30/4/11

Ðòi nhân quyền giữa thành phố cộng sản





Kỷ niệm ngày đọc Tuyên ngôn Nhân quyền ở Sài Gòn năm 1977

Nguyên Huy/Người Việt
 Sunday, April 17, 2011

WESTMINSTER (NV) - Năm 1977, giữa lúc chế độ cộng sản đang cai trị gay gắt và hàng triệu người làm việc cho chế độ VNCH đang bị cầm tù, một nhóm luật sư can đảm cần loa đọc bản “Tuyên ngôn Nhân quyền của những người Việt Nam khốn cùng” giữa Sài Gòn.
Khi đó là ngày 23 tháng 4 năm 1977. Ðịa điểm lúc đó là phía trước nhà thờ Ðức Bà.
Tối Thứ Sáu, tại Westminster, gần 50 thành viên của Ủy Ban Nhân Quyền VN tổ chức kỷ niệm ngày Tuyên Bố Nhân Quyền Việt Nam này. Tổ chức buổi kỷ niệm này là các Luật Sư Trần Danh SanTriệu Bá Thiệp, những người 34 năm trước đã khẳng khái, can đảm gióng lên tiếng nói đòi hỏi nhân quyền cho người VN.

29/4/11

GIỌT NƯỚC MẮT CHO QUÊ-HƯƠNG

                    

        A20 Tống Phước Hiến
                                                                                                 

.                                                                            
            .. Ðến bao-giờ lấy lại được Giang-san!
                                                                                     Chế-độ nầy trâu ngựa sống không an,
                                                                                      Sài-lang đã dựng xong nền thống-trị.
                                                                                       Ai đứng dậy diệt trừ lũ quỷ ?
                                                                                       Ai trái tim lân-mẫn vạn dân tàn.
                                                                                       Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan,
                                                                                       Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn.
                                                                                                                      Nguyễn-Chí-Thiện.

                                                                                                     
          Việt Nam Quốc Dân Ðảng thực sự đi vào đời sống tình cảm, ý chí thuở tôi còn mài miệt sách vở học trò. Khởi đầu bằng bài trần thuyết về Việt Nam Quốc Dân Đảng mà cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự trở về lòng đất Việt của mười ba vị tuấn-kiệt là trọng tâm. Ôi đất-nước oai linh từ buổi hồng hoang đã được bảo vệ và thắm đượm bởi vô vàn mồ hôi, trí tuệ và máu lệ của hàng hàng lớp lớp Tiền nhân hiệt kiệt và chiến sĩ anh hùng vô danh trải dài nối tiếp hy sinh, đấu tranh không ngưng nghỉ ! Giọt nước mắt thán phục, giọt nước mắt cảm kích thân phận quê hương. Giọt nước mắt kiêu hãnh giống giòng oanh liệt từ thời niên thiếu ấy thấm loang trên giấy trắng học trò. Chính giọt nước mắt nầy đã dẫn dắt tôi đến với bạn bè cùng trang lứa đối mặt với quân thù.

          Thế hệ chúng tôi phải đương đầu với lắm kẻ thù. Chúng tôi phải quyết liệt đấu tranh để thắng cái bản ngã thấp hèn  tự tại trong mỗi cá-nhân của kiếp người; phải chấp-nhận thua thiệt mới giữ vững ý thức và trận tuyến.


SAIGON TRONG CƠN HẤP HỐI 30-4-1975


Nhân ngày 30-04,  Quán Lá xin được trân trọng gởi đến gia đình A20 và bè bạn năm châu những ghi nhận chính xác của một A20, người chứng kiến ngày lâm tử của Sài-Gòn nói riêng và giờ kết thúc quyền hành trên miền Nam Việt-Nam của chính phủ VNCH.
Hàng tỷ những bài vở, phỏng vấn tràn ngập trong thế giới thông tin từ 36 năm qua, đã vì vô tình hay cố ý bóp méo lịch sử. Hôm nay A20 Nhan Hữu Hậu, người có mặt tại dinh Độc Lập cho đến 17g chiều ngày 02-05-1975 đã mở trang sử cũ cho chúng ta nhìn một sự thật mà từ lâu chưa ai làm sáng tỏ.
 "Sài-Gòn giờ lâm tử"



SAIGON TRONG CƠN HẤP HỐI 30-4-1975

Nhan Hữu Hậu
(Cựu tù cải tạo trại A-20)

Đã 36 năm qua, hình ảnh Saigon trong cơn hấp hối vẫn còn rõ nét trong ký ức tôi. Giờ đây tôi muốn ghi lại những điều tôi biết, tôi thấy và tôi đã làm chỉ để đóng góp một vài sự kiện trong những giờ phút sau cùng của chế độ dưới cái nhìn trong cương vị một sĩ quan cận vệ của Thủ Tướng Chánh Phủ VNCH.

Chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, tại Dinh Độc Lập, một buổi lễ bàn giao trong đó Tổng Thống Trần Văn Hương, người kế nhiệm Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vừa từ nhiệm, trao quyền cho Đại Tướng Dương Văn Minh, người duy nhất mà Hà Nội bằng lòng thương thuyết. Chủ tịch Thượng Viện được mời làm Phó Tổng Thống và Thượng Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu được mời thành lập nội các. Buổi lễ trình diện tân nội các được dự định vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Tuy nhiên, có những biến chuyển khiến chuyện này đã không thể xảy ra. Sáng sớm ngày 30 tháng 4 năm 1975, tại Phủ Thủ Tướng tọa lạc tại số 7 đường Thống Nhất, diễn ra một buổi họp gồm có Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo, cùng một số nghị sĩ, dân biểu, các nhân sĩ có chân trong tân nội các họp với cựu tướng Pháp Vanuxem, đặc phái viên của Tổng Thống nước Cộng Hòa Pháp. Phía bên ngoài phòng khách, tôi còn nhận thấy sự hiện diện đặc biệt của cựu Thủ Tướng chánh phủ lâm thời Nguyễn Ngọc Thơ (tháng 11/1963), Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng, cựu Tư Lệnh LLĐB/VNCH và một số người tháp tùng ông đang trông chờ kết quả cuộc họp bên trong với tâm trạng lo âu, buồn bã. Độ một giờ sau, cựu tướng Vanuxem ra về để lại trên gương mặt mọi người sự thất vọng và lo sợ.

Sau đó Sở Truyền Tin Phủ Thủ Tướng được lệnh lên phòng của Thủ Tướng Mẫu để thu băng một bản hiệu triệu của Tổng Thống Dương Văn Minh. Lời kêu gọi của Tổng Thống Dương Văn Minh được một phóng viên và một kỹ thuật viên âm thanh của Đài Phát Thanh Quốc Gia đưa về đài và cho phát vào lúc 10 giờ sáng và chỉ phát được một lần. Sau đó khi Tổng Thống Dương Văn Minh được phía chiến thắng giải giao về Đài Phát Thanh Quốc Gia thì ông lại bị đẩy vào phòng vi âm thu cuốn băng thứ hai. Cuốn bằng này được phát nhiều lần, trong đó Tổng Thống Dương Văn Minh phải kêu gọi lực lượng còn lại của VNCH buông súng đầu hàng vô điều kiện.

Sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh thu băng tại phòng làm việc của Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu xong, ông cùng các vị trong nội các chưa được tấn phong chuẩn bị qua Dinh Độc Lập, có thể là sẵn sàng để chuyển giao quyền hành? Tại phòng khách trên lầu 2 của Dinh Độc Lập, tôi thấy có giáo sư Bùi Tường Huân, các nghị sĩ Vũ Văn Mẫu (Thủ Tướng), Thái Lăng Nghiêm (Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng), Dân Biểu Lý Quí Chung (Bộ Trưởng Thông Tin) và một số người khác. Trong khi ấy, tại phòng làm việc của Tổng Thống Dương Văn Minh có mặt chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QL/VNCH và tôi (Nhan Hữu Hậu). Đại tá Vũ Quang Chiêm Chánh Võ Phòng Tổng Thống, Đại tá Lê Thuần Trí Chánh Sở Quân Vụ, Trung tá Võ Ngọc Lân Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn An Ninh Danh Dự thì ngồi trong phòng làm việc của Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống.

Đại Tướng Minh làm việc một mình trong phòng và không có Chánh Văn Phòng Trương Minh Đẩu cũng như Sĩ Quan Tùy Viên Hoa Hải Đường thường nhật luôn làm việc bên cạnh ông. Thấy vậy, tôi bước đến nghiêm chỉnh và trình:

- Thưa Tổng Thống cần gọi đâu, xin Tổng Thống chỉ thị.

- Em gọi cho qua Thượng Tọa Trí Quang.

Tiếp nhận tờ giấy rời với các số điện thoại chi chít trên tay Tổng Thống Dương văn Minh, tôi gọi Thượng Tọa. Chuông reo một lúc nhưng đầu giây bên kia không có người trả lời. Bên cạnh, một máy điện thoại khác reo, tôi nhắc ống nghe. Từ đầu giây bên kia có giọng nói:
-  Tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài, chỉ huy trưởng lực lượng phòng thủ còn lại tại Tổng Tham Mưu, cho tôi nói chuyện với Đại Tướng Minh.

Tôi bảo Thiếu Tá Tài chờ tôi trình Tổng Thống. Áp ống liên hợp vào tai, Tổng Thống Dương Văn Minh nói: “Qua nghe đây em”.

- Thưa Đại Tướng, tôi còn quân mà sao Đại Tướng đầu hàng?

- Đã trễ rồi em. Tôi muốn tránh cho dân khỏi chết chóc và Saigon khỏi thành bình địa. Mình phải cứu dân trước đã !

Nghe đến đây, tôi bước ra ngoài trong lúc Tổng Thống Dương Văn Minh đang còn tranh luận với Thiếu Tá Tài vì sao mà ông phải trao chính quyền cho Cộng Sản.


Bước dọc hành lang trên lầu nhìn ra tiền đình Dinh Độc Lập, nhìn thấy hai cánh cổng sắt phía trước đã rộng mở, vũ khí đủ loại và chiến xa của lực lượng phòng thủ Dinh đã được chất thành đống trước bồn nước theo lệnh của vị Tổng Thư Lệnh sau cùng của VNCH. Độ một giờ sau, chiếc GMC chở đầy quân trong các bộ quân phục ngụy trang lẫn lộn, bên thành xe có treo một miếng vải trắng được cột trên cao chạy vào đậu bên trong cánh phải của Dinh, trong tay họ vẫn còn vũ khí cá nhân. Họ chỉa súng vào khoảng không vừa bắn vừa la khóc trong uất hận, rồi xuống xe cởi bỏ áo trận, vất súng ngổn ngang sau đó tự động tan hàng.

Khoảng 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4, xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh Độc Lập mà không gặp một sức kháng cự nào, vì cổng chánh đã được mở rộng từ trước. (Chú thích của tác giả: Sau giờ phút này, Cộng Sản đã lợi dụng đêm tối, ngụy tạo cho đóng 2 cổng này lại, ủi sập rồi tuyên truyền đây là hang ổ cuối cùng của ngụy quyền đã bị thanh toán). Kể từ lúc này, tôi không thấy 2 vị Đại Tá Vũ Quang Chiêm và Lê Thuần Trí ở bên cạnh Đại Tướng Minh nữa.

Từ hành lang lầu 2, phía ngoài phòng khách chỉ còn lại Tổng Thống Dương Văn Minh và Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh (vẫn mặc quân phục). Trung tá Võ Ngọc Lân và tôi đứng chờ đợi chuyện kế tiếp diễn ra. Một cán binh mặc áo thun trắng chạy lên lầu hỏi trỏng: “Thằng Minh đâu rồi?”. Hắn hỏi như vậy 3 lần, nhưng Tổng Thống Minh chỉ chắp tay sau đít đi tới đi lui mà không trả lời. Tôi chỉ vào ông và nói với hắn: “Tổng Thống Minh đây nè”. Tên cán binh ngó qua xong rồi chỉ tướng Nguyễn Hữu Hạnh bảo cởi quấn phục ra. Tôi lấy chiếc chemise của tôi trao cho ông mặc tạm.

Như đã nói ở trên, chúng tôi và một phần nội các chưa tấn phong bị gom lại ngồi trong phòng khách có vệ binh canh giữ bên ngoài, ngoại trừ Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền đã về nhà bằng phương tiện riêng trước khi xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh. Phần còn lại của nội các và quân, cán, chính phục vụ trong Dinh Độc Lập lúc đó bị giữ ở đâu đó tôi không được rõ, vì không nằm trong tầm mắt của tôi.

Điều đáng lưu ý là nhóm dân biểu đối lập trước đây thường tự xưng là thành phần thứ ba do Dân Biểu Lý Quí Chung đại diện. Ông Chung đã đến trước tên cán binh Cộng Sản tự giới thiệu mình là thành phần thứ ba trong chánh phủ Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, nhưng tên cán binh hét lên: “Không có thành phần nào hết, ngồi lại kia”.

Vì chưa được tiếp xúc với đại diện phía bên kia, nên Tổng Thống Dương Văn Minh và chúng tôi vẫn ngồi trong phòng khác dưới sự canh gác chặt chẽ các cán binh Cộng Sản phía bên ngoài. Trời đã xế chiều, bỗng có nhiều tiếng súng nổ từ trong Dinh Độc Lập, chúng tôi được di chuyển xuống tầng hầm, nơi có đặt máy truyền tin để sử dụng khi có biến cố xảy ra, cạnh đấy là phòng dùng làm xạ trường để các cận vệ thực tập tác xạ và một nhà kho dự trữ lương thực phòng khi có biến động. Chúng tôi được đưa lên phòng khách trở lại trên lầu 2 và một cán binh xoa tay giải thích: “Nhân dân vui quá nên đốt pháo ăn mừng?”.

Sau đó, một phái đoàn Cộng Sản khoảng sáu bẩy người ăn mặc thường phục và quân phục lẫn lộn không đeo quân hàm tiến vào phòng khách. Một người mặc thường phục tự giới thiệu với Tổng Thống Minh là kỹ sư Tô Văn Ký, đại diện Thành Ủy đến tiếp xúc và nói vài lời trấn an. Trước khi rời khỏi phòng, ông ta trao cho Đại Tướng Minh hai gói thuốc lá Điện Biên và hai bánh lương khô Trung Quốc. Ông nhận và giao lại cho tôi giữ. Lúc này sự đi lại của chúng tôi bị kiểm soát rất chặt chẽ, ra vào phải có sự chấp thuận của các cán binh canh gác bên ngoài. Đến tối, chúng tôi được phát mỗi người một ổ bánh mì ngọt ăn với đường thẻ. Riêng Đại Tướng Minh được người nhà gởi vào một nồi cơm chiên và một trái dưa hấu. Ông chia sẻ và yêu cầu mọi người ăn chung.

Trong suốt ngày 1 tháng 5 từ sáng đến tối, không có một cuộc tiếp xúc nào hoặc thăm hỏi của phía bên kia, thỉnh thoảng có một nhóm người đi qua ngó vào phòng khách rồi lại đi.

Ngày 2 tháng 5 đến gần trưa, một phái đoàn báo chí Miền Bắc trong đó có cả các hãng truyền thanh truyền hình thuộc khối Cộng Sản Đông Âu vào trong Dinh và họ được nói chuyện với Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo đầu tiên. Các phóng viên bấm máy lia lịa, nhưng đến khi họ hỏi chuyện thì ông khoát tay: “Mấy anh tắt máy thu băng đi, đây chỉ là một cuộc nói chuyện bình thường chứ không phải là cuộc phỏng vấn. Hòa hợp hòa giải gì các anh. Hòa hợp hòa giải gì mà hai ngày nay không cho người ta súc miệng rửa mặt?”. Sau đó báo chí  truyền thông (tất nhiên là của nhà nước Cộng Sản) bắt đầu dàn cảnh quay phim chụp hình. Chúng tôi được đi rửa mặt chải đầu và sửa soạn quần áo cho ngay ngắn, rồi ngồi vào ghế chụp hình quay phim với lệnh mọi người phải tươi cười để họ hoàn thanh cuốn pim thời sự !!!

Khoảng 5 giờ chiều, tôi và một số người mà Cộng Sản cho là không quan trọng được phát mỗi người một tờ giấy đánh máy nhỏ nói là được trả tự do. Nhìn vào tờ giấy, tôi thấy người ký tên là Đại Tá Vương Thế Hiệp, chánh văn phòng của tướng VC Trần Văn Trà. Trước khi rời khỏi nơi này, tôi đến chào từ giã Đại Tướng Dương Văn Minh, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu và Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo. Tôi hỏi ông Hảo có nhắn gì về cho gia đình không, ông chỉ nói: “Em ghé nhà nói với chị là anh vẫn bình yên, kế đó nhờ em ghé nhà báo cho cụ Hương biết là vâng lệnh ông cụ anh đã giữ số vàng còn lại không cho chở ra nước ngoài”.

Rời khỏi Dinh, trước tiên tôi đến nhà Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo báo tin cho gia đình biết nơi ông bị giam giữ, rồi sau mới đến nhà Cụ Trần Văn Hương, ngôi biệt thự cũ kỹ nằm khuất trong hẻm 216A Phan Thanh Giản và nói lại những gì Tiến Sĩ Hảo nhờ trình cho cụ hay. Nghe xong, cựu Tổng Thống Trần Văn Hương thở một hơi dài nói: “Mấy hôm nay, qua lo quá, đã dặn em Hảo rồi mà không biết nó có làm kịp không. Qua có gọi cho Hảo nhiều lần, nhưng đường dây bị cắt. Qua có nói với nó: ráng giữ số vàng này, đừng cho mang đi, nếu còn kịp thì mua thêm vũ khí đạn dược tiếp tục chiến đấu, còn như không kịp thì số vàng này của người Việt Nam, hãy để lại cho người Việt Nam sử dụng”.

Nhưng hỡi ơi, tình thế đã đổi thay, vận nước đến hồi đen tối, Miền Nam Việt Nam đã lọt vào tay Cộng Sản. Là một quân nhân nhiều năm phục vụ quân đội và phục vụ chính phủ, tôi chỉ biết tuân hành lệnh thượng cấp trong những giờ phút sau cùng và tôi rất hãnh diện khi thi hành xong thượng lệnh và nhiệm vụ. Tôi thiển nghĩ công luận về công hay tội, xin hãy để cho đời sau phê phán.

A20 Nhan Hữu Hậu
Tháng tư 2011


GHI CHÉP THÊM:

Sáng ngày 8 tháng 4 năm 1975, phi công Nguyễn Thành Trung lái chiếc F-5 dội bom vào Dinh Độc Lập. Trái bom phá hủy một lỗ đường kính khoảng 1 mét trước bậc tam cấp dẫn lên lầu 2. Tại Phủ Thủ Tướng, lực lượng phòng tủ đã được tăng cường khi có báo động. Trạm gác ở góc đường Thống nhất Nguyễn Bỉnh Khiêm có binh sĩ Nhảy Dù bố trí tại những vị trí trong yếu, hướng mũi súng về Phủ Thủ Tướng. Tôi lập tức rời văn phòng sang Viện Bảo Tàng trong Thảo Cầm Viên. Tại đây, tôi gặp Thiếu Tá Nghiêm, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ12-Nhảy Dù và hỏi lệnh của ai mà ông ấy điều động tiểu đoàn về đây. Thiếu tá Nghiêm cho biết là lệnh của Biệt Khu Thủ Đô. Tôi gọi hỏi từ trưởng phòng 3 đến Tham Mưu Trưởng đều không biết. Tôi gọi cho Trung Tướng Minh và được ông xác nhận: “Lệnh của Tổng Thống. Em trình cho Thủ Tướng biết đi”. Tôi trình cho Thủ Tướng Khiêm. Khoảng 10 phút sau, tôi được Đại Tá Võ Văn Cầm Chánh Văn Phòng của Tổng Thống gọi hỏi: “Hồi nãy toa gọi Trung Tướng Minh làm gì vậy?”. Tôi nói: “Tiểu Đoàn 12 Nhảy Dù đang bố trí chĩa súng vào Phủ Thủ Tướng nên tôi hỏi Trung Tướng để trình Thủ Tướng”. Ông Cầm  nói: “Toa lộn xộn hoài. Từ nay có chuyện gì thì gọi cho moa. Nếu không có thì gọi cho thằng Điền (hàm ý Hải Quân Đại Tá Trần Thanh Điền). Tôi vào trình lại với Thủ Tướng thì ông nói ngay: “Thằng làm tàng hoài”. Sau đó tôi hộ tống Thủ Tướng qua Dinh Độc Lập họp, khi xe đến đường Thống Nhất, tôi thấy chiếc xe díp chở Trung Tướng Trần Văn Minh Tư Lệnh Không Quân theo vào Dinh sau đoàn xe Thủ Tướng.

Đây là những dữ kiện gồm những gì  mà Đại Tá Vũ Quang Chiêm nói với nhà báo Thanh Thương Hoàng. Vì thế cho nên tôi muốn nhân dịp này viết thêm một đoạn có liên quan đến quyền lực chính trị lúc bấy giờ để tùy dư luận phán xét. Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Thanh Thương Hoàng, cựu Đại Tá Vũ Quang Chiêm nói ở đoạn cuối như sau:

“Còn một chuyện này nữa, ngày 6 tháng 4 năm 1975, anh Võ Văn Cầm có nói với tôi: kể từ hôm nay và trong 3 ngày sắp tới, nếu có biến cố gì xảy ra anh cố điều động lực lượng phòng vệ Dinh (Độc Lập) cố thủ cho bằng được từ cổng vào tới trong dinh trong thời gian chừng độ nửa giờ, sau đó tôi có người lo.Tôi thắc mắc: tại sao lại có chuyện đó. Anh Cầm nói: Có thể có đảo chánh và sẽ có lực lượng Nhảy Dù và Thiết Giáp tiếp cứu”.

Không thấy có đảo chánh xảy ra như chúng ta biết mà sáng ngày 8 tháng 4 năm 1975, phi công Nguyễn Thành Trung thả bom Dinh Độc Lập ./.





28/4/11

Phỏng vấn nhà báo Vũ Ánh







VIỆT NAM 1975… NHỮNG BIẾN ĐỘNG ĐỔI ĐỜI

*12-2-2010 The Kim Nhung Show với Nhà Báo Vũ Ánh. Phần 1
 


19/4/11

A20 Đoàn Bá Phụ đã.... bỏ cuộc chơi




CHỈ CÒN NHAU !!!



Quán Lá trân trọng giới thiệu một tản văn của A20 Vũ Trọng Khải Phu Nhân, một cây viết từng "oai trấn giang hồ" ở Úc Châu mà bấy lâu nay A20 Vũ Trọng Khải dấu kỹ tài hoa "Bề Trên" của anh.
Chị Ý Cơ đã viết bằng tất cả cảm xúc của mình khi chị từng cùng phu quân sinh hoạt trong gia đình A20, từ khi Quán Lá cất chòi dựng nghiệp.
Và bài viết này khởi đi từ mất mát của gia đình A20 khi con đại bàng A20 Đoàn Bá Phụ đã bay đi không về nữa.




CHỈ CÒN NHAU !!!
( viết cho những A-20 )
                                                                                                                 Ý CƠ / ÚC CHÂU
                                                                                                                 18/4/2011


Những hình ảnh ghi lại quá khứ đau thương, đảo ngược cuộc sống của người dân Miền Nam Việt Nam trước tháng 4 – 1975, vẫn hằn sâu trong từng rãnh nhớ chúng ta, dù đã qua rồi 36 năm !
Những biến cố kinh hoàng đó, quá sâu đậm, nên tất cả người Việt còn hiện diện trên khắp địa cầu này đều có tâm trạng giống nhau, vào những tháng đầu năm, sau Tết dương lịch cho đến ngày 30 tháng 4.
Một phóng viên người Pháp đã viết cuốn sách với tựa đề
“ CRUEL AVRIL 1975/ LA CHUTE DE SAIGON.”
Đó là OLIVIER TODD.
Đã được giáo sư Phạm Kim Vinh chuyển dịch Việt ngữ với tưa đề :
“ THÁNG 4 ĐEN.”
Tác gỉa  dùng chữ CRUEL … từ âm hưởng cho đến ngữ nghĩa … tạm đủ để diễn tả nỗi thảm khốc của một tháng 4 nghiệt ngã.
Với dịch gỉa, GS/ Phạm Kim Vinh, cho trình bầy trên bìa sách “ THÁNG TƯ ĐEN.” .. chữ ĐEN, được viết hoa đậm nét bên cạnh hai chữ “ THÁNG 4.”  màu đỏ tươi ,giống như màu máu, đã cho người cầm cuốn sách trên tay hình dung được một mầu tang tóc, màu của đau thương tột cùng … MẦU BIỂU TƯỢNG CỦA NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN.
Sự kiện bắt đầu từ tháng 1 năm 1975, khi những trái hỏa tiễn được chế tạo từ Liên Sô, từ Trung Cộng hay Đông Âu, đã xoáy nát một vài nơi tại Biên Hoà …..
Và rồi, vào ngày 10 tháng 3, người dân miền Cao Nguyên, run rẩy, kinh hoang dưới làn đạn đại liên bắn chéo cánh sẻ …. Run rẩy, kinh hoang dưới làn pháo cối  ……
Trộn trong biển khói đen mịt mù, trong ánh lửa bừng  sáng từ nòng súng đại liên là những tiếng rên la xé lòng !
Những hoả tiễn ấy, những viên đạn súng cối ấy, những tràng đại liên bắn chéo cánh sẻ ấy, được dội lên đầu, lên thân xác người dân Cao Nguyên, được gởi đi từ những bàn tay người cộng sản !!!
Một lần nữa, hãy đào xới những rãnh sâu còn hằn trong tim óc mỗi chúng ta, hãy lật ra những trang sách viết về nỗi đau thương khôn siết ….nhất là ….hãy mở toang cánh cửa quá khứ để nhìn cho rõ những hình ảnh bi thảm không thể nào quên.

Anh ở đâu ? nơi nào nơi tuyền đầu Phước Long, Buôn Mê Thuật …. Hay đang trên đường di tản dọc tỉnh lộ 7 từ Cao Nguyên đổ về Duyên Hải , từ Huế vào Đà Nẵng …
Trong làn sóng người di tản từ Lâm Đồng,Tuyên Đức/ Đalạt đổ xuống Phan Rang Anh đã mang tâm trạng nào theo cùng  hành trang di tản nhỏ nhoi trên vai Anh.

Giữa biển người di tản trên quốc lộ I, Anh có thấy một chiếc xe vespa, vứt ngã bên đường ? nó đã từng chở cả một gia đình đang cuống cuồng chạy xa cõi chết, nhưng cuối cùng,  gia đình tang thương đó, cũng mỗi người một nơi, thân xác văng vãi trên đường. Con đường đó, con đường Anh từng đi qua, nay được mang tên “ ĐẠI LỘ KINH HOÀNG !”

Rồi những năm tháng sau,
Trên những con đường các Anh đã đi qua, chuyển từ trại tù này đến trại tù khác, nó có thể đã là con đường mà người dân miền Nam đã đi qua trong “CUỘC BỎ PHIẾU BẰNG CHÂN ” ngày nào.
Anh có nhớ những giọt mồ hôi chảy dài từ trán xuống làm cay mắt Anh trong những ngày nóng đổ lửa khi vác những cành củi khô hay khi phải đào những giao thông hào quanh trại tù, để ngăn cản chính mình muốn đào thoát tìm tự do !!!
Anh còn nhớ những đêm núi rừng lạnh buốt thấu sương … thao thức, hay chập chờn trong giấc ngủ mà vẫn nhớ về gia đình, nhớ người thân yêu, đôi khi thậm chí nhớ cả bà con lối xóm … cũng có thể Anh đã mê thiếp gọi tên Em trong giấc ngủ sau một ngày khổ sai nhọc nhằn !!!
Anh có còn nhớ chăng,
Những buổi sáng thức dậy theo tiếng kẻng, với thân xác còn trong cơn mộng mị
(có Anh kể lại và gọi đó là “ TIẾNG KẺNG GỌI HỒN.” ) .
Những buổi chiều thất thểu trở về trên thân xác rã rời, trên vai chiếc khăn như đã nặng hơn lên khi thấm đẫm mổ hôi nhọc nhằn tủi nhục.

Anh có nhớ chăng ?
Những giây phút mong chờ, háo hức khi nhận được thư nhà hẹn ra thăm.
Cảm xúc ngập tràn khi được nhìn rõ mặt nhau, siết chặt tay nhau … tham lam nuốt trọn hình ảnh người thân yêu cho thoả những ngày thương nhớ… Cũng không quên trao nhau những nụ hôn vội vã khi chia tay…

Nó cứ trải dài như thế trên những năm tháng tù đầy.
Anh đã bao lần đếm được những khoảnh khắc ngập tràn hạnh phúc khi nhớ đến tình cảm nồng ấm của người thân … của Em…. vẫn theo Anh từng bước chân trong những tháng ngày xa vắng.
Cũng chính nhờ những tình cảm này, là nguồn vốn quí giá giữ vững tâm hồn và ý chí các Anh trong ngục tù.
Nó, cái tình cảm quí giá đó, đã đè bẹp những thiếu thốn vật chất mà Anh phải chịu đựng, dù rằng ngày về đoàn tụ với gia đình vẫn còn mờ xa…..

Trong nỗi đau thương chung của cả Dân Tộc, mỗi chúng ta có một định phận, là một nét chấm rất nhỏ trên bản đồ Việt Nam tả tơi, đau thương.

Khi Anh ngược xuôi trên đường di tản,
Chị, trong cùng hoàn cảnh, đang ngồi ôm con, lo âu nhìn lên những đốm lửa, những vầng khói đen ngùn ngụt của trận pháo kích vào thành phố, Chị giật mình, dang rộng vòng tay ôm siết những  con thơ, như gà Mẹ sải cánh che cho đàn con trước lũ diều hâu hung ác.

Chị đã đi suốt những con đường dài chông gai của rừng núi, dẫn đến những trại tù bó chân Anh … Tay xách nách mang những món ăn đạm bạc nhưng được chắt chiu, gởi gắm thương yêu .
Ngược xuôi trên những chuyến tàu đêm, tàu chợ, nhẩy lên tàu, đeo theo tàu, có Chị đã bị chấn thương đôi chân son nhỏ, ngày nào được Anh nâng niu sắm cho đôi giầy, đôi guốc…mà ngày nay, mỗi khi tiết trời thay đổi đôi chân son ấy lại bị hành đau nhức …
 Chị vẫn thất thểu bền lòng theo Anh trên bước đường chuyển trại.

Đã có được bao lần chúng ta mở toang cánh cửa quá khứ, dù nhớ lại niềm hạnh phúc hay nỗi khổ đau … những kỷ niệm đáng nhớ hay cần quên, vẫn là gia tài quí báu của mỗi chúng ta. Hãy chia cho nhau để thấy rằng cuộc đời với đầy  ái, ố, sầu, bi … này, chúng ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người khác, những người đang sống trên chính Quê Hương mình không tự do.

Hôm nay đây, xuôi theo dòng chảy cuộc đời, trong con sóng, khi cuồng nộ, khi đong đưa vỗ về … dù gì đi nữa, chúng ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người khác !!!
Xin hãy nâng niu những giây phút có được bên nhau.
Xin hãy vuốt nhẹ mái tóc người bạn đời chung thuỷ, dù đã ngả mầu.
Hãy ôm vai những đứa con đã trưởng thành để các cháu thấy được cuộc sống ngập tràn  tình yêu thương của cha mẹ, và ôm siết đàn cháu ngây thơ, đó là những khối vàng sáng chói long lanh vô giá đã cho ta hạnh phúc từng giây.
Xin pha một ấm trà ngon để mời người bạn gần kề bên ta,
Xin bấm nút con số của máy điện thoại để chúng ta được nghe tiếng nói của nhau, tuy xa ngàn dặm nhưng lại quá gần như trong gang tấc bên nhau.
Xin bấm máy computer để còn biết tin nhau. Để không nuối tiếc khi ai đó lià xa  ta về nơi cuối dòng sông định mệnh. ……
Xin mượn câu thơ sau của nhà thơ Hư Vô tại Sydney :
Chúng ta mất hết, chỉ còn nhau.”
      
Ý CƠ / ÚC CHÂU
Sydney, 18/4/2011
Viết vào đêm không ngủ,
Khi được tin Anh Đoàn Bá Phụ
Chia tay chúng ta.




Tâm tình của A20 Lê Hoàng Ân



Kính thưa quý vị Niên Trưởng,
Kính thưa quý vị Huynh Trưởng,
Thưa anh em trong trại Trừng  Giới A.20,

Như tôi đã nói trong thư trước, tôi không phải là một văn sĩ, tôi không phải là một thi sĩ, tôi chỉ nói lên những gì tôi cảm nhận được và những gì tôi suy nghĩ mà nói lên mà thôi.

Thời gian tôi trải qua ở Trại Trừng Giới A.20 Xuân Phước quá ngắn ngủi, chỉ có từ ngày bọn VC chuyển toán chúng tôi từ Chí Hoà (có thể là toán đầu tiên), cuối tháng 11/1978 ra Xuân Phước, cho đến ngày chúng thả nhóm 38 người trong đó có tôi, sau hơn 1 tháng chúng giữ làm tôi mọi cho chúng trong khuôn viên doanh trại của chúng (từ tháng 09 chúng ghi trên lệnh tha cho đến gần giữa tháng 11/1981 chúng tôi mới về đến nhà tại Sài-Gòn, trong chuyến đó có Anh Lê Kim Ngân xuống ga Nha Trang, nghe nói tìm cách vượt biên với gia đình rồi mất tích luôn, không kiểm chứng được). Tôi không có dịp hoặc không có cơ hội tham gia vào những sinh hoạt của anh em có tinh thần quốc gia tuyệt vời qua tờ Hợp Đoàn, qua những sinh hoạt văn nghệ chống Cộng ngay trong nhà tù, qua những cuộc chống đối ngầm hay nổi đối với bọn khát máu, nhưng ít ra tôi cũng có những dịp nói chuyện với một số anh em trước khi tôi được chúng thả về. Một số khuyên tôi giữ im lặng vì chức vụ của tôi.

THUNG LŨNG TỬ THẦN ..!



A20 PHẠM TRẦN ANH



.Tốt nghiệp Học viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gòn VN.
. Biên Khảo Lịch sử và văn hóa  Dân tộc Việt Nam.
. Hội Văn bút Quốc tế.
. Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam.
. Mặt Trận Dân Tộc Cứu Nguy Việt Nam.









THUNG LŨNG TỬ THẦN ..!


Có điều thật kỳ lạ là những trại tù, nơi địa ngục trần gian mà lại mang cái tên thật đẹp nhưng lại rất oái oăm trái khoắy đối với những người tù. Trại tù, địa ngục trần gian mà lại có tên là Xuân Lộc, sau này đến một trại kỷ luật “Trừng giới” nơi có biệt danh là “Thung lũng tử thần” cũng có một cái tên đẹp thật đẹp là Xuân Phước .. quả là tận cùng địa ngục nơi mà có 5 vị linh mục đã chết trong biệt giam và cả ngàn ngôi mộ của anh em tù nhân, nơi mà Võ sư chưởng môn Vovinam Lê Sáng, ký giả Vũ Ánh, nhà văn Đỗ văn Phúc, Đại uý Pháo binh Dù Lê Thái Chân, Phan văn Bàn người tù 30 năm và nhà thơ Vũ Đình Thụy mới ra tù cách đây 2 tháng sau 18 tháng bị bắt làm tù binh và 29 năm 2 tháng 11 ngày vì tội lật đổ chế độ, vị chi tổng cộng là 30 năm 8 tháng 11 ngày. Vũ Đình Thụy là người mới được giải thưởng văn học VASYL STUS “Quyền tự do viết văn 2007” và được mời là Tân Hội viên danh dự của Trung tâm Văn bút Hoa Kỳ/ PEN New England … là những người bị tử thần né mặt nên còn sống đến bây giờ: 

Bóng tối xà-lim




Tưởng niệm những A20 chết trong xàlim Xuân Phước

một thời bi sử bờ Nam bắc
đi trọn kiếp tù rỉ máu chân mây
thân tàn phó mặc cho Trời Đất
đất ở đây mộ huyệt tù đầy

bọn chúng tôi
một đám ma người
đi chân đất buổi khốn cùng số kiếp
trên gai nhọn đá dăm
chân chai hóa thú
chốn quê nhà về lại quá xa
Em có nghe tiếng rừng vô vọng
đời người qua bóng xế trăng lu
phận tù nghiệt ngã đòn thù hận
sống với oan cừu bọn quỷ ma
muốn biến chúng ta thành bầy dã thú
lao nhục kiệt người
khoai sắn cầm hơi
bỗng ray rức nhớ Em
đốm lửa tình yêu
bảo hòa độc dược
trong mưa nấm tình mình thưở trước

khi khẩu hiệu giương cao
không ăn không làm
trại A20 xuống đường bất bạo động
phản đối bọn cai tù đánh hội đồng
những bạn tù chống đối lãng công
tống vào xàlim cùm chéo
nhưng chúng đâu ngờ mọi nẻo
những người lính Miền Nam gan góc
vẫn hiên ngang từ đá sỏi vươn lên

khi đôi chân bị cùm xâu chuổi
lở loét lòi xương đau thốn óc
và ngày tháng dài lê lao nhọc
khi ruột già thiếu sắn khoai
suốt tháng nằm im
không sản xuất chút phân tươi phấn khởi
chuyện tưởng như đùa
nơi địa ngục trần xì

lấy vũ khí mong manh
chọi kẻ thù
Nguyễn Ngọc Điển luận bàn
chuyện chưởng Kim Dung
ngậm ngùi Mộ Dung Phục nước Yên
hóa tàn hóa dại nỗi lòng cố quốc
Nguyễn Bá Tước nhập thiền
mong bảo tồn khí lực
giữa tử sinh cây khô cạn nước

rồi một ngày bị gọi đi tra khảo
cố uống căng đầy một bụng nước dơ
tiểu vào chiếc thau nhôm chứa cứt
chia đều bạn cùm một ngụm
cho cơn khát điên cuồng
ôi muôn năm nước tiểu
thứ hạnh phúc khai nồng
Bùi Đạt Trung thực dụng uống liều
Phùng Văn Triển ậm ừ lấy trớn
giòng rượu nhạt vô ưu cứu độ
mong sống sót
Đỗ Văn Phúc bầm mình khô khốc
im lặng nhớ nhà
nhớ Vũng Tàu xa

Cái Trọng Ty



A20 LAU SỸ PHÚC Đã Đến Bến Bờ Tự Do



 
MỘT NẠN NHÂN CỦA VỤ ÁN DÒNG ĐỒNG CÔNG - CỰU TÙ TRẠI TRỪNG GIỚI A 20 XUÂN PHƯỚC - LAU SỸ PHÚC - ĐÃ ĐÀO THOÁT KHỎI NHÀ TÙ LỚN VIỆT NAM




A20 TRẦN VĂN LONG Đã Đến Bến Bờ Tự Do



MỘT HỘI VIÊN HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAM: TRẦN VĂN LONG SAU 20 NĂM TÙ ĐÀY ĐÃ ĐÀO THOÁT KHỎI NHÀ TÙ LỚN VIỆT NAM


Từ: Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước

Kính thưa quý vi hữu, quý chiến hữu và quý niên trưởng,

Cựu tù nhân Trần Văn Long, một tù nhân chính trị đã trải qua 20 năm trong các nhà tù của cộng sản Việt nam, ra tù đã đào thoát sang Thái Lan tỵ nạn. Từ Nancy, Pháp Quốc, nhóm phóng viên Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước đã liên lạc được với cựu tù Trần Văn Long và thực hiện cuộc phỏng vấn sau đây.

7/4/11

Đoàn Văn Xường



A20 Kiều Công Cự



Chân Dung Tác Giả





Sinh năm 1942 tại Quảng Nam. Gia nhập Khóa 22 (1965-1967), Trường Võ Bị Quốc gia Việt Nam. Chọn Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến khi ra Trường và ở Tiểu đoàn 2, và Tiểu Đoàn 9 từ 22/12/67 đến 30/4/75. Đi tù VC từ 24/6/75 đến 1/4/85. Cùng Gia đình định cư tại Mỹ theo Chương trình HO 22 (22/11/1993). Đã qua tuổi về hưu nhưng vẫn còn đi làm. Rất mong ước có đủ sức khỏe, và đam mê để tiếp tục viết, và dịch những sách Quân sử VNCH.

* * *





Trong Tập san BĐQ số 29, phát hành tháng 5/2010, ở trang 64, có bài thơ “Em, Anh và Cuộc chiến” của Tịnh Nhiên, đã làm tôi xúc động. Bởi vì Đoàn văn Xường là người bạn cùng Khóa cuả tôi mà người con gái này đã quen, đã biết và nhớ rất rõ về cấp bực, chức vụ, đơn vị, và KBC của bạn tôi:

...Gặp được Em, cô bé mới lên mười
Đôi mắt thơ ngây má phúng duyên cười
Trong nhung lụa, em như công chúa nhỏ
Nào ai biết cuộc đời sẽ thay đổi

LỄ TRUY ĐIỆU


LỄ TRUY ĐIỆU CỐ ĐẠI ÚY
NGUYỄN NGỌC BỬU VÀ
5 SĨ QUAN TRỐN TRẠI BỊ GIẾT

*Cố Đại úy Nguyễn Ngọc Bửu khóa 25 trường Võ bị Quốc Gia là một Sĩ quan gan dạ, một cấp chỉ huy thương yêu binh sĩ dưới quyền... (Cựu sinh viên Võ Bị Đà Lạt khóa 23 Nguyễn Trọng Việt)
* “Tôi bị CSVN bắt giam 17 năm, tôi nghĩ rằng mình gặp thương đau và bất hạnh, nhưng qua tấm gương cố Đại Úy Nguyễn Ngọc Bửu và những chiến hữu của chúng ta đã bị quân thù giết dã man thì đấy mới chính là những hy sinh cao cả không thể quên được..” (Phan Tấn Ngưu, Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam Cali).

CẶP LỰU ĐẠN "MINI"


A20 Nguyễn Văn Học


       Miền Nam, kể từ đầu tháng tư, trời hình như trở nên nắng gắt, có lẽ để chuẩn bị chào đón mùa mưa sắp tới, đâu đây cũng đã có rải rác một vài cơn mưa sớm.  Những cơn mưa đầu mùa như thúc dục nhà nông thêm tất bật dọn đất, ruộng, cho kịp thời vụ. Suốt một cánh đồng rộng, dài mút tầm mắt, những cột khói đốt đồng chừng như cũng mệt mỏi, rã rời vì nắng hạ, đang uể oải uốn mình bay lên nền trời trong vắt, cánh đồng về chiều bỗng trở nên vắng lặng, khi những người nông dân âm thầm thu dọn đồ đạc trở về.
       Gian quán đầu làng của Bà Ba lần lần đông khách, dân trong làng thường tụ tập vào buổi chiều tà.  Khi công việc đã tạm ổn cho một ngày, trên đường về nhà, họ gặp nhau uống ly cà phê, ly chanh đường giải khát, sau một ngày làm việc vất vả, trao đổi với nhau vài ba câu chuyện thời sự, chiến sự, chuyện làng xóm, chuyện mùa màng v..v.. Một số người có máu Lưu Linh, rủ nhau "lai rai ba sợi" cho ấm lòng, trước khi về nhà dùng bữa cùng gia đình. 

Chiếc kẹo nhỏ trong bàn tay người chết


DUY LAM

Tặng Nguyễn Khoa Doánh với lòng tiếc thương vô hạn,
người bạn tù chết tại trại Hà Nam Ninh 1981.


Chiếc kẹo nhỏ trong bàn tay người chết
Nắm không buông như níu kéo cuộc đời
Chiếc kẹo nhỏ trong bàn tay người chết
Người bạn tôi vừa rời bỏ cuộc đời
Chỉ vừa đây trong tiếng rên hấp hối
Anh cầu xin tìm hộ cho anh
Một chiếc kẹo vì anh thèm chất ngọt
Nhiều tháng năm chỉ chờ đợi lúc này
Ý nguyện ấy anh chỉ còn dám nói
Khi thịt da cái lạnh đã ngập tràn
Lũ chúng tôi cùng bạn anh chạy loạn
Trong trại tù miệng rối rít van xin
Một cái kẹo nhanh nhanh cho người bạn
Sắp ra đi mau mau kẻo muộn rồi
Trong tuyệt vọng vẫn thoáng niềm hy vọng
Mang kẹo về kịp lúc anh lâm chung
Đầy hoan hỉ tôi nhìn anh ngắm nghía
Trong bàn tay rộng mở kẹo vô tri
Nụ cười nhẹ trên đôi môi nhợt nhạt
Anh thầm thì ồ thú quá sẽ ăn
Chiếc kẹo này khi khỏe vui chi lạ
Sao nỗi vui chỉ nhỏ bé thế thôi
Rồi anh chết không kịp ăn chiếc kẹo
Nằm lặng yên trong những ngón tay xanh
Chúng tôi liệm anh im lặng nặng nề
Làn vải thô lớp quần áo thuở nào
Khi tôi cậy tay anh bàn tay mở
Chiếc kẹo rơi nằm nhẹ trên ngực anh
Đầy cẩn trọng trong nỗi niềm kinh hãi
Tôi nhặt lên để nhẹ cạnh bát cơm
Bên quả trứng món quà cho người chết
Chẳng bao giờ anh được nếm vị hương
Rồi chúng tôi tất cả đều nức nở
Nước mắt tuôn cứ mãi mãi chẳng ngừng
Khóc cho anh cho chúng tôi tất cả
Biết khi nào đến lượt biết khi nào
Chiếc kẹo nhỏ trong bàn tay người chết
Chẳng kịp ăn khi từ giã cuộc đời.

DUY LAM

(Tin Saigon Times)

Nhạc phẩm: "Chiếc Kẹo Nhỏ Trong Bàn Tay Người Chết"

Thơ: Duy Lam – Nhạc: Xuân Điềm – Trình bày: Đức Tuấn




Anh Xuân Điểm kể về bài tù khúc “Chiếc kẹo nhỏ trong bàn tay người chết”:

“Nhà văn Duy Lam từ Bắc chuyển trại về Nam có tặng bài thơ nội dung nói về cái chết tức tưởi của đại tá Nguyễn Khoa Dóanh là bào đệ của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.

Nhà văn Duy Lam là người tù canh giữ trạm xá nơi đại tá Nguyễn Khoa Dóanh kiệt sức đang nằm chờ chết. Hôm ấy, đại tá Dóanh thều thào với nhà văn Duy Lam rằng ông thèm ngậm một viên kẹo trước khi lìa đời. Sau khi tìm được kẹo về thì đại tá Dóanh cầm chặt viên kẹo trong tay tỏ vẻ vui mừng nhưng không ngậm được nữa vì giờ chết gần kề. Khi nhà văn Duy Lam vuốt mặt lần cuối cho người bạn tù thì viên kẹo rơi ra khỏi tay và nằm trên ngực áo, Ôi! Thương thay, đến chết mà ước mơ thật nhỏ bé cũng không thành sự thật”. (Xuân Điềm)