Hiển thị các bài đăng có nhãn * một nén nhang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn * một nén nhang. Hiển thị tất cả bài đăng

31/3/13

Bái Biệt Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng


Bác sĩ Nguyễn Ý Đức 

Ngày 27 tháng 9 vừa qua, tổ quốc Việt Nam đã mất đi một người con văn võ song toàn. Môn sinh Vovinam Việt võ đạo sẽ muôn đời vắng bóng một người thầy, một đàn anh gương mẫu đáng kính trọng, đáng noi gương.

Thưa quý vị, đó là Võ sư Chưởng môn Vovinam Việt Võ Đạo Lê Sáng. Ông thanh thản không một chút ngậm ngùi ra đi ở tuổi 91.



Võ sư Lê Sáng chào đời tại Hà Nội, trong một căn nhà nhỏ bên bờ Hồ Trúc Bạch vào mùa Thu năm 1920. Lớn lên ông theo học tại các trường công lập quanh vùng. Tới năm 19 tuổi, đang khỏe mạnh thì ông bị bạo bệnh mà khi hồi phục thì đi lại khó khăn. Thân mẫu khuyên ông nên tìm thầy học võ để rèn luyện tâm thân. Cơ may đưa ông tới với Võ sư Nguyễn Lộc, người đang phát triển một môn phái võ thuật riêng kết tinh từ các môn võ, vật Việt Nam mang nhiều nét dân tộc lấy tên là Võ Việt Nam, với tôn chỉ “Học võ không phải để ỷ sức đánh người – mà học võ Việt Nam cốt là để giữ mình, giữ làng và giữ nước.”


7/4/11

LỄ TRUY ĐIỆU


LỄ TRUY ĐIỆU CỐ ĐẠI ÚY
NGUYỄN NGỌC BỬU VÀ
5 SĨ QUAN TRỐN TRẠI BỊ GIẾT

*Cố Đại úy Nguyễn Ngọc Bửu khóa 25 trường Võ bị Quốc Gia là một Sĩ quan gan dạ, một cấp chỉ huy thương yêu binh sĩ dưới quyền... (Cựu sinh viên Võ Bị Đà Lạt khóa 23 Nguyễn Trọng Việt)
* “Tôi bị CSVN bắt giam 17 năm, tôi nghĩ rằng mình gặp thương đau và bất hạnh, nhưng qua tấm gương cố Đại Úy Nguyễn Ngọc Bửu và những chiến hữu của chúng ta đã bị quân thù giết dã man thì đấy mới chính là những hy sinh cao cả không thể quên được..” (Phan Tấn Ngưu, Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam Cali).

21/1/11

Chuyện Buồn Người Vợ Tù

        

Một ngôi biệt thự nhỏ khiêm tốn cuối đường Hoàng Diệu, Đà Lạt. Phía sau là vườn hồng và có thể nhìn thấy trường Couvent thấp thoáng aó xanh lam của các nữ sinh nội trú. Đó là “ngôi nhà hạnh phúc” của chúng tôi cũng là tên do các bạn yêu thương đặt cho nó. Chúng tôi sống êm đềm hạnh phúc với ba đứa con thật dễ thương và một em bé còn đang trong bụng mẹ. Căn nhà lúc nào cũng rộn rã vui tươi nhất là Tết đến còn thêm “những con bà phước” (tức là những sỹ quan Võ bị không được về Sài Gòn ăn Tết vì cấm trại) tất cả đều quay quần vui chơi như chính nhà của họ, bởi vì các anh thích cái không khí thoải mái và thân thương nhất mà chúng tôi đã thật thân tình đón tiếp. 

Huỳnh Cự




Anh Huỳnh Cự : Anh Huỳnh Cự hồi chánh tại Quảng Ngãi với cấp bậc Trung tá. Anh Huỳnh Cự cũng được Bộ chiêu hồi cử nhiệm chức vụ tham nghị đặc biệt kiêm nhiệm trưởng đoàn thuyết trình trung ương. Anh Huỳnh Cự tính tình bộc trực, cởi mở thường hướng dẫn các đoàn hồi chánh trình bày bộ mặt thật, gian xảo, tàn bạo, vô luân của chủ nghĩa cộng sản và đảng cộng sản từ các cơ quan tại Sàigòn đến các tỉnh, thị .. . Anh được thả năm 1990 và được cấp giấy xuất cảnh theo diện H.O.

          Một buổi sáng đầu năm 1991, anh Huỳnh Cự và anh Mai đình Tạo cựu trưởng ty chiêu hồi Bình Dương gặp nhau tại một quán cà phê đường Hàng Xanh. Trong câu chuyện anh Tạo dặn dò anh Cự không nên nói nhiều, đợi đến Mỹ sẽ tính. Hai anh rời quán và vừa đặt chân xuống lòng đường, một chiếc xe jeep màu xanh lao vào và cán qua người anh Huỳnh Cự. Hai người trên xe ngoáy cổ nhìn lại, lùi xe cho lăn bánh qua thi thể đang co giật thêm một lần nữa trước khi rồ máy đi thẳng. Buổi sáng hôm đó, anh Tạo và dân chúng xung quanh chứng kiến cảnh cộng sản thủ tiêu anh Huỳnh Cự một cách ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật.

Đỗ Hữu Long

(Trích “Những Người Trở Về Với Đại Gia Đình Dân Tộc”)


********* 

Một chuyện đáng nói về một người mà đa số anh em đã quá dè chừng và nghi ngờ. Cựu trung tá Việt cộng Huỳnh Cự, sau khi ra hồi chánh với chế độ cộng hoà, đã được cử làm phụ tá bộ Chiêu hồi. Anh ở tù cùng trại, cùng nhà với tôi. Oái oăm thay, tên Thân như Yên, trưởng trại, trước đây là thuộc cấp của Cự. Một hôm nhân đứng gần, tôi nghe tên Yên nói với anh Cự: “Từ ngày anh ra theo giặc, bọn chúng tôi khốn đốn vì anh...” Câu nói này như một bản án nặng nề đè lên cuộc sống tù vô vọng của Cự. Chúng nó cho anh làm đội trưởng, nhà trưởng vì đoán rằng anh sẽ ra sức lập công -tội anh là tội chết mà. Anh chỉ tích cực trong lao động, và những mặt nổi, như sinh hoạt, học tập. Còn báo cáo thầm kín thì không có ai biết được. Lúc mới quen anh, tôi ưa nói chuyện và ít khi cảnh giác. Có lần tôi nói về Hồ chí Minh nhiều điều. Anh khẻ nói vào tai tôi: “cẩn thận cái miệng, cái mồm; nói gì khác thì cũng còn đường sống, chứ đụng vào lãnh tụ, chúng nó đập chết.” Tôi điếng người, mấy tuần lễ như ngồi trên lửa, chờ chúng gọi ra làm việc. Nhưng thời gian qua khá lâu không thấy gì xảy ra. Tôi biết anh Cự cũng thâm thù Cộng sản,và anh không khi nào hại người cùng chiến tuyến mà anh đã lựa chọn. Anh hiểu
Cộng sản, nên biết chọn cho mình cách cư xử đúng mực nhất để sống qua ngày.

Đỗ Văn Phúc
(Trích “Không nơi ẩn nấp - Trại Cải Tạo A-20, Xuân Phước”)



20/1/11

Anh Hùng Tử Sĩ Nguyễn Ngọc Bửu


                                     
  

Anh Hùng Tử Sĩ Nguyễn Ngọc Bửu


Nguyễn Ngọc Bửu, SVSQ/Đại Đội A/K25/TVBQGVN. Là một SVSQ hiền lành cương trực, sống yêu đời với nụ cười thân mật luôn nở trên môi. Bạn bè khóa 25, ai cũng đều thương mến.
Ngày mãn khóa, anh "không cầu an lạc dễ dàng mà chỉ khát khao nắng mưa cùng nguy hiểm", anh chọn binh chủng lừng danh của QLVNCN, binh chủng TQLC.
Ngoài đơn vị, anh là một cấp chỉ huy tài ba và đức độ, thương đồng đội, thương thuộc cấp hơn chính bản thân mình. Chiều 30 Tết đơn vị đang bận hành quân nơi hỏa đầu giới tuyến, cảm thương người lính xa nhà trong những ngày thiêng liêng đó anh đã quyết định có một món quà nhỏ để làm ấm lòng binh sĩ. Hãy nghe trích dẫn một đoạn ngắn mà Cựu SVSQ Nguyễn Hữu Xương K26, một đại đội phó của Bửu đã ghi lại kỷ niệm một buổi chiều cuối năm: