Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Sáng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Sáng. Hiển thị tất cả bài đăng

13/5/20

Hồi Ký Lê Sáng: “học tập cải tạo”


A20 Lê Sáng

Tháng 5 năm 1975, ngay sau ngày giải phóng, tôi bị đưa đi học tập cải tạo. Năm đầu tiên tôi bị giam ở Khám Chí Hòa, gia đình không được phép thăm nuôi. Thời gian đầu tôi hy vọng chỉ phải bị cải tạo ba tháng vì nghĩ rằng mình không làm chính trị, nhưng sau ba năm vẫn chưa được về tôi đoán rằng có lẽ phải kéo dài đến mười năm. Quả nhiên phải hơn mười ba năm tôi mới được trở về.

31/3/13

Bái Biệt Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng


Bác sĩ Nguyễn Ý Đức 

Ngày 27 tháng 9 vừa qua, tổ quốc Việt Nam đã mất đi một người con văn võ song toàn. Môn sinh Vovinam Việt võ đạo sẽ muôn đời vắng bóng một người thầy, một đàn anh gương mẫu đáng kính trọng, đáng noi gương.

Thưa quý vị, đó là Võ sư Chưởng môn Vovinam Việt Võ Đạo Lê Sáng. Ông thanh thản không một chút ngậm ngùi ra đi ở tuổi 91.



Võ sư Lê Sáng chào đời tại Hà Nội, trong một căn nhà nhỏ bên bờ Hồ Trúc Bạch vào mùa Thu năm 1920. Lớn lên ông theo học tại các trường công lập quanh vùng. Tới năm 19 tuổi, đang khỏe mạnh thì ông bị bạo bệnh mà khi hồi phục thì đi lại khó khăn. Thân mẫu khuyên ông nên tìm thầy học võ để rèn luyện tâm thân. Cơ may đưa ông tới với Võ sư Nguyễn Lộc, người đang phát triển một môn phái võ thuật riêng kết tinh từ các môn võ, vật Việt Nam mang nhiều nét dân tộc lấy tên là Võ Việt Nam, với tôn chỉ “Học võ không phải để ỷ sức đánh người – mà học võ Việt Nam cốt là để giữ mình, giữ làng và giữ nước.”


22/1/11

Những kỷ niệm trong tù với Chưởng môn Việt Võ Đạo Lê Sáng



A20 Vũ Ánh 
Võ sư Lê Sáng và võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc (phải). (Sài-Gòn 1954)

(09/30/2010)

Tôi biết Võ sư Lê Sáng Chưởng môn phái Việt Võ Đạo tức Vovinam từ lúc còn mới chập chững bước vào nghiệp báo bổ qua lời giới thiệu của một môn sinh của ông lúc đó mới mang chuẩn Hồng đai Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ. Sau đó có một vài lần đến võ đường của Vovinam gần nơi tôi làm việc để xem Quỳnh Kỳ dạy võ cho các môn đệ của anh và đến tổ đường Vovinam ở 31 đường Sư Vạn Hạnh để xem Quỳnh Kỳ học võ với võ sư Chưởng môn Lê Sáng. Rồi sau đó, miệt mài với nghề nghiệp, với chiến trường nên tôi không còn hình ảnh nào với môn phái này nữa suốt trong thời gian chiến tranh.

Võ Sư Lê Sáng đã qua đời







***************

21/1/11

Luận bàn về "sống" như thế nào



Võ Sư Chưởng Môn LÊ SÁNG
 

Cuộc sống có nhiều cách. Ở đây trong phạm vi võ thuật và võ đạo, chúng ta tạm phân ra 2 cách sống:

- Sống yêu cuộc sống.
- Sống bám viú lấy cuộc sống.

Sống yêu cuộc sống là sống với tất cả lòng nhiệt thành, hăng say, ưa hoạt động của con người muốn sống cho ra sống, muốn hưởng được hương vi và ý nghĩa của cuộc sống, tức những con người muốn sống thỏa hiệp với mọi người, cùng với mọi người làm việc, đấu tranh và xây dựng, luôn luôn hướng về đích sống cao đẹp: phục vụ con người.

Sống bám víu lấy cuộc sống là sống với tâm trạng của kẻ "Sinh bất phùng thời". Bất mãn với cuộc sống mà không cách nào vượt thoát ra ngoài cuộc sống được. Do đó, họ tự tạo ra những nhu cầu giả tạo, rồi tự dối mình, chạy theo ảo ảnh, làm nô lệ cho lòng tham dục của họ. Họ lạc lỏng, bơ vơ trong cuộc sống. Họ chán sống mà cũng không dám chết. Họ ngụp lội trong lầy lụa, trong khổ đau mà vẫn bám lấy cuộc sống.


Bài viết của Võ Sư Lê Sáng


Võ sư Lê Sáng



ÐƯA VÕ ÐẠO VÀO HỌC ÐƯỜNG


Vấn đề đưa võ đạo vào học đường được coi như một vấn đề mới lạ, đối với sinh hoạt học đường.

Sự cảm nhận tiên khởi này, chính là do thói quen thành kiến lâu đời của chúng ta: Văn, Võ phải biệt lập, và được coi như là hai ngành sinh hoạt khác nhau. Tỉ dụ như thời Nguyễn, những khoa thi Võ Tiến Sĩ không có điều kiện ràng buộc nào cho các thí sinh vể điểm có biết chử hay không; cũng như những khoa thi trường (thi Hương, thi Hội, thi Ðình) đều không có ràng buộc nào cho các thí sinh về điểm có biết võ hay không. Ngoại trừ thời Trần và thời Lê. Thời Trần, sự cưỡng bách võ học được áp dụng chung cho cả công chúa, phi tần và văn quan, và thời Lê áp dụng chung cho các chức quan cai trị cả văn lẫn võ từ tứ phẩm trở xuống phải học thi Minh Kinh Khoa gồm cả kinh sử và võ thuật.
Như vậy, vấn đề đưa võ đạo vào học đường, nếu có mới lạ, chỉ là do thói quen và thành kiến từ thời hậu Nguyễn đến nay, chớ không phải là thói quen lâu đời suốt trong mọi thời của Việt Sử.
VIỆT VÕ ÐẠO VÀ TIỀN VIỆT VÕ ÐẠO