22/1/12

CÂU CHUYỆN NGƯỜI TÙ TRƯƠNG MINH NGUYỆT



CÂU CHUYỆN MỘT NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT ÍT ĐƯỢC NGƯỜI ĐỜI BIẾT ĐẾN: CUỘC ĐỜI VÀ NHỮNG NĂM TÙ ĐÀY LAO LÝ CỦA KỸ SƯ TRƯƠNG MINH NGUYỆT
Quỳnh Trâm
Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên trưởng,

Nói với thế hệ thứ ba để tiếp nối cuộc trường chinh tổ quốc


Đã nhiều lần ta tìm trong ký ức
Không thấy gì ngoài máu lửa thù căm
Không thấy gì ngoài hàng hàng lớp lớp
Bè bạn bỏ đời, rồi bè bạn đứng lên
Những ngọn cỏ xanh đã một lần đơm nụ
Đã tức tưởi miên trường, tức tưởi gãy ngang
Những ngọn cỏ xanh vùi rạn vào thân thể
Làm đá lót đường cho thế hệ thứ ba
Ôi ! chinh chiến đong đầy nước mắt

Phan Lạc Giang Đông


Về Ðà Nẵng Lần Cuối...



A20 Nguyễn Chí Thiệp

Sau hiệp định Paris 26 tháng 1, 1973, Hoa Kỳ hạn chế viện trợ cho Việt Nam Cộng Hoà. Sự sụp đỗ của miền Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Tôi thường cọng tác ở các quân khu và các tỉnh nên thấy rõ điều này. Các cấp chỉ huy quân sự cao cấp thấy mình bị bó tay trong khi quân chính quy của Cộng Sản Bắc Việt xâm nhập ào ạt qua đường Trường Sơn. Nhưng không ngờ được sự sụp đổ của miền Nam quá nhanh sau khi thất thủ Ban Mê Thuột và quyết định rút quân đoàn 2 ra khỏi Pleiku.

Bình-Tuy, Những ngày cuối cùng !


A20 Lê Phi Ô

(Hồi ký chiến trường)

Ngày 02 tháng 04 năm 1975, Tiểu-khu Bình-Tuy được TK/ Bình-Thuận thông báo: Đoàn người di tản từ các tỉnh miền Trung (sau cuộc lui binh của vùng II chiến-thuật) đang hỗn loạn tràn vào thị xã Phan Thiết, lẫn lộn trong đó có một số tù nhân trốn thoát, thành phần bất-hảo và cũng có thể việt cộng giả dạng lính QL/VNCH bắn, cướp phá gây sợ hãi cho đồng bào tị nạn cũng như dân chúng tại địa-phương và tiếp tục đi về hướng Bình Tuy. TK/BT tức khắc xin QĐ III tăng phái một đại-đội Quân-cảnh, đơn vị QC này làm nút chặn tại ngã ba 46 (ngã 3 vào Bình-Tuy từ Quốc lộ I. .

Tiểu đoàn 344/ĐP của Lê phi Ô chiếm giữ các cao điểm xung quanh để bảo vệ QC làm nhiệm vụ tước khí giới những quân-nhân thất lạc đơn vị và bất cứ ai có vũ-khí trong đoàn người di-tản, những đơn vị còn sĩ quan chỉ huy thì được giữ lại vũ khí và chờ lệnh Quân-Đoàn III, Tiểu đoàn 341/ĐP của Đ/U Lê Hùng phối hợp với Quân cảnh để ngăn ngừa cướp phá và được lệnh bắn hạ bất cứ ai có vũ-khí mà không tuân theo lệnh QC, vì thế chỉ trong 3 ngày với nhiều đoàn di tản vào Bình-Tuy ước độ gần 300 ngàn người nhưng rất trật tự tiến vào thị xã La-Gi (hoàn toàn có trật tự từ cửa ngỏ vào Bình-Tuy cho đến khi được xà lan di chuyển hết về Vũng Tàu, 10 ngày mới hoàn tất).

TÔI ĐÃ GẶP Ở ĐÂY


Sau khi bị đánh đập, cùm kẹp đến liệt hai chân và rối loạn cơ tròn, không kiểm soát được đường tiểu tiện và đại tiện, tôi nằm chờ chết trong xà lim. Nhờ sự can thiệp tận tình của hai bác sĩ tù Trần Quý Nhiếp và Trần Văn Lịch, cộng thêm đề nghị của một phái đoàn Thanh Tra Y Tế từ trung ương, tôi được chuyển vào một bệnh xá nhỏ ở Phân Trại B, nơi giam giữ tù hình sự. Tôi đã sống chung với đủ mọi loại tội phạm: giết người, trộm cướp, hiếp dâm, lừa đảo, xì ke ma tuý …v. v.

Tôi đến đây
trong một lần đi trốn
khi đang trong cuộc một trò chơi lớn
trò chơi đấu tranh
nhìn quanh
tôi thấy toàn thú dữ
mắt tròn xoe đổ lửa
uống máu ăn thịt lẫn nhau
trong khi bên ngoài những lớp rào
và những hào sâu
bầy quỷ sứ đứng canh
ngả nghiêng cười khoái trá

CHIẾC KẸP TÓC


Bài thơ này viết về sự việc có thật tại trại A 20 Xuân Phước. Nhân vật chính trong bài thơ là một anh bạn trẻ, tù chính trị có án tại nhà 4. Tôi đem bài thơ đến len lén tặng anh. Mấy ngày sau anh gặp tôi và nói “Tụi nó đạp gẫy cây kẹp tóc ; tôi đã nhờ gởi bài thơ của anh về tặng em gái tôi để thế cho cây kẹp. Chắc nó hiểu lòng tôi
Chiếc kẹp tóc xinh xinh
anh dành tặng cô em gái
ngày anh đi tù còn nhỏ dại
giờ đã bước vào tuổi mộng mơ
chiếc kẹp tóc đơn sơ
nhưng ấp ủ
biết bao tình thương
của nguời anh tha hương

TRIỆT THOÁI




A20 Lê Phi Ô

(Những cứ điểm mà việtcộng cần phải triệt-hạ trước khi tiến đánh Xuân-Lộc, Long-Khánh)

I/ Tháng 12/1974 Việtcộng mở chiến dịch "Tánh-Linh & Hoài-Đức" với mục đích đánh chiếmhai quận Tánh-Linh và Hoài-Đức thuộc tỉnh Bình-Tuy. Nếu thành công chúng sẽ cắtđứt được Quân-khu II và Quân-khu III tại cây số 125 thuộc Quốc lộ 20 đường điĐà-Lạt và chúng cũng sẽ kiểm soát được ngã ba Ông Đồn nằm trên Quốc lộ I đây làcon đường huyết mạch đi các tỉnh miền Trung, đồng thời bao vây và cô lập trướckhi đánh chiếm thị xã Xuân-Lộc cửa ngỏ vào Saigon.

Nhưng ý đồ của việtcộng thất bại vì chúng chỉ chiếm được quận Tánh-Linh nhưng không chiếm đượcquận Hoài-Đức. Vì thế, Quân khu 6 việt cộng xin bổ sung thêm 2,000* quân (*tàiliệu của Dr. Nguyễn-đức-Phương tác giả "Chiến-tranh VN toàn tập").Việt cộng tương đương cấp sư-đoàn mở cuộc tấn công Hoài-Đức đợt II bắt đầu từtuần lễ thứ nhì của tháng 03 năm 1975, lực-lượng phòng thủ của ta ban đầu gồmcó tiểu-đoàn 369/Địa Phương phòng thủ nội vi chi-khu, tiểu-đoàn 3/43 thuộcsư-đoàn 18/BB tăng phái đóng quân tại phi trường L.19 nằm về phía tây củachi-khu 1,000m. Khi áp lực địch trở nên quá nặng, tiểu-đoàn 344/ĐP đang nghỉdưỡng quân tại tỉnh lỵ sau trận đánh tháng 12/1974 được lịnh khẩn cấp nhảy vàoHoài-Đức để tăng cường phòng thủ (cũng trong thời gian này việt cộng với nhiềutrung-đoàn chúng tấn công quận Định-Quán thuộc tỉnh Long-khánh). Địch quân vớiquân số nhiều hơn ta năm lần với hỏa lực yểm-trợ của cả một trung-đoàn pháo,trong khi đó phía ta chỉ có vũ-khí cơ-hữu của mỗi tiểu-đoàn. Hoài-Đức(Bình-Tuy) và Định-Quán (Long-khánh) thất thủ rạng sáng ngày 20 tháng 03 năm1975.

II/ LUI BINH: Sau khicứ điểm chi-khu Hoài-Đức bị địch tràn ngập, tôi cố gắng liên lạc với cánh B củatôi, đồng thời liên lạc với các cánh quân khác gồm có TĐ3/43/BB, Bộ chỉ huychi-khu, trung đội Pháo binh 105 ly nhưng không nơi nào trả lời, tôi đoán làcác đơn vị bạn bị thiệt hại nặng nên mới mất liên lạc như thế và lợi dụng việtcộng ngưng tiếng súng, cánh A do tôi chỉ huy đoạn chiến... lùi lại đồi đá thậtnhanh để sẳn sàng trận đánh cuối cùng.

Kiểm soát vũ khí đạndược, chỉ đủ để cầm cự được vài giờ vì không được tiếp tế. Chung quanh tôi bánkính khoảng 70 cây số không có bạn, không có pháo binh và phi cơ yểm trợ, mọiliên lạc vô tuyến đều im bặt, tôi mất liên lạc hẳn với cánh B... lương thựccũng chỉ dùng được hai ngày, nước uống rất khan hiếm vì mùa nắng... và đang bịđịch bao vây kêu gọi chúng tôi đầu hàng !

Tôi khẩn cấp cho tu bổhệ thống phòng thủ nhưng vẫn sẵn sàng di chuyển bất cứ lúc nào. Tiểu đội Tìnhbáo còn được 7 người do sĩ-quan trưởng ban 2 tiểu-đoàn chỉ huy chia làm haitoán nương theo đường thông thủy trườn xuống đồi theo hướng tây, hướng nầy toàngai tre và trũng nước... nhiều đoạn phải bò sát đất nên việt cộng không thểphục kích ở đây được. Nhưng đây là tử địa, nếu địch phát giác mà nã pháo vàothì chỉ có chết... không cách nào vùng vẫy được. Đến 06:00 giờ chiều các toáncảnh giới báo đã vào vị trí an toàn, hoàn toàn không có dấu vết của địchquân... tôi mừng rỡ vì đây là con đường thoát hiểm duy nhất. Nhưng muốn thoátbằng lối nầy không phải là dễ, tuyệt đối không được gây tiếng động và cũng cầnphải rút thật nhanh, đoạn đường tử-thần này dài gần 1.000m. Tôi ra lịnh haitoán cảnh giới này bám sát trận địa, mỗi một sơ hở cánh A chúng tôi chắn chắnsẽ bị xoá sổ.

7:00 giờ tối, cảnh vậtbắt đầu lờ mờ, tôi cho gài mìn Claymore và lựu đạn tối đa xung quanh khu vựcđóng quân, tất cả lều võng đều giữ nguyên để địch không nghi ngờ mình bỏ đồi,chọn một tiểu đội tình nguyện ở lại và sẽ rút sau khi có lệnh.

8:00 giờ, trời tối đennhư mực, chúng tôi bỏ đồi, từng người một nhẹ nhàng nương theo cỏ tranh trườnxuống như một đàn rắn. Di chuyển được 500 thước, tôi bấm ống liên hợp ra hiệucho tiểu đội còn trên đồi rút bỏ... đến khi tiểu đội này theo kịp, tôi cho cánhA tiếp tục di chuyển. Nửa đêm chúng tôi thoát khỏi rừng tre và tiếp tục dichuyển thêm 500 thước thì dừng lại. Phía đồi đá, nơi chúng tôi vừa rút bỏ cótiếng mìn claymore và lựu đạn nổ... ngưng chừng 10 phút lại có tiếng mìn và lựuđạn nổ, nhưng lần nầy lại có cả tiếng súng AK.47 nổ vang cả góc rừng, tiếp theolà tiếng hò hét xung phong. Tôi gọi các cánh quân của tôi để xác nhận thì khôngai chạm địch cả, có thể các cánh quân của VC khi tấn công lên đồi đã ngộ nhậnmà bắn lẫn nhau, như thế càng tốt.

Mờ sáng ngày 21/03/75tôi cho rải mỏng quân với hy vọng đón nhận được quân bạn thất lạc... nhưng chođến chiều chỉ nhận thêm được 20 người thuộc gia đình quân nhân và vài ngườilính của chi khu vẫn còn súng đạn. Không thể chần chờ thêm nữa, để đánh lạchướng địch, tôi cho cánh A nhắm hướng chính Tây di chuyển, gần nửa đêm chúngtôi gặp sông La-Ngà ranh giới giữa Bình-Tuy và Long-khánh, tôi cho chuyển hướngchính Nam (dọc theo sông La-Ngà) tiếp tục đi cho đến mờ sáng, như vậy chúng tôiđã đi xa khỏi vòng vây của địch hơn mười cây số. Tôi lại lấy hướng Đông Nambăng qua tỉnh lộ 333 thuộc ấp Trà-Tân 2 (nơi đây cách hơn hai tháng trướcLĐ7/BĐQ đã chạm nặng với địch) hướng này sẽ về căn cứ 6 nằm trên Quốc lộ I cáchđây 60 cây số. Đến 9:00 giờ sáng chúng tôi gặp suối Gia-Huynh, mùa này nước cạnnên cố đào để lấy nước... ăn uống qua loa rồi tiếp tục lên đường.
Khoảng 2:00 giờ trưachúng tôi gặp đường rầy xe lửa ga Gia-Huynh với những toa tàu còn sót lại, cảnhvật hoang phế vì lâu năm không có bóng người. Nhà ga, toa tàu và đường ray cỏvà giây leo mọc che kín, nơi đây là vùng hoạt động tự do của việt cộng từ khiđường xe lửa không còn xử dụng, tôi cẩn thận chia đoàn quân làm hai cánh. Đến5:00 giờ chiều gặp vài đường mòn đầy vết giày và dép râu của địch. Đi thêm nửagiờ trời bắt đầu nhá nhem tối... phía trước có nhiều tiếng động khả nghi, tấtcả trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Trong tình thế di tản chiến-thuật đơn độc,tôi cố tình tránh né giao chiến với địch, vừa đổi hướng tiến quân, bất ngờ mộttoán việt cộng đã nhìn thấy chúng tôi nên bắt buộc chúng tôi phải nổ súng.

Tiếng súng giao tranhnổ vang cả một góc rừng, tôi cho lịnh xung phong bất kể địch quân là bao nhiêu,những tên việt cộng gần nhất bị bắn hạ ngay loạt đạn đầu tiên... chúng tôi đánhtràn qua thuận đường rút lui. Trên chiếc xe Truck chứa đầy thùng gỗ không biếtvũ-khí hay lương thực vì trời quá tối, xác vài tên việt cộng nằm vắt ngang... mặckệ chiến lợi phẩm, tôi chỉ tịch thu một chiếc cặp da chứa tài liệu và phóng đi thậtnhanh. Vì đêm tối, chúng tôi sợ lạc nhau nên chỉ đi một hàng dọc, cả hai cánhliên lạc chặc chẽ với nhau, đoàn người cứ lặng lẽ đi như những bóng ma. Gần nửađêm, vì quá tối nên chúng tôi dùng những mảnh cây mục có lân tinh cắm vào ba lôđể người đi sau nhìn thấy người đi trước cho khỏi lạc. Khoảng 03:00 giờ sángchúng tôi dừng lại nghỉ vì quá mệt, đến 05:00 giờ sáng lại tiếp tục di chuyển.

Cuộc chạm súng lúcchiều coi như chúng tôi đã bị lộ, tôi biết chắc là địch sẽ truy kích, vùng nàytừ nhiều năm nay là của bọn chúng, nơi dưỡng quân của trung-đoàn 33 Quyết thắngVC, chúng tôi phải thoát ra khỏi đây thật nhanh. Tôi cho lịnh đại-đội 1/344đại-đội trưởng là trung-úy Quảng (gốc TQLC) cùng đại-bác 57 ly, cối 81 ly (cảhai đều hết đạn) với 20 người dân cùng đại-đội Chỉ-huy đi trước sau khi đã dặndò những điểm tập trung trong trường hợp thất lạc nhau. Tôi và đại-đội 2/344của trung-úy Vương đi sau để cản hậu trong trường hợp bị địch tập kích.

06:00 giờ sáng ngày22/03/1975 rừng còn mờ sương, cánh quân đại-đội 1/344 vừa di chuyển được 15phút thì chạm địch... bọn việt cộng bỏ chạy, tôi đoán đây chỉ là tổ báo độngcủa địch, như thế chúng tôi lại bị lộ lần nữa, chắc chắn địch cố truy lùng đểtiêu diệt chúng tôi, một trận ác chiến sẻ không tránh khỏi. Tôi cho đại đội1/344, đại-đội Chỉ-huy và 20 đồng bào chạy thoát thật nhanh, tôi và đại-đội2/344 của trung-úy Vương mở cuộc phục-kích chớp nhoáng... chờ địch.

Đúng như dự đoán, bọnviệt cộng đã theo kịp và một cuộc chạm súng ác liệt xảy ra. Vì đã chuẩn bịtrước nên chúng tôi đốn ngã từng đợt việt cộng xuất hiện dễ dàng. Việt cộngmuốn trả thù đồng bọn bị chúng tôi giết chết ngày hôm qua nên bọn chúng cứ tràntới, ngã lớp này lớp khác lại tiến lên như loài thiêu thân, xác địch nằm chồnglên xác lính của ta. Trở ngại lớn là chúng tôi không còn nhiều đạn, không cótiếp viện, không có phi pháo yểm trợ, mọi liên lạc đều bị cắt đứt... nếu tiếptục giao chiến chắc chắn sẽ bị địch tiêu diệt !

Lợi dụng khoảnh khắcáp lực địch tương đối yếu, tôi cho đại-đội 2/344 thành lập nhiều tổ tam"tam chế", áp dụng cá nhân chiến đấu và chỉ xử dụng lựu đạn đánh địchđể bọn chúng không phát hiện chúng ta ở đâu, vừa đánh vừa lui dần do đó bọnchúng không dám bám gắt, nhưng cho dù đánh kiểu nào đi nữa thì chúng tôi cũngkhông còn đủ đạn dược để cầm cự, địch đông cấp tiểu-đoàn hoặc nhiều hơn có thểcả trung-đoàn 33 Quyết-thắng ở đây. Trung-úy Vương đại-đội trưởng bị thương,ngực thấm máu nhưng không nặng vì tôi thấy anh còn di-chuyển được, chúng tôiđau lòng khi thấy anh em mình bị thương nặng nằm chờ chết mà không cứu được !
Bọn việt cộng bắt đầupháo, trong rừng bị pháo rất nguy hiểm... đạn có thể chạm nhánh cây phát nổ vàmảnh đạn phủ chụp xuống... nhưng hình như bọn việt cộng không biết rõ đội hìnhvà hướng lui quân của ta nên đạn pháo nổ chệch hướng. Chiến trường khói lửa mịtmùng, đạn pháo phá nát một vùng rộng lớn mà phần nhiều nổ chận đường rút luichúng tôi về hướng căn cứ 6 Bình-Tuy, tôi chợt hiểu, bọn việt cộng đoán biếtđược hướng lui binh của ta, tôi ra lệnh đổi hướng, tất cả nhắm hướng căn cứ 2thuộc Long-Khánh rút thật nhanh. Chúng tôi nương theo những con suối cạn rộngkhoảng 2 thước và sâu tới ngực... cố chạy thật nhanh, đến 02:00 giờ trưa khôngcòn nghe tiếng súng của việt cộng, tôi biết chắc bọn chúng bị lừa nên vẫn tiếptục truy kích chúng tôi theo hướng căn cứ 6.

Hết sức thận trọngchúng tôi tiếp tục di chuyển về căn cứ 2. Đến 04:00 giờ chiều, cánh quân đi đầubáo "có người", tôi cho dàn quân thật nhanh chuẩn bị trận đánh cuốicùng vì đạn dược người có người không và tất cả hầu như kiệt sức.

Đại-đội 1/344 báokhông phải việt cộng mà là người dân đang bắt cá ở một con suối, anh này chobiết ở đây thuộc căn cứ 2... từ đây ra đó hơn một cây số. Dân số ở đây khoảng10 ngàn nhưng đã di tản chỉ còn lại vài trăm người (căn cứ 1 và căn cứ 3 đã lọtvào tay việt cộng cách đây vài ngày), nơi đây vẫn còn lính Quốc-gia. Thật khôngcó nỗi vui nào bằng, bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến hết, chúng tôi uà xuốngdòng suối trong xanh như một đàn vịt. Sau khi uống và lấy nước xong, tôi thậntrọng cho một toán lính cùng người dân bắt cá đi trước, hai cánh quân theo saukhoảng cách hai trăm thước. Không bao lâu chúng tôi đã nhìn thấy lác đác vàimái nhà... tôi cho lịnh toán quân đi đầu bắn một quả chiếu sáng dù và giươngcao lá cờ Quốc-gia để tránh ngộ nhận. Phía bên trái cách chúng tôi vài trăm métlà lá cờ vàng ba sọc đỏ đang tung bay trong gió chiều lồng lộng, lá cờ thật oainghiêm, lòng tôi rộn lên một niềm vui khôn tả ! Nén xúc động... tôi cho lệnhrải quân thật mỏng, canh gác cẩn thận.

Dân chúng chạy ra xemrất đông, họ mang cả bắp, khoai mì, khoai lang luộc, mì gói và cả cơm mới nấumà gia đình chưa kịp ăn đem cho lính... tình Quân Dân như thế đó ! Người línhcảm thấy nhỏ bé trước tình cảm đồng bào dành cho họ !!! Trong số đồng bào còncó vài anh lính của căn cứ 2, tôi theo họ vào gặp vị Thiếu-tá Tiểu-đoàn trưởngđể xin nhờ máy gọi về Tiểu-khu Bình-Tuy. Tôi nhận được lịnh ngày mai 23/03/1975trực-thăng sẽ bốc chúng tôi. Kiểm điểm quân số chúng tôi còn 200 người, như thếchúng tôi đã mất 40 người trong trận chạm súng ngày hôm qua và sáng nay vớiviệt cộng.

(Vài ngày sau tôi đượcbiết cánh B của tôi gồm có đại-đội 3/344 của Đại-úy Trương-Kiêm trực thăng tìmthấy trong rừng và bốc về Long-khánh tổng cộng 36 người. Đại-đội 4/344 củaĐại-úy Nguyễn-châu-Luyện về được căn cứ 5 tổng cộng 15 người. Tiểu-đoàn 369/ĐPphòng thủ bên trong Chi-khu về được 99 người, Thiếu-tá Xinh Chi-khu trưởng chỉmột mình. Ông về tới căn cứ 6 thuộc Bình-Tuy cách xa Hoài-Đức 70 cây số. RiêngTiểu-đoàn 2/43 của Sư-đoàn 18BB tăng phái cho Hoài-Đức về được Long-Khánh,thiệt hại không rõ. Như vậy Tiểu-đoàn 344/ĐP của tôi thiệt hại hơn phân nửa,khoảng 260 người).

08:00 giờ tối ngày23/03/1975, chúng tôi về đến Bình-Tuy, tôi vào trình diện Đại-tá Trần-bá-ThànhTiểu-khu trưởng (Ông hiện định cư tại nam California, trước khi về BT làm Tỉnhtrưởng kiêm Tiểu-khu trưởng, Đ/tá Thành là Trung đoàn trưởng Tr/đoàn 48/18BB).Tôi trình bày sơ lược tình trạng hiện nay của tiểu-đoàn, sau đó Ông bảo tôi vềnghỉ ngơi mai sẽ tính... nhưng khi ra tới cổng tiểu-khu tôi bị ngất xỉu phảichở vào bệnh viện vì kiệt sức. Đêm đó, bạn tôi Đại-úy Lê-Hùng tiểu-đoàn trưởngTĐ341/ĐP vào bệnh viện mang tôi về hậu-cứ của anh ấy cho y-tá chăm sóc mặctiếng phản đối của nhân viên bệnh viện và Bác-sĩ (anh Lê-Hùng hiện đang cư ngụtại nam California).

Địa-phương quân"đứa con không được chăm sóc của QLVNCH" người dân thành thị hầu nhưquên lãng họ, đã chiến-đấu trong cô-đơn, trong điều-kiện trang-bị và hỏa-lựcyểm-trợ quá thiếu thốn... nhưng họ vẫn phải chiến-đấu để bảo-vệ Tổ-quốc và đồngbào, chiến-công không ai biết và cái chết của họ cũng lặng lẽ theo tiếng kèntruy-điệu. Tiếc thương họ có chăng là những tiếng nấc nghẹn-ngào của vợ, con vànhững người thân thuộc, của những đồng đội đứng cúi đầu với dòng lệ tiếc thương!

"Họ là những anh-hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can-đảm và tận tình giúp nước !”
(thơ Giáo-sư Nguyễn-ngọc-Huy)

Viết tại San Jose,California cuối Thu 2011
Lê Phi Ô
Tiểu-đoàn trưởngTĐ344/ Địa phương
Tiểu-khu Bình-Tuy -(cựu tù A20).



TRẬN CHIẾN CÔ ĐƠN !


(Những ngày cuối cùng của chi-khu Hoài-Đức/Bình-Tuy)

Cuối năm 1974, việt cộng mở chiến dịch "Tánh Linh - Hoài Đức" hòng đánh chiếm hai quận Tánh-Linh và Hoài-Đức thuộc tỉnh Bình-Tuy, nếu thành công chúng sẽ kiểm soát được một vùng lãnh thổ rộng lớn của 3 tỉnh Long-Khánh, Lâm-Đồng, Bình-Tuy và Quốc-lộ 20 đường đi Đà-Lạt tại cây số 125 thuộc xã Phương-Lâm, quận Định-Quán, tỉnh Long-Khánh (theo tài liệu của Dr. Nguyễn Đức Phương - London, tác giả "Chiến tranh VN toàn tập”).

Mục đích thứ hai là chúng cầm chân được một số đơn-vị lớn của ta để dễ bề đánh chiếm tỉnh Phước-Long. Nhưng chiến dịch của việt cộng bị bẻ gãy, cho dù quân số cấp Sư đoàn (+) bọn chúng cũng không chiếm được chi-khu Hoài-Đức do sự chống trả quyết liệt của Tiểu đoàn 344/Địa Phương với 33 ngày tử-thủ và sau đó được Sư đoàn 18BB giải vây đẩy lùi bọn việt cộng vào tận rừng sâu.

Đến tháng 3 năm 1975 bọn việt cộng mở chiến dịch đợt II quyết dứt điểm chi-khu Hoài-Đức. Tiểu đoàn 344/ĐP đang dưỡng quân tại tỉnh lỵ Bình-Tuy đồng thời để bổ sung quân số và tái trang bị... thì được lệnh khẩn cấp lên đường cứu viện chi khu Hoài-Đức đang bị việt cộng bao vây.

ĐỊCH: lực lượng việt cộng quân khu 6:

- Trung đoàn 812 Sông Mao

- 2 tiểu đoàn đặc công

- 1 tiểu đoàn Pháo mặt đất - Cao xạ

Quân khu 7 việt cộng tăng cường thêm:

- Trung đoàn 274

- Các đơn vị địa phương việt cộng

(Quân số VC tương đương một Sư đoàn)

BẠN: Phòng thủ bên trong cứ điểm chi-khu:

- Tiểu đoàn 369/ĐP

Đơn vị tăng phái nằm ngoài chi khu về hướng tây và cách CK 1000m:

- Tiểu đoàn 3/43 thuộc Sư đoàn 18BB

DIỄN TIẾN: Ngày 14/03/1975, TĐ344/ĐP được con voi đưa đến xã Gia-Rây thuộc Long-Khánh, từ đây Trực thăng vận vào chi-khu Hoài-Đức. Sau khi đổ quân, tiểu đoàn nhanh chóng chiếm giữ các mục tiêu: ấp Chính Tâm 1, 2 và 3 nằm trên tỉnh lộ 333 (TL333) về hướng Nam chi-khu Hoài-Đức (CK/HĐ) từ 5 đến10 cây số.

Từ những mục tiêu này... ban đêm quan sát rất rõ từng đoàn xe chuyển quân và vũ khí của việt cộng từ hướng Quận Tánh-Linh về Võ-Xu thuộc Hoài-Đức... báo hiệu một trận đánh lớn sắp sửa xảy ra. Chúng tôi xin đánh bom nhiều lần nhưng Quân-đoàn trả lời "không có máy bay". Chi khu Hoài Đức chỉ có hai khẩu đại bác 105 ly với đạn dược thiếu hụt chỉ tạm đủ để phòng thủ vả lại có bắn cũng không tới (khoảng cách xa trên 12 cây số đường chim bay).

Ngày 17/03/1975 lúc 09:00 giờ tối, tiểu đoàn nhận lệnh bỏ tất cả vị trí đang đóng quân và rút về hướng Chi khu... càng gần càng tốt. Suốt đêm cho gom quân, bỏ lại tất cả vật dụng cồng kềnh và trong đêm tối mịt mùng Tiểu-đoàn mở đội hình... thận trọng tiến về hướng Chi khu Hoài-Đức.

Ngày 18/03/1975 lúc 08:00 sáng Đại đội 1/344 và Đại đội 2/344 chạm địch nhưng không mạnh, hai Đại đội nhanh chóng thanh toán mục tiêu và tiếp tục di chuyển trong tinh thần cảnh giác cao độ. Trên trục tiến quân có một ngọn đồi cao 50m bề rộng độ 100m, 70% là đá nên có tên gọi là "Đồi Đá". Xung quanh có những ngọn đồi thấp, nhỏ hơn, Đồi Đá cách Chi khu 2 cây số về phía nam. Khi cánh A của Tiểu đoàn tiến đến chân đồi thì địch quân từ trên đồi khai hỏa với vũ khí đủ loại, tôi cho lệnh tấn công lên đồi cả 3 mặt, đến 11:00 giờ trưa chúng tôi làm chủ hoàn toàn ngọn đồi với thiệt hại tương đối nhẹ.

Đến lúc này mới biết rõ lý do chúng tôi được lịnh rút bỏ các ấp Chính Tâm 1, 2, và 3 vì việt cộng đã chiếm xã Gia-Rây nơi bãi bốc trực thăng cách đây mấy ngày,như thế Tỉnh lộ 333 đã bị cắt đứt, đồng thời Quốc lộ I từ ngã ba Ông Đồn đến ấp Suối Cát thuộc Long-Khánh cũng đã bị VC đóng chốt làm gián đoạn. Như vậy là quận Hoài-Đức hoàn toàn bị cô lập đường bộ... (về đường hàng không thì QĐ III không còn một chiếc máy bay nào để chi viện cho Hoài-Đức).

Ngày 19/03/1975, VC bắt đầu pháo và tấn công CK hoài Đức bằng bộ binh, tôi được linh giải tỏa áp lực địch từ hướng nam của chi khu. Tôi lịnh cho ĐĐ3/344 và 4/344 do Tiểu đoàn Phó chỉ huy tiến bên trái TL333 để thanh toán địch, mục tiêu từ cầu Nín-Thở đến vườn cao-su khoảng cách 2 cây số và sau đó bắt tay với bạn là TĐ3/43BB của Thiếu tá Dư và đặt thuộc quyền xử dụng của Th/tá Dư đánh địch, để giải tỏa áp lực từ hướng tây của chi khu. Cánh A do tôi chỉ huy với 3 Đại đội còn lại tiến bên phải TL333 để đánh sau lưng địch từ hướng chính nam. Cả hai hướng tiến đều gặp trở ngại vì thế đất trống trải, người Dân đã dọn sạch cỏ để trồng đậu phọng nên không có chổ ẩn núp, vừa tiến được 500m thì VC pháo như mưa, nhưng vì đợt đầu tiên chưa chính xác lắm nên cũng đủ thời gian cho chúng tôi đào hố tránh đạn, và cứ thế... mỗi 10m tiến là phải đào một hố cá nhân, chúng tôi chỉ có thể đào hố nằm chứ không thể đứng lên để đào hố ngồi dưới hỏa lực của địch. Cánh B cũng không khá gì hơn, phải đội pháo mà đi... nhưng dù sao cũng đở hơn cánh A vì trước mặt độ 2000m là có bạn (TĐ3/43BB). Tôi gọi CK để xin máy bay đánh Bom, CK trả lời "không có !"...tôi xin Pháo binh yểm trợ nhưng chỉ được 10 quả thì CK bảo hết đạn... hơn nữa CK cũng đang chống trả từng đợt xung phong biển người của việt cộng, Pháo binh đang hạ nòng bắn trực xạ vào lũ điên đang cố tràn ngập Chi khu. Tôi nghĩ đến giải pháp đánh đêm để giảm thiểu thiệt hại cho ta nhưng CK sắp bị tràn ngập chúng tôi không còn thời gian để chờ đánh đêm. Trước mặt cánh A là cả một Trung đoàn địch với đầy đủ hỏa lực yểm trợ...Tiến được vài chục thước thì bị địch đẩy lùi... và nhiều lần như thế, có lúc chịu không nỗi với quân số áp đảo của địch cánh A suýt bị chúng tràn ngập, chúng tôi cố gắng giữ vững tuyến và hy vọng Chi khu sẽ cầm cự được đêm nay. Cánh B đã bắt tay được với TĐ3/43BB lúc 8:00 tối, đến 12:00 giờ đêm tôi mất hẳn liên lạc với Chi khu nhưng tiếng súng nơi đây vẫn còn nổ dữ dội chứng tỏ CK chưa lọt vào tay địch, cùng lúc đó phía cánh B bắt đầu chạm nặng... tôi liên lạc, Tiểu đoàn phó bảo không sao và còn khả năng chơi với bọn vẹm ! tôi biết, anh em muốn trấn an tôi... nhưng dù có muốn tiếp viện cho cánh B tôi cũng không thể nào tiếp được vì bị địch bám gắt, một chọi với năm, sáu... đạn dược không được tiếp tế, không có Phi cơ hoặc Pháo binh yểm trợ... còn việt cộng với quân số áp đảo, chúng dùng cả súng phòng không bắn vào đội hình của ta.

Nửa đêm kho xăng Chi khu (ngoài vòng rào) bị cháy và phát nổ... những thùng phuy đầy xăng bay bổng lên không nổ bùng như trái cầu lửa phủ chụp xuống, có những thùng rơi vào trong hàng rào bốc cháy dữ dội, tình thế CK thật nguy ngập. Gần sáng tiếng súng giao tranh tại CK yếu dần rồi im hẳn, phía cánh B của tôi cũng thế, tôi gọi không thấy trả lời... tôi tiếp tục gọi nhưng tất cả đều "im lặng vô tuyến", sự im lặng khó hiểu ! Đột nhiên việt cộng cũng ngưng tấn công cánh A của tôi.... tất cả một vùng lửa đạn bỗng nhiên im ắng lạ lùng, văng vẳng từ xa hướng ấp Sùng Nhơn nhiều tiếng gà gáy sáng.

Tôi cố gắng gọi cánh B, gọi Chi khu, rồi gọi Trung đội Pháo binh nhưng vô ích... không một tiếng trả lời, một ý nghĩ thoáng qua làm người tôi lạnh toát..."không lẽ họ chết hết rồi sao !?!". Lúc hừng sáng, Đại đội 1/344 bắt gặp vài người lính của Chi khu chạy thoát ra ngoài, họ cho biết là Chi khu bị địch tràn ngập lúc 4:30 sáng, Thiếu tá Xinh Chi khu trưởng đã thoát được ra ngoài cùng vài người thuộc Bộ chỉ huy Chiến-Thuật (tiền thân của BCH/Liên đoàn Địa phương), Th/tá Khanh Tiểu đoàn trưởng TĐ369/ĐP đơn vị phòng thủ bên trong Chi khu không rõ. Quyết định thật nhanh... tôi cho cánh A lùi lại đồi đá để sẳn sàng trận đánh cuối cùng !!!

Lúc này tôi mới thật sự cảm thấy mình cô đơn ! Bộ chị huy Chi khu, Tiểu đoàn 3/43/BB, Tiểu đoàn 369/ĐP phòng thủ bên trong Chi khu, hai Đại đội thuộc cánh B của tôi... giờ này họ ở đâu, sống chết như thế nào ?! Tôi như chực khóc nhưng cố gắng kềm lại vì là cấp chỉ huy tôi không được quyền tỏ ra mềm yếu... nhưng sao lòng cứ rưng rưng ! Địch quân đông cấp Sư đoàn với đầy đủ hỏa lực yểm trợ, phía ta chỉ có 3 Tiểu đoàn với vũ khí cơ hữu... không có máy bay, không có Pháo binh, không có tiếp tế, không có tản thương, không có tiếp viện...(Chi khu Định-Quán thuộc Long-Khánh cách Hoài-Đức 30 cây số cũng đã bị VC chiếm) xung quanh đây toàn là rừng tiếp rừng bán kính gần 100 cây số không có bạn. Trước mặt cánh A của chúng tôi mà quân số giờ đây còn lại chưa tới 250 người... khoảng cách hơn 100m là con suối, bên kia suối cả một Trung đoàn VC, sau lưng tôi bị tối thiểu một Tiểu đoàn VC khóa đít... bọn chúng đang đào hầm, nếu tiếp tục chiến đấu chúng tôi chỉ có thể cầm cự được vài giờ thì hết đạn. Một anh Lính đưa cho tôi mảnh giấy do người Dân trong đoàn người di tản vừa ngang qua đưa lại, bọn việt cộng kêu gọi chúng tôi đầu hàng, văn phong và nét chữ của kẻ ít học... tôi lật phía sau viết trả lời: "Đầu hàng địch ư ? Trong trường bộ binh chưa dạy tao tiết mục này !" và nhờ người dân đưa lại cho bọn việt cộng.

Lúc này tôi mới thấy trách nhiệm quá nặng đè lên đôi vai, làm sao tôi có thể dẫn dắt hơn hai trăm sinh mạng của đồng đội vượt thoát được vòng vây của địch về chốn an toàn. Tôi nhìn một vòng xung quanh... những người lính già với gương mặt hốc hác, lầm lì khó mà đoán được họ đang nghĩ gì !... những anh lính trẻ hiện rõ nét lo lắng trên mặt, họ còn quá trẻ.... quá trẻ để chết !!! Như một phản xạ tự nhiên...tôi kiểm soát lại súng đạn của mình, khẩu M16 còn được 2 băng đạn tạm đủ chơi, tôi lấy khẩu Colt 45 bấm băng đạn... còn đủ 7 viên, tôi sẻ dùng 6 viên chơi với tụi nó, còn một viên cuối cùng tôi dành lại cho tôi.

Lê Phi Ô

Tiểu đoàn trưởng TĐ344/ĐP/ Tiểu-khu Bình-Tuy

(Trận đánh chưa kết thúc ở đây, sẽ được tiếp tục trong thiên Hồi-ký LUI BINH trên đoạn đường MÁU dài 40 cây số từ Võ-Đắt đến căn cứ 2 nằm trên Quốc lộ I bắt đầu ngày 20/03/1975). LPO


TRẬN CHIẾN CÔ ĐƠN (thơ)

(Tặng anh Lê phi Ô và các chiến-sĩ dũng cảm của TĐ344/ĐP Bình-Tuy)

NXV - Úc Châu.


Trận chiến cô đơn anh hùng vẫn sống

Giang sơn này từng giọt máu đào rơi

Vẫn uy dũng giữa đất trời lồng lộng

Trung hiếu* này da ngựa bọc xác phơi.


Người biết chết vẫn ôm lòng chiến đấu

Giữ non sông xanh mạ giữa đông tàn

Giữa thê lương trái tim còn nung nấu

Diệt giặc thù dù thân thể nát tan.


Người đã sống cho đất trời được sống

Cùng dân lành bám đất giữ quê hương

Cho đồng nương rợp lúa vàng xanh mộng

Cho mắt người em gái bớt lệ vương.


Anh chỉ còn phút giây này tử thủ

7 viên còn sót lại rửa hờn anh

6 viên kia dành trả thù cho nước

Viên cuối cùng anh viết nốt sử xanh.


NXVạn (Australia)

*Trung hiếu cũng là danh hiệu truyền tin của anh Lê phi Ô