếng ve, khúc nhạc cất lên cùng giai điệu từ thưở ban sơ cho đến mãi mãi vô cùng, trong lòng các cô cậu lúc này chùng xuống một nỗi buồn nhè nhẹ, khi những cánh phượng hồng  chớm nở trên sân trường, trên đường đi học.

Xuân Muộn


 Mùa xuân năm nay đến muộn, mãi đến 13 tháng giêng âm lịch mới lập xuân. Những ngày Tết trời lạnh và u ám, mưa lất phất bay, hình như mùa đông vẫn còn ngự trị, các chàng trai cô gái co ro trong những bộ áo quần mới, họ ngồi nhìn mưa, liên tục cắn hạt dưa và chuyện phiếm, trong những câu chuyện đó tôi nhận ra phảng phất một nỗi buồn về một tương lai thiếu vắng niềm tin nơi bản thân và xã hội. 

Về bản thân, những chàng trai cô gái này cảm thấy bất an, vì sau những năm dài miệt mài trong trường Đại học, với những gói mì tôm lót lòng là thường trực, sinh hoạt tù túng trong căn phòng trọ chật hẹp, ẩm thấp vào mùa đông, nóng bức trong mùa hè, vẫn còn ám ảnh và còn đó những khoản vay từ ngân hàng, từ bà con họ mạc chưa trả được, vẫn còn đó nỗi lo lắng của cha mẹ khi một năm trôi qua rồi kể từ ngày hân hoan đón nhận cái bằng tốt nghiệp mà công việc vẫn ngoài tầm tay với. 

Ở Việt Nam bây giờ muốn có một công việc ổn định tại thành phố phải có từ 50 triệu đến vài trăm triệu để “lót đường”, với mức lương cơ bản từ 2 triệu đến 4 triệu đồng một tháng, đó là đối với những kỹ sư hoặc cử nhân. Còn đối với những anh chị có bằng Trung cấp, Cao đẳng thì cơ hội tìm kiếm việc làm còn khó khăn hơn rất nhiều và có thể là vô vọng nếu không phải là “con cháu các cụ”. 

Về xã hội, thái độ bàng quan, vô cảm vẫn là căn bệnh trầm kha, tuy nhận biết xã hội này đầy dẫy bất công, tham nhũng tràn lan, đạo đức suy đồi, niềm tự hào dân tộc xuống đến mức Zero, an ninh quốc gia bị Trung cộng đe dọa, những nhà lãnh đạo đất nước thì “khôn ngoan” đến mức không còn phân biệt được lằn ranh giữa bạn và thù, “đồng chí” và kẻ xâm lược. 

 Lá cờ 6 sao của TC xuất hiện trong buổi lễ chính thức tại Hà Nội khi tiếp đón lãnh đạo “thiên triều” Tập Cận Bình vẫn chưa khơi gợi được một sự bất an nào trong tâm thức của giới trẻ VN. 

 Họ bất mãn với xã hội nhưng không muốn làm gì để hoàn thiện nó, hoặc thay đổi nó. Họ chọn một chỗ đứng an toàn để chờ ai đó làm thay cho họ. Họ không hề biết đất nước này là của họ, nó tùy thuộc vào chính thái độ và hành vi ứng xử của họ, và họ là người chủ đất nước này hoặc là nô lệ trên đất nước mà tiền nhân của họ để lại. Họ có thể là người sáng tạo nên lịch sử hoặc là nạn nhân của lịch sử. 

Họ bàn bạc với nhau về mọi thứ, về tình yêu, về thời trang, về công việc của họ hiện nay hoặc đang tìm kiếm. Họ bàn về những “đại gia” tại VN với những tài sản khổng lồ, như những ngôi biệt thự rải rác khắp nước của ông lãnh đạo nào đó, những chiếc xe hơi hàng tỉ đồng và cung cách tiêu tiền như rác của cậu ấm cô chiêu nào đó… tôi hỏi một anh bạn trẻ: 

 - Vậy những người đó lấy tiền ở đâu mà nhiều thế ? 

Anh bạn trẻ trả lời rất tự nhiên và xác tín những gì anh nói: 

- Tiền từ tham nhũng hối lộ, từ rút ruột công trình, vơ vắt tài nguyên quốc gia đem bán, từ cướp đất của người dân …v v và v v. 

Một anh bạn khác chen vào: 

 - Đất đai bây giờ là vàng bạc, đây là nguồn thu cực kỳ quan trọng của chế độ để nuôi sống guồng máy hiện nay, nếu có một ngày, vì một lý do nào đó họ mất nguồn thu này thì chế độ này coi như “mất máu” khó mà đứng vững được chú ạ! 

Tôi nhận ra giới trẻ Việt nam rất thông minh chứ không tầm thường tí nào, họ đã nhận ra tử huyệt của chế độ, cái nhìn mang tầm vóc chiến lược chứ không vừa, và tôi cảm thấy một niềm tin mãnh liệt dâng lên trong lòng. 

Tôi cố tìm xem câu trả lời nằm ở đâu khi những người trẻ của chúng ta biết đó là một vấn nạn ô nhục của quốc gia nhưng có vẻ như họ chấp nhận nó, chung sống với nó và cúi đầu chịu đựng nó. 

 Tôi hướng họ sang đề tài chính trị. 

- Ở Đài Loan vừa rồi, qua cuộc bầu cử Tổng thống có một câu chuyện vui như thế này: Một người Đài Loan tự hào nói với một người Việt Nam rằng: - Bầu cử tại Đài Loan chúng tôi Tự do, Dân chủ, minh bạch, chính xác, trong sáng và có kết quả nhanh chóng sau 24 giờ”. 

Anh chàng VN phản bác: 

 - Sau 24 giờ mới biết kết quả thì có gì đáng tự hào, ở nước chúng tôi người ta biết được kết quả bầu cử Quốc hội trước đó một năm!!??. 

 Họ cùng cười và trả lời: 

- Vì đã được "cơ cấu" trước rồi chú ạ, chế độ “Đảng cử -dân bầu” mà! 

 Nhưng câu chuyện chỉ dừng lại ở đó mà không có cô cậu nào bàn tiếp… vì sự “tế nhị” của nó. Người dân VN hiện nay rất nhạy cảm với sự “tế nhị” hay nói chính xác hơn là sự sợ hãi. 

Tôi đã nhận chân được vấn đề, sự sợ hãi chính là trói buộc làm cho người dân xa lánh chính trị, bàng quan với thời cuộc và vận mệnh quốc gia. Tôi cảm thấy bức bối, cầm chiếc dù trên tay đi ra đường cho dễ chịu, những hạt mưa bay bay như bụi, những đợt gió lạnh từ phương Bắc vẫn tiếp tục đổ về, trời u ám… nó giống như tình cảnh của đất nước này. 

Hôm nay đã là 20 âm lịch, tôi làm một chuyến du xuân về miền quê, đến tận cảng Dung Quất, dọc đường đi, nhìn những cây mai trổ hoa vàng rực rỡ, mùi hương dịu dàng thoảng bay trong gió, lòng nhẹ nhàng lâng lâng trước cảnh sắc mùa xuân. Người ta nói mai là sứ giả của mùa Xuân thật đúng như vậy, mai bắt đầu nở rộ từ ngày lập xuân đến nay, nếu không có mai người ta khó cảm nhận được trời đất đã sang xuân. 

 Cảng Dung Quất đây rồi, trước mắt tôi là làn nước xanh thăm thẳm với những tảng đá to nhô lên từ đáy biển tạo nên vẻ đẹp quyến rủ và tráng lệ, nắng ấm làm cho không khí trong veo và nhẹ nhàng. Những cơn gió Nồm từ ngoài biển thổi vào lồng lộng mang theo hương vị biển khơi thật dễ chịu. Nhìn những chiếc tàu bắt đầu rẽ sóng ra khơi, hoặc đang chuẩn bị tất bật cho một chuyến đi dài đầy bất an và mạo hiểm. Tôi ước ao một mùa cá bội thu sẽ đến với ngư dân của chúng ta, những người ngày đêm bám biển để giữ gìn di sản của tổ tiên, để cung cấp cho mọi người những bữa ăn bổ dưỡng, ngon lành từ biển quê hương. 

Trước cảnh sắc mùa xuân huy hoàng và non sông gấm vóc làm cho lòng tôi tràn đầy hy vọng về tương lai của đất nước và dân tộc mình... Mùa xuân Dân chủ - tự do đã đến với các dân tộc Bắc Phi, Trung Đông và Miến Điện, tôi tin rằng cũng giống như mùa Xuân năm nay đến muộn, nhưng cuối cùng nó cũng đến vì đó là quy luật của đất trời.

Huỳnh Ngọc Tuấn 
3-2012




Hồi ức về nhà tù cộng sản Việt Nam



A20 Huỳnh Ngọc Tuấn




Kính tặng anh Nguyễn Ngọc Đăng

Các anh các chú đã từng đi qua những nhà tù Xuân Phước-Thanh Hóa-Nam Hà
Kính nhớ Bác sĩ Nguyễn Kim Long, chú Nguyễn Trưởng, anh Nguyễn Văn Bảo, anh Đỗ Hườn

Những người đã nằm xuống trong nhà tù Cộng sản Việt Nam vì những giá trị Dân chủ Nhân quyền.

Huỳnh Ngọc Tuấn

 
*****


(Phần 1)
Miền Trung Việt Nam bây giờ là chớm đông với những cơn mưa trút nước. Cánh đồng trước mặt một ngày trước đây mướt xanh màu lúa non, bây giờ đã mênh mông nước bạc. Những con đường nhỏ ngập ngụa trong bùn và rác…chẳng đi đâu được, đọc sách hoài cũng chán, mở tivi ra thi cứ toàn phim Tàu và những lời lẽ tuyên truyền cũ rích nhai đi nhai lại. Chỉ còn biết ngồi nhìn mưa và vừa nhận được email từ Úc: Ông bạn Nguyễn Ngọc Đăng đang bị ốm. Lòng buồn rười rượi. Bao nhiêu kỷ niệm lại quay về.

Trại giam Xuân Phước - Phú Yên, mùa đông 1994

Những cơn mưa nhỏ lất phất, trời không lạnh, những người tù chính trị chúng tôi trong đội 12 vào nghỉ giải lao trong một căn nhà lợp lá dừa. Cũng không phải là nhà vì chỉ có mái che, chung quanh không có phên vách gì.