Hiển thị các bài đăng có nhãn Đỗ Văn Phúc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đỗ Văn Phúc. Hiển thị tất cả bài đăng

19/6/15

Án Cải Tạo!


A20 Đỗ Văn Phúc

Ðúng là ở Xuân Phước không thấy ngày về:

Ðến đây thì ở lại đây,
Ðến khi bén rễ xanh cây, chửa về.

Vài vị linh mục trong nhóm Vinh Sơn, ra toà nhận án 5 năm. Thời gian trôi qua, hết hạn 5 năm, chờ hoài không thấy kêu lên làm thủ tục trả tự do, các vị mới hỏi và được trả lời:

– Tội các anh lớn lắm, đáng ra phải ra toà nhận thêm án, nhưng cách mạng khoan hồng chuyển qua tập trung cải tạo, khi nào xét thấy tiến bộ sẽ cho về.

Không Nơi Ẩn Nấp


A20 Đỗ Văn Phúc


Ở các trại khác còn nghe chuyện tù trốn thoát chứ tại Xuân Phước thì con kiến cũng không ra lọt. Ðể phòng ngừa tù trốn trại, bọn cán bộ cấm ngặt gia đình tiếp tế các thực phẩm khô. Những đội tù gồm quân nhân chế độ cũ chỉ được lao động quanh quẩn gần trại; bao quanh là các đội hình sự. Khi xuất trại, dù mưa hay nắng, anh em phải đi chân đất. Mùa hè, cơn nắng miền trung nung cháy con đường đất, bước chân đi như dẫm lên than hồng. Mùa mưa, đường sá ngập bùn lầy lội, trong lúc bọn cán bộ ngồi trong căn nhà lô, ăn uống lu bù, thì anh em tù vẫn phải làm việc. 

18/6/15

Mưu Sinh Trong Trại Tù


A20 Đỗ Văn Phúc

Khó mà nói cho thật hết hay thật rõ ràng để cho mọi người thấy được những đày ải, khổ nhục mà những người tù nhân phải chịu đựng nhiều năm trong các trại tù cải tạo sau khi miền Nam bị Bắc Việt chiếm đoạt. Những người bị giam giữ này lại không phải là thành phần hình sự, can án cướp của giết người; mà là hàng trăm ngàn quân nhân, viên chức từng phục vụ trong chính quyền Cộng hoà Việt Nam đối kháng với Cộng Sản miền Bắc. Họ được Cộng Sản gọi bằng mỹ danh là “các trại viên học tập cải tạo”, nhưng thực ra là “các tù khổ sai vô hạn định” mà chủ trương cải tạo chỉ là một sự trả thù dã man của những người thắng thế đối với kẻ bại trận.

Tù Trong Tù


A20 Đỗ Văn Phúc

Trong căn phòng tối mịt mù này, tôi không còn ý thức rõ rệt về thời gian. Tôi chẳng nhớ đã bị đưa vào cùm nơi đây bao nhiêu ngày rồi. Dễ cũng đến hơn hai tháng chứ không ít đâu. Những người tù thay phiên nhau vào ra ở phòng hai bên đã nhiều bận mà tôi thì vẫn cứ trụ trì trên chiếc bệ xi măng lạnh cóng này; với hai cổ chân xích cứng vào thanh sắt 12 li bằng hai chiếc cùm xoắn oan nghiệt.

Mỗi ngày, tên cai tù cùng một tên trật tự vào đưa cơm một lần. Theo thông lệ là phần ăn trưa. Có lúc chúng đem vào khoảng 9 giờ sáng, khi nhà bếp vừa ra chảo bánh khoai mì đầu tiên. Có khi mãi đến giờ lao động buổi chiều mới nghe tiếng dép lẹp kẹp của chúng. Hai mươi bốn tiếng đồng hồ chờ đợi, chỉ để nhận khi thì vài lát khoai mì luộc, khi thì một góc chiếc bánh cũng bằng bột khoai mì chỉ nhỏ bằng phần tư bao thuốc lá. Chẳng phải vì đói mà chúng tôi mong sớm đến bữa ăn đâu. Chẳng qua là muốn cho ngày tháng qua mau kẻo nằm mãi trong xà lim cũng buồn chán và kiệt sức quá đỗi.

Tết Trong Tù


A20 Đỗ Văn Phúc


Người ta bảo rằng: “Nhất nhật tại tù, Thiên thu tại ngoại”. Tôi ở tù gần mười năm, từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 2 năm 1985, tổng cộng ba nghìn bốn trăm sáu mươi lăm ngày, nhân lên một nghìn, vị chi là ba triệu bốn trăm năm. Nếu bỏ đi con số lẻ chẳng thèm tính, thì tôi đã sống lâu hơn cụ Bành Tổ bên Tàu. Ðó là nhờ “lượng khoan hồng nhân đạo của Ðảng và nhà nước Việt Nam Cộng Sản anh hùng, đỉnh cao nhất của trí tuệ loài người, lương tâm nhân loại, vân vân và vân vân.” Cũng nhờ ân điển vời vợi đó, anh em chúng tôi được hưởng trọn bao nhiêu cái tết tù cô đơn, đói khát tưởng ở tận cùng vực sâu của nhân loại, con người dù cơ hàn đến đâu cũng không mường tượng nổi.

Những Khuôn Mặt Đáng Nhớ



A20 Đỗ Văn Phúc

Không thể không nhắc đến những người đặc biệt trong trại ít nhiều đã để lại trong lòng anh em tù nhân, những ấn tượng đặc biệt..

Sư huynh Phạm Quang Hồng, thuộc dòng Đa Minh (?), bị án 20 năm khổ sai vì tội tham gia lực lượng chống đối. Sư huynh còn trẻ, cao ráo, khôi ngô. Tuy cuộc sống trong tù khổ ải, anh vẫn luôn tỏ vẻ vui tươi vì anh cũng là Hướng đạo sinh nên tuân theo điều luật “gặp khó khăn vẫn vui tươi.” Qua anh, tôi học được rất nhiều điều. Anh dạy cho tôi hát các bài hát trong các phim The Inn of the Sixth Happiness, The Sound of Music, và các bản Thánh Ca… Tôi không nghe các tác giả nhắc đến Sư huynh trong các hồi ký. Hiện nay, Sư Huynh đã là Linh Mục Chánh Xứ tại một Giáo Xứ ở Perth, Tây Úc.

17/6/15

Hạt Vàng Trong Bãi Bùn Đen


A20 Đỗ Văn Phúc

Có lẽ vì thù ghét Cộng Sản quá, nên chúng ta chỉ nhìn thấy những xấu xa của họ, coi tất cả cán bộ Cộng Sản đều hung ác, thâm hiểm và dốt nát, ngờ nghệch. Nhưng thực tế, đôi khi trong chặng đường khổ nạn, chúng tôi cũng tìm thấy đó đây những tấm lòng nhân hậu, chưa biến chất bởi sự giáo dục đồi trụy của chủ nghĩa Cộng Sản vô luân, vô nhân. 

Cán bộ Ngà coi đội 13 chúng tôi rất lâu. Câu nói thường xuyên của anh là:

– Các anh cải tạo lâu dài, làm vừa vừa để còn sức khỏe mà về với gia đình.

Anh không bao giờ đặt ra chỉ tiêu cho đội hay cá nhân các đội viên. Trong lúc đội làm việc, thì anh chạy ngược chạy xuôi kiếm khi thì mớ khoai, khi mớ sắn đem về cho đội nấu ăn tại chỗ. Trong một thời gian dài, không có anh nào trong đội bị làm khó dễ hay la mắng nặng lời.

No Eat, No Work


A20 Đỗ Văn Phúc

Phùng Văn Triển vốn dân từ Bộ binh chuyển qua Không quân. Cái Trọng Ty là sĩ quan An ninh Quân đội. Cả hai anh đều thuộc loại bất khuất, khí tiết. Hôm đó, hai anh gánh chung một cần xé gạo từ kho về nhà bếp cán bộ trại. Trên đường, họ cố làm vung vãi đổ xuống đường rất nhiều. Việc phá hủy hoa màu, tài sản trại cũng là một biểu hiện của sự chống đối. Việc này, không may, lại lọt vào mắt tên cán bộ quản giáo đội tên Quyền.

Khi đội ra lao động bên ngoài phiá Tây Bắc của trại. Cán bộ Quyền gọi hai anh vào nhà lô của đội. Nơi đây đã có sẵn cán bộ Hoà, quản giáo đội của tôi – đang lao động gần đó – và ba tên công an bảo vệ. Vừa bước qua cánh cửa tre, Quyền và Hoà xông vào đánh anh Triển tới tấp. Anh Ty thấy vậy, định chạy ra, thì ba tên võ trang chĩa súng ra ngăn lại. Ty đã la hét thật lớn để các đội lao động quanh đó có thể nghe được:

– Cán bộ đánh anh em chúng tôi là sai. Không được quyền đánh tù.

16/6/15

Gương Bất Khuất Trong Tù


A20 Đỗ Văn Phúc

Thời còn đi học, chúng tôi bị ảnh hưởng bởi những truyện lịch sử truyền thống Việt Nam, chỉ quan niệm các vị anh hùng phải là thuộc giai tầng ưu tú xã hội như những vị vua Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Lê Lợi, Quang Trung, hay các vị tướng lãnh thống soái như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… Nhờ chế độ Cộng Hoà và nền văn minh dân chủ khai sáng, người Việt Nam đã nhìn đến những người anh hùng ở các tầng lớp thấp hơn như các thiếu úy, trung úy, các hạ sĩ, binh nhì, thậm chí đến những chị Ba Hàng Xanh, em học sinh Quách Thị Trang. Mỗi lần Bộ Tổng Tham Mưu tưởng thưởng chiến sĩ anh hùng, đều có đủ mặt các cấp từ tướng tá trở xuống đến binh nhì, có đủ quân binh chủng từ Dù, TQLC, BDQ cho đến ĐPQ và Nghĩa quân. Nói đến anh hùng thời chiến là nói đến nhưng chiến sĩ quả cảm, lập nên chiến công hiển hách trong phạm vi khả năng của họ. Thời bình hay nơi hậu phương là nói đến những nhân vật có những hành vi hơn người, vượt thắng khó khăn sợ hãi để bảo toàn danh dự, hay lý tưởng; hoặc có hành vi hy sinh bản thân để cứu người. Sự phong tặng danh vị Anh Hùng của chúng ta không quá lạm dụng như trong chế độ Cộng Sản. Họ phong anh hùng cho ngay những tên ngu muội, điên rồ bị lừa gạt chết oan nghiệt cho cái lý tưởng sai lầm; hay những kẻ vai u thịt bắp, đem sức mình ra làm hùng hục để kiếm tiếng khen. Kiểu anh hùng gánh phân, anh hùng thủy lợi làm cho hai chữ cao quý này trở thành mỉa mai, lố bịch.


Hung Thần Trong Trại Giam


A20 Đỗ Văn Phúc

Về tên trưởng trại Lê Đồng Vũ (Xú danh Lê Văn Nhừ)

Chuyện là như thế này. Tên phân trại trưởng là Lê Ðồng Vũ, người miền núi Thanh Hoá có lẽ thuộc sắc dân Mường. Khuôn mặt y bèn bẹt vô tri vô giác, trên đó có đôi mắt lèm nhèm và cái miệng mỏng dính, thâm sì trông vô cùng nham hiểm. Chúng tôi đặt tên nó là Lê Văn Nhừ. Nó đúng thuộc con cháu ba đời của Chí Phèo, tượng trưng cho loại người hạ đẳng của xã hội, mang đầy mặc cảm thân phận đớn hèn, nên khi có chút quyền thế là ra tay sinh sát thậm tệ với đồng bào đồng loại. Tên này ít nói, vô học đến nỗi đọc lại lời trong trang sách cũng sai bét sai be. Có lần nó đọc đoạn viết về phát triển nhà ở bên Liên sô. Thay vì: “năm nay, có 10000 căn hộ đủ tiện nghi được đưa vào sử dụng,” nó đọc thành “có 10000 cán bộ đầy đủ tiện nghi…” Cũng có lần, vì không biết ngừng đúng nơi dấu chấm câu, nó đã đọc một đoạn văn như sau: “Nhân dân ta, sau khi chiến thắng đế quốc Mỹ, đã trở thành biểu tượng anh hùng của nhân loại.” thành: “nhân rân ta sau khi chiến thắng, đế quốc Mỹ đã trở thành biểu tượng anh hùng của nhân noại.”

Hai Muỗng Cơm, Hai Muỗng Nước


A20 Đỗ Văn Phúc

Mấy ngày sau khi tôi bị cùm, trại kiếm đủ cớ để đưa vào biệt giam thêm khoảng chục anh. Chẳng bao lâu sau đó, các phòng biệt giam chật ních người. Vì sắp đến lễ Giáng sinh, chúng lựa những người có thành tích đấu tranh cho vào giam trước đề phòng chuyện không hay xảy ra. Thế là chúng tôi, bốn người nằm một phòng, hai người trên một bệ chia nhau thanh sắt cùm. Chúng tôi bắt đầu gửi tín hiệu thăm hỏi nhau và tôi được biết bên ngoài cũng đang vô cùng căng thẳng. Nhất cử nhất động đều có ăng ten theo dõi và báo cáo. Vì thế các anh khuyên tôi nên ứng xử thật khéo léo để tránh bị gán thêm tội.

14/6/15

Những Ngày Cùm Biệt Giam


A20 Đỗ Văn Phúc


Khi nghe tiếng khoá lách cách bên ngoài, tôi cảm thấy nhẹ nhàng. Dù sắp phải đối phó với những màn ép cung mà một lời nói sơ suất có thể mang lại những hậu quả phiền toái; hoặc có thể xảy ra màn tra tấn đánh đập như từng xảy ra khi chúng tôi bị gán tội sách động đòi yêu sách hồi còn ở trại K5 Suối Máu. Tuy nhiên, công tâm mà nói, ở Xuân Phước hơn sáu năm, anh em tù nhân có thể bị khủng bố nghiêm trọng về tinh thần, nhưng cảnh tra tấn thì không dã man bằng ở trại Kà Tum, hay các trại miền đồng bằng Cửu Long, nơi bọn du kích, địa phương Việt Cộng quản lý trong những năm đầu. Chúng tôi vẫn coi thường những màn hỏi cung của bọn công an vì trình độ học thức, lý luận chúng rất kém cỏi. Vấn đề là phải làm sao để không hớ hênh khai báo gì mà có thể liên lụy cho các bạn mình hay để chúng chụp thêm tội. Dù có nhận tội hay không thì thời gian bị cùm cũng chẳng thay đổi gì. Đơn giản là nếu không nhận tội, thì chúng cho là ngoan cố; mà có nhận đại cho xong, thì chúng nó đoán sẽ còn nhiều điều cần truy cứu thêm. Nên trong cả hai trường hợp, chúng sẽ biệt giam cho đến khi nào gần quỵ gục thì mới thả ra.

13/6/15

Người Tù, Chiếc Lon Gô, và Nhà Kỷ Luật




A20 Đỗ Văn Phúc

Sống trong chế độ Cộng Sản hàng chục năm ngoài miền Bắc trước năm 1975, người dân đã quên đi chiếc bàn ủi để ủi áo quần. Có lẽ sau khi giặt xong, vài người chỉ biết xếp áo quần lại rồi lót dưới gối cho thẳng. Vì thế chúng ta thường thấy những cán binh Cộng Sản khi vào Saigon, ăn mặc luộm thuộm, lùng thùng như những con rối.

Mãi cho đến những năm 78-79, có những anh em tù muốn lấy điểm, đã bày vẽ cho bọn cán bộ việc dùng bàn ủi. Văn minh miền Nam từ chiếc bàn ủi điện đã nhờ chế độ Cộng Sản, tụt xuống bàn ủi than mà chúng ta còn nhớ hình thù thô kệch với con gà trống trên đầu mũi để làm cái khoá mở ra đóng vào khi đổ than. Loại bàn ủi này đã biến mất những năm cuối thập niên 1950. Có còn chăng, hoạ hoằn là ở vùng nông thôn heo hút.

Bọn cán bộ Cộng Sản thì dĩ nhiên không dám nghĩ đến việc xa xí là sắm một cái bàn ủi than này. Lo chi, đã có bọn tù khốn kiếp bày mưu tịch thu vật dụng bằng nhôm của tù cải tạo để đúc bàn ủi xài tạm.

12/6/15

Trại Tù A-20, Xuân Phước


A20 Đỗ Văn Phúc
Trại A-20 được thế giới biết đến nhiều như một trại giam man rợ nhất. Ngay cả trong danh sách những tù nhân mà các chính phủ, hội đoàn đã và đang tranh đấu với Cộng Sản Việt Nam để được trả tự do, trại A-20 vẫn chiếm hàng ưu tiên một. Trại A-20 từng giam giữ những chiến sĩ Ðoàn Viết Hoạt, Phạm Trần Anh , các vị thượng tọa, đại đức, linh mục tranh đấu cho nhân quyền như Thích Thiện Minh, Nguyễn Văn Vàng, Nguyễn Quang Minh. Ðây là một trại tù trừng giới ở miền Nam nơi giam giữ lâu dài những anh em quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà được chúng liệt vào thành phần bất trị, các bạn chiến sĩ đấu tranh cho tự do dân chủ sau ngày 30-4, và đám tù hình sự mang án chung thân hoặc tử hình. Ðã đến đây thì chẳng ai nghĩ đến ngày về nữa. Ngay cả trong giấc ngủ, cũng chẳng mơ được chuyện thoát ra khỏi trại. Muốn biết thêm về trại A-20, quý vị có thể tìm đọc trong “Hồi Ký 26 Năm Lưu Đày” của Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Chủ Tịch Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam; “Trại Kiên Giam” của Nguyễn Chí Thiệp; “Đoạn Trường Bất Khuất” của Phạm Trần Anh; và nhiều bài của Vũ Ánh đăng trên nhật báo Người Việt hay nguyệt báo KBC Hải Ngoại.

21/12/13

Trả lại sự thật cho chiến sử VNCH


Một Chiến Công Bị Quên Lãng


A20 Đỗ Văn Phúc



Trận tử thủ An Lộc được xem là một trong ba trận đánh lừng danh nhất trong quân sử Việt Nam Cộng Hoà vào mùa hè năm 1972, mà sau này được nhà văn Dù Phan Nhật Nam đặt tên là “Mùa Hè Đỏ Lửa”.

Bốn mươi mốt năm về trước, đúng vào 7 tháng 4, 1972, Cộng quân đã tung ba sư đoàn bộ binh (5, 7, và 9) cùng thiết giáp ồ ạt tấn công vào thị trấn bé nhỏ An Lộc, nơi đang là tỉnh lị của tỉnh Bình Long, chỉ cách thủ đô Sài Gòn khoảng một trăm cây số. Mục tiêu tối hậu của Cộng Sản Hà Nội là chiếm bằng được An Lộc để làm thủ đô cho cái gọi là “Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam”, nhằm hỗ trợ cho mục tiêu chính trị của Hà Nội là tạo một uy thế cho đám bù nhìn Mặt Trận Giải Phóng để có tiếng nói tại Hội Nghị Paris.

Nhưng sau ba tháng bao vây tấn công một thị trấn nhỏ bé có diện tích chỉ khoảng 4 cây số vuông, sử dụng đến hàng chục ngàn binh sĩ, hàng trăm xe tăng tối tân, bắn hàng trăm ngàn viên đại pháo, hoả tiễn, Cộng Quân đã chuốc lấy thảm bại và rút lui sau khi để lại trên 10000 xác chết cộng với khoảng 25 ngàn khác bị thương.
Trận tử thủ được xem là chấm dứt vào ngày 7 tháng 7, 1972 khi các đơn vị tăng viện của Quân Lực VNCH tiến vào An Lộc, bắt tay với các đơn vị phòng thủ và tiếng súng địch đã ngưng hẳn.

Đã có nhiều bài viết về trận An Lộc với nhiều chi tiết và nêu danh các quân nhân anh hùng đã tham gia trận đánh. Gần đây, Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh cho ra mắt cuốn sách Chiến Thắng An Lộc 1972 dày 418 trang vớí nhiều sử liệu đáng giá.
Nhưng không rõ lý do gì, trong hơn 400 trang giấy, một trong những người anh hùng có công đầu trong trận đánh đã bị bỏ quên, hoặc chỉ được nhắc qua một cách mờ nhạt trong vài câu như chỉ là một trong những chiến binh có mặt, tham gia trận chiến. Trong các trang 181-183, Phần 1, Chương 11 ghi công trận các vị chỉ huy từ các Tướng Nguyễn Văn Minh, Lê Văn Hưng, đến các Đại Tá Lê Quang Lưỡng (Nhảy Dù), Trần Văn Nhật (TQLC), Mạch Văn Trường (Trung Đoàn 8 BB), Lý Đức Quân (Trung Đoàn 9 BB), Nguyễn Văn Biếc (BĐQ), Phan Văn Huấn (Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù), tuyệt đối không có một câu nào cho Đại Tá Lê Nguyên Vỹ. Chỉ đến gần cuối, ở trang 188, mới thấy ghi qua loa như sau:


23/6/12

Một Chuyến Thăm Anh



Đỗ Văn Phúc
(Kính tặng các chị, vợ tù nhân chính trị Việt Nam)

Lắc lư trên chiếc xe đò nêm chật người đã hơn hai tiếng đồng hồ, Thoa cố nhướng mắt chống lại cơn buồn ngủ vì đã gần như thức trắng mấy đêm nay. Con đường từ Vũng Tàu, Sài Gòn ra Ngả Ba Chí Thạnh chỉ vài trăm cây số nhưng phải mất hai ngày mới tới. Một phần do đường sau chiến tranh đã bị tàn phá nặng nề mà không sửa chữa; phần do cái phương tiện thổ tả là chiếc xe đò già nua, chạy bằng than đá cứ khục khặc như những cụ già ho suyển đềm mùa đông. Khổ tâm nhất là số lượng hành khách nhồi nhét trên xe còn hơn cá mòi sắp trong hộp Sumaco, cộng với nạn cắp trộm xảy ra ngay trên xe làm hành khách cứ phải cố tỉnh táo, khư khư ôm hành lý vào lòng, từng phút canh chừng người đồng hành bên cạnh, người đồng hành phía sau.
 

3/2/11

Cành mai vỡ vụn


Qua tết là bắt đầu thê thảm
Sau những ngày hò hát quốc ca
Duy Trác nhà nghề đi tiền trạm
Theo sau lần lượt hốt từng nhà
Biệt giam mùa xuân như mở hội
Vừa hết kẻ vào tới người ra
Những cái cùm bắt đầu nóng hổi
Lũ thép quen hơi máu người nhà
Giặc có cách lần dò dấu vết
Ta có chiêu tịnh khẩu như bình
Lẽ dĩ nhiên rốt cùng đoạn kết
Cái thắng về phần kẻ cầm binh
Sau tết ngồi thương cành mai vỡ
Mai vỡ từng cành ta thấy đau
Hôm nào cao giọng cùng hớn hở
Giờ trông tan tác buồn làm sao
Chung một con sông cùng chèo chống
Qua khúc quanh xuồng gãy tay chèo
Nước cuốn bèo trôi nhìn vô vọng
Chiếc lá trên cành cũng buồn theo
Biệt giam chỉ cách vuông sân rộng
Giặc gác ngày đêm trên tháp cao
Nhiều khi cũng muốn giang tay chống
E động khắp vùng gây xôn xao
Những cánh mai vàng chưa phai nhụy
Rụng tan thương dưới đám gió rừng
Buồn quá đỗi thèm làm chốt thí
Đổi lái một lần để qua bưng
Tám năm ta hoá thành nhu nhược
Thấy chết can tâm trố mắt nhìn
Suy cạn nghĩ cùng thôi nhường bước
Cố nén cho qua cơn bực mình


nguyễn thanh-khiết
Sau tết 1984



26/1/11

Ba Tháng Với Những Chiến Sĩ Nông Thôn



Đỗ Văn Phúc



Khoảng ba chục tân sĩ quan vừa tốt nghiệp khoá 3/68 trường Bộ Binh Thủ Đức và sáu sinh viên sĩ quan khoá 1 Đại Học Chiến Tranh Chính Trị đang tập họp đông đủ tại hội trường Tiểu Khu Quảng Trị chờ nhận Sự Vụ Lệnh để đến các chi khu công tác trong ba tháng với các quân nhân Địa Phương Quân và Nghĩa Quân vùng Hoả Tuyến.





Từ trường Mẹ ở Đà Lạt, chúng tôi được C-130 chở về Thủ Đô và sau đó đến trường Bộ Binh nhằm lúc khoá 3/68 vừa mãn khoá. Gần như tất cả Sinh Viên Sĩ Quan khoá 1 tham dự Chiến Dịch Diên Hồng, ngoại trừ một số nhỏ ở lại trường để làm cán bộ huần nhẫn khoá 2 mới từ các Trung Tâm Huấn Luyện đưa về.

Hơn hai năm văn ôn võ luyện ở thành phố sương mù, chúng tôi háo hức chờ đợi một ngày nắng đẹp đầu năm để quỳ xuống sân Vũ Đình Trường nhận lãnh bông mai vàng trên cầu vai và trách nhiệm thử thách lớn lao của những sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị đầu tiên trong Quân Lực được đào tạo một cách quy củ cũng như được trang bị khá đủ những kiến thức về chính trị xã hội cấp đại học.




21/1/11

Dòng Sông Chia Cắt



Kỷ niệm 55 năm ngày Quốc Hận (20-7-1954 – 20-7-2010)

A20 Đỗ Văn Phúc

Trong đời người, ít ra ai cũng có một dòng sông kỷ niệm. Thời ấu thơ thì đó là dòng sông nơi ta thường bơi lội nhỡn nhơ vui đùa vô tư cùng các bạn. Tuổi đôi mươi thì đó là dòng sông nơi hò hẹn lần đầu với người yêu trong những chiều tà hay đêm trăng. Sông ngòi Việt Nam nhiều đến nỗi có đủ để ban phát cho mỗi người ít nhiều kỷ niệm êm đềm, nên thơ hay đắng cay hờn tủi, có khi cả kỷ niệm chia ly, đau buồn. Ðối với cả dân tộc thì hai con sông Gianh và Bến Hải là chứa chan bao kỷ niệm chia lìa, nhục nhã của sự phân tranh Nam Bắc. Hai trăm năm trước đây, hai họ Trịnh, Nguyễn cắt đôi núi sông vì tranh giành quyền bính trước một cơ đồ nhà Lê đã đến thời suy mạt. Hai trăm năm sau, thực dân và cộng sản lại nỡ đang tâm phân rẽ đại gia đình Việt Nam vì những giấc mộng ngông cuồng của chủ nghĩa đại đồng Cộng Sản. Chinh chiến điêu linh kéo dài hai mươi năm đã hủy diệt mầm sống của dân tộc: hàng triệu thanh niên ưu tú của hai miền gục ngã trên con đường Trường Sơn, trong rừng già Tây nguyên, sình lầy Ðồng Tháp... Tài nguyên thiên nhiên bị hủy diệt, thành phố, nông thôn tiêu điều; gia đình ly tán, niềm tin mai một. Cũng chỉ vì một dòng sông, cũng chỉ vì một chủ nghĩa ngoại lai phi nhân bản, cũng chỉ vì một loại người vô lương...

20/1/11

Gương Bất Khuất Trong Tù


Thời còn đi học, chúng tôi bị ảnh hưởng bởi những truyện lịch sử truyền thống Việt Nam, chỉ quan niệm các vị anh hùng phải là thuộc giai tầng ưu tú xã hội như những vị vua Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Lê Lợi, Quang Trung, hay các vị tướng lãnh thống soái như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… Nhờ chế độ Cộng Hoà và nền văn minh dân chủ khai sáng, người Việt Nam đã nhìn đến những người anh hùng ở các tầng lớp thấp hơn như các thiếu úy, trung úy, các hạ sĩ, binh nhì, thậm chí đến những chị Ba Hàng Xanh, em học sinh Quách Thị Trang. Mỗi lần Bộ Tổng Tham Mưu tưởng thưởng chiến sĩ anh hùng, đều có đủ mặt các cấp từ tướng tá trở xuống đến binh nhì, có đủ quân binh chủng từ Dù, TQLC, BDQ cho đến ĐPQ và Nghĩa quân. Nói đến anh hùng thời chiến là nói đến nhưng chiến sĩ quả cảm, lập nên chiến công hiển hách trong phạm vi khả năng của họ. Thời bình hay nơi hậu phương là nói đến những nhân vật có những hành vi hơn người, vượt thắng khó khăn sợ hãi để bảo toàn danh dự, hay lý tưởng; hoặc có hành vi hy sinh bản thân để cứu người. Sự phong tặng danh vị Anh Hùng của chúng ta không quá lạm dụng như trong chế độ Cộng Sản. Họ phong anh hùng cho ngay những tên ngu muội, điên rồ bị lừa gạt chết oan nghiệt cho cái lý tưởng sai lầm; hay những kẻ vai u thịt bắp, đem sức mình ra làm hùng hục để kiếm tiếng khen. Kiểu anh hùng gánh phân, anh hùng thủy lợi làm cho hai chữ cao quý này trở thành mỉa mai, lố bịch.
Thời chiến trận, quân lực ta vốn đã sản sinh nhiều gương anh dũng. Thời quốc nạn, những người tù cải tạo cũng không kém phần can trường. Không thiếu gì những gương bất khuất mà chúng ta có bổn phận phải ghi nhớ và nhắc lại để con cháu hãnh diện về cha anh họ.
Mười năm tù, tôi đã chứng kiến nhiều hành vi dũng cảm mà không phải ai cũng có thể biểu lộ trước mũi súng, cùm kẹp của kẻ thù. Họ anh hùng hơn trăm lần những tên cán binh Cộng Sảnngoan cường trong trại giam tù binh của chúng ta.  Vì người Cộng Sảnbị giam giữ trong khi còn chiến tranh tức là còn niềm hy vọng, còn hậu phương của họ, còn công ước Geneve về tù binh bảo vệ. Những người tù cải tạo thì hoàn toàn cô đơn và tuyệt vọng. Cái gì đã giúp họ thắng được sự sợ hãi của cái chết, sự tra tấn, sự đày ải? Đó là lý tưởng, tinh thần quốc gia, là lòng tự trọng và sĩ khí của người lính Việt Nam
Người mà tôi khâm phục nhất không mang cấp bậc tướng, tá, mà là một hạ sĩ tầm thường. Hạ sĩ Nguyễn Văn Đèn dáng người thấp, đậm, da ngăm đen, có buớc đi mạnh, vững. Anh người miền Bắc, tham chiến từ đầu thập niên 1950 trong binh chủng Nhảy Dù. Từ Z30D, anh được chuyển về Xuân Phước cùng một đợt với chúng tôi. Câu nói thường xuyên của Hạ sĩ Đèn là:
- Ngày nào còn Cộng Sản, tôi còn chống.
Anh không những nói với anh em, mà còn dư can đảm để nói trước mặt bọn cán bộ trại giam. Anh vào ra xà lim như người ta đi chợ. Nhưng dù bao đe dọa, đàn áp, anh vẫn không sờn lòng, không thay đổi lập trường, hay ít ra thay đổi thái độ bên ngoài để được tạm yên. Đèn đã có lần phanh áo, ưỡn ngực ra thách thức tên cán bộ:
- Tôi chống Cộng đó, cán bộ muốn bắn thì bắn đi.
Điều đặc biệt là suốt thời gian chúng tôi biết anh, không thấy ai thăm nuôi anh một lần. Anh là con bà Phước thực thụ, nhưng lúc nào anh cũng giữ gìn tư cách, không để miếng ăn làm hạ phẩm giá mình. Tôi từng chứng kiến những lần hiếm hoi trong năm, khi tù được ăn cơm trắng, có cá thịt; anh chẳng bao giờ đứng gần chỗ chia thức ăn để soi mói nhìn vào cái chén của mình, so đo sự chia chác.
Anh Đèn hình như về trước tôi vài năm. Vì đối với trại, miễn đừng làm gì nghiêm trọng như cướp súng, trốn trại, thì dù chống đối đến đâu cũng được về khi đã đáo hạn mà bọn cai tù đã âm thầm tuyên án vào những năm đầu tiên (1975-1976). Điều này cũng áp dụng cho những anh hăng say lao động, làm ăng ten lập công mà tưởng sẽ được về sớm.
Có nhiều anh em dân chính mà tôi không nhớ hết tên họ. Những người mới lớn lên trước khi miền Nam sụp đổ. Họ hoặc còn mài đũng quần trong các lớp học Trung và Đại học, hoặc làm những việc rất khiêm tốn trong guồng máy xã ấp. Nhưng họ lại có những ý chí bất khuất và hành vi dũng cảm không ngờ trong trại giam. Tôi muốn nhắc đến vài tiêu biểu là sinh viên Vũ Mạnh Dũng. Trắng trẻo, đẹp trai, hiền lành, tư cách; Dũng làm cho chúng tôi thương mến và khâm phục. Sau này Dũng bị liệt bán thân, anh em cựu tù A-20 hải ngoại có quyên góp gửi về nhiều lần cả ngàn đô la cho Dũng tạm sống qua ngày. Nguyễn Văn Phước, biệt danh Phước Chột, vì anh hư một mắt. Gốc gác từ miền quê xa xôi ở đồng ruộng Nam phần, thuộc thành phần Hoà Hảo. Phước thất học, hình như làm nghề chăn vịt và bị bắt vì theo kháng chiến Hoà Hảo sau 1975. Phước làm đủ thứ linh tinh trong trại tù. Bắt trộm vịt, cá của trại để ăn, nhổ rau trộm của bệnh xá. Trong tay Phước khi nào cũng có một cái lon gô. Phước làm thế nào mà câu được cả con vịt rồi lột da, nhét trọn vào lon nấu có khi chưa kịp chín. Có khi Phước bẫy cả đàn chuột kho nấu bay mùi rất hấp dẫn. Nhưng Phước rất thảo ăn và có tình với anh em. Phước đã tận tình săn sóc Phạm Đức Nhì trong hàng tháng trời khi Nhì bị liệt, ăn uống vệ sinh tại chỗ. Đói thì lấy trộm của trại giam, Phước không bao giờ lấy của anh em; và cũng chẳng bán mình làm tay sai cho bọn cai tù. Phước sẵn sàng liều mạng nhảy hàng rào xà lim tiếp tế cho các đồng tù bị biệt giam (việc này xin ghi thêm công lao của Phạm Tuế khoá 2 CTCT đã tiếp tế đường, thuốc lào, giấy bút cho tôi liên tục trong lần cùm đầu tiên cuối năm 1979).
Lâm Sơn Hải cũng là dân chính. Anh là con của cố Thiếu tướng Hoà Hảo Lâm Thành Nguyên. Hải tuy nhỏ tuổi nhưng chững chạc, tư cách đứng đắn. Ít nói nhưng chân tình, rất đáng tin cậy. Mỗi lần Hải được thăm nuôi tiếp tế, Hải chia xẻ cho anh em rất rộng rãi. Lâm Sơn Hải có một đàn em thân tín là Mai Hoà Rết, tuy thất học, nhưng tính khí kiên cường, trung thành và hiền hậu.
Tôi bị chuyển khỏi trại Suối Máu trước khi nổ ra vụ nổi loạn đêm Giáng sinh 1978. Chia cùng một cặp cùm chân trên chiếc Molotova rời Suối Máu lúc sau nửa đêm là anh bạn Trần Hướng Đạo. Trần Hướng Đạo, Phạm Văn Nhựt (Thiếu Úy Biệt Cách Dù) và tôi bị nhốt chung một Conex nhỏ ngay trước cổng trại K-5. Đạo, D., anh Tuấn và tôi bị đưa đi Hàm Tân trong cái đêm “kinh hoàng” cùng tất cả những người đang bị biệt giam của toàn trại Suối Máu.
Đến Hàm Tân, Đạo, D., Tuấn và tôi lại cùng ở chung đội 45 là đội bị lưu ý nhất của Z30C. Sau này D. chuyển hướng vì có người bố tập kết trở về hình như đang làm Trưởng ty Công an Phú Khánh. Ông ta đã đến thăm con sau gần 30 năm xa cách và chắc có hứa hẹn điều gì đó; làm cho D. thay đổi lập trường mà tôi là nạn nhân đầu tiên.
Đến A-20, Đạo gia nhập ngay đám sĩ quan trẻ như Phạm Đức Nhì, Lê Trung Phương, Nguyễn văn Hải (Hải Cà), Hải Bầu, Nguyễn Hạnh, Bùi Đạt Trung thành một nhóm hoạt động chống đối liên tục và tích cực. Nhóm lớn tuổi hơn thì có Vũ Trọng Khải (CSQG), Vũ Ánh (Ký giả), Nguyễn Chí Thiệp (Quốc Gia Hành Chánh), Trần Danh San (Luật sư), Tăng Ngọc Hiếu (Giáo sư biệt phái), Phạm Chí Thành (Con trai Đại tá sử gia Phạm Văn Sơn), Trần Trọng Minh (Không quân), nhà văn Duy Lam, ca sĩ Khuất Duy Trác.  
Nhóm Sĩ quan xuất thân từ cựu Hướng Đạo Huế thì có Võ Xuân Hy, Võ Trịnh Xuân, Cái Trọng Ty[1]. Nhóm tù chính trị tôn giáo thì có Châu Sáng Thế (Hồi giáo), các Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Huy Chương (Vinh Sơn)… Nhiều lắm không thể nhớ ra hết. Những người này là linh hồn của các cuộc đấu tranh trong tù. Họ là những con đại bàng dù sa cơ vẫn không để bị lẫn lộn trong đám gà qué. Những ngày lễ lớn của VNCH, thế nào các anh cũng tổ chức những buổi hát ca nhạc chiến đấu, phát hành nội san, vẽ cờ vàng hay khẩu hiệu chống Cộng trên vách. Vì thế, gần như thông lệ, gần đến các ngày 1-11 (quốc khánh VNCH), 19-6 (ngày Quân Lực), 25-12 (Giáng Sinh)… bọn cai tù lùa các anh vào xà lim nhốt lại cho chắc ăn, phòng trước những biến cố có thể xảy ra. Những lần ruồng bố này, chúng không cần đọc bản án trước trại như những lần khác. Có lần, xà lim trại E chật quá, dù đã cùm bốn người một phòng vẫn không đủ chỗ. Chúng đưa các anh vào tận trong các phân trại B, C để nhốt. Và thời hạn thì vô chừng. Có người một tháng, có người vài ba tháng. Cho đến khi nào bọn cai tù thấy tình hình có vẻ yên ổn, chúng mới thả các anh ra.
Điều cảm động và khích lệ nhất đối với tôi là lần các anh Phùng Văn Triển, Cái Trọng Ty và tôi bị đem vào cùm giữa năm 1980 do việc lãng công phản đối sau vụ hai tên cán bộ quản giáo Quyền và Hoà đánh trọng thương hai anh Ty và Triển trong nhà lô; anh em toàn trại đã không chịu nhận khoai mì sáng hôm sau và đồng thanh la lớn: “No Eat, No Work”. Tiếng la vọng đến tận xà lim như một sự nhắn gửi: ”Có chúng tôi bên các anh đây.” Trại đã phải thả chúng tôi ra vài ngày cho dịu cơn phẫn nộ của tù nhân. Sau đó tìm cách bắt chúng tôi trở lại đem vào biệt giam. Lần này thì cả loạt cũng đến hơn mười người.

So với con số ít ỏi những tên làm ăng ten thì thành phần bất khuất chiếm một đại đa số áp đảo. Thành phần thầm lặng cũng khá nhiều, nhưng họ không làm gì đáng trách ngoại trừ việc giữ im lặng, nín thở qua song. Ngoài ra có một số ít thì biểu lộ “an tâm” cải tạo, hăng say lao động để giữ quyền lợi thăm viếng, được bình bầu khá và xuất sắc để được ăn phần 21, 18 kilo khoai mì khô mỗi tháng. Chính những người thuộc thành phần sau này đã làm cho chỉ tiêu của trại tăng lên gấp ba, gấp năm lần so với thời gian đầu khi chúng tôi mới đến.
Chúng tôi còn nhớ những ngày đầu vào cuối năm 1979, chúng ra lệnh cho mỗi người phải đào 1 mét khối đất mỗi ngày. Anh em chúng tôi chỉ nhẩn nha khoét sâu chừng 2 tấc rồi lấy cớ đói, bệnh không thể làm hơn. Thậm chí chúng tôi còn lợi dụng sự ngu dốt của bọn cán bộ để qua mặt bắng cách đắp một lớp đất mỏng dài 3 mét, rồi bảo chúng nó: ”Một mét khối (1 m3) bằng ba mét thường.” Sau này chỉ tiêu lên đến 7 mét khối, mà vẫn có anh là vượt để được đi tắm suối, được bầu xuất sắc. Từ chỉ tiêu hai hố trồng khoai mì, sau này đã lên đến 45, 50 hố mỗi ngày.
Nguyễn Chí Thiệp có lần đã lớn tiếng với tên cán bộ quản giáo Quyền khi tên này lên án anh em tù gian lận về chỉ tiêu. Anh nói:
- Cán bộ không làm nên nói dễ dàng lắm. Còn chúng tôi, chúng tôi phải so đo tính toán vì đổ bao mồ hôi, công sức.

Lần thứ hai bị cùm ở A-20 vào khoảng giữa năm 1980, khi tôi từ nhà kỷ luật ra, được chuyển qua đội 21 xây dựng (là đội lao động xuất sắc nhất của trại. Đội trưởng là Trung tá BĐQ Lương Văn Ngọ, một người xuề xoà, vô tâm). Hai chân tôi còn rất yếu, chưa đi đứng vững mà đã được giao việc chuyển đất từ dưới độ sâu hơn 2 mét đem lên bờ. Dĩ nhiên cho dù có muốn làm cũng không thể nào làm được. Anh em thương tình xin cho tôi đứng trên bờ cầm cuốc để ban đất. Ấy thế mà khi bình bầu hàng tháng, có một anh trong đội đã phán một câu xanh rờn:
- Anh Phúc chây lười, yếu kém, bóc lột sức lao động của anh em khác.
Tôi trả lời ngay:
- Các anh xuất sắc thì các anh một tô đầy ụ khoai mì, còn tôi chỉ vài lát. Như thế anh chưa vừa lòng ư?
Nhà bếp được lệnh chia khoai mì theo tiêu chuẩn cho từng loại: thau dành cho các anh tích cực (21kg/tháng), một thau dành cho loại khá (18 kg/tháng), thau dành cho trung bình (mười lăm kg/tháng), và thau dành cho loại kém (12 kg/tháng). Trên mỗi thau đều có ghi số lượng người trong phân loại đó. Nhưng có lần, anh em nhà bếp lấy cớ không đủ thau để chia ra từng loại, nên phát chung, và có ghi nhân số từng loại trong đội. Chúng tôi biết thâm ý của nhà bếp là để anh em tù tìm cách chia xẻ đồng đều cho nhau. Nhưng thế nào khi chia khoai mì, cũng có vài anh đứng quanh soi mói nhìn và thắc mắc:
- Anh P. thuộc loại kém, sao chia nhiều thế? gần bằng các anh loại khá?

Hai đội tích cực của Phân trại E là đội Xây dựng, đội Mộc. Có ít nhất là ba phần tư các thành viên trong hai đội đó thuộc loại xuất sắc. Tuy nhiên đa số các anh vẫn luôn tỏ ra thông cảm, che chở cho các anh yếu sức và bị trù dập.
Nhìn chung, nhờ thành phần chống đối bất khuất khi nào cũng đông và đoàn kết, nên dù qua bao giai đoạn căng thẳng, khủng bố, anh em tù nhân vẫn giữ được khí thế làm cho bọn ăng ten phải e dè, bọn trật tự thi đua phải khâm phục và ngay một số cán bộ cũng dần dần bị cảm hoá.

Đỗ Văn Phúc
(Trích “Cuối Tầng Địa Ngục”)


(Source: http://www.michaelpdo.com/XuanPhuoc2.htm)