Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Văn Thành. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Văn Thành. Hiển thị tất cả bài đăng

5/6/15

“Ông Be” - chuyện người tù A20 bất khuất 33 năm trước



Với những ai đã từng biết những quái ác tàn độc của những trại tù trong hệ thống nhà tù cải tạo dày đặc tại Việt Nam sau biến cố Saigon thất thủ 30 tháng Tư năm 1975… đều không chút ngạc nhiên về cách thế xưng hô bắt buộc do kẻ thắng trận là Việt cộng miền Bắc bày ra giữa tù nhân cải tạo (quân cán chính VNCH) với quản giáo (Việt cộng) ở những trại giam tù cải tạo trên toàn quốc sau tháng Tư đen 1975.

Tù nhân bị buộc phải gọi cán bộ quản giáo bằng cán bộ, hay bằng “ông” [“ông”: ở các trại tù Phú Túc (quận Hiếu Đức nay VC nhập chung vào thành quận Hòa Vang), trại An Điềm (Đại Lộc), trại Sườn Giữa (thuộc trại An Điềm nhưng cao hơn, xa hơn An Điềm và nước độc hơn), trại Tiên Lãnh (quận Tiên Phước)… thuộc vùng ngược miền núi tỉnh Quảng Nam đầy hiểm trở và ma thiêng nước độc), và tự xưng là tôi… dù “ông” đó tuổi chưa đáng tuổi con của những tù nhân VNCH vừa bại trận.

“Ông Be”, chính là tù nhân chính trị A20 còn rất trẻ, cho tới ngày anh bị tà quyền xử bắn 1982 chỉ mới ba mươi tuổi… nhưng sao lại được anh em chiến hữu đang ở tù lẫn bọn cán bộ quản giáo trại tù khét tiếng tàn ác Thung Lũng Tử Thần này gọi bằng ÔNG sau khi bị xử bắn vì vượt ngục???

2/6/15

Phạm Văn Be, bậc yên hùng của A20

 

... anh hùng tử, khí hùng bất tử !
 

Phan Văn Be*. Sanh năm 1952.
Nguyên quán Bến Tre. Tử hình tháng 2/1982.

Trại Viên A20 Lập Mộ !

 
"Anh nằm xuống 
sau một lần đã đến đây..."

25/2/15

A20 Ánh Lửa Giữa Đêm Trường.



A20 Phạm Văn Thành


Phần 1: Ánh lửa giữa đêm trường

Tháng 10-1994

An ninh trại đã chuyển toàn bộ đội 12 từ nhà 4 sang nhà số 2. Toàn bộ đội nhà bếp từ nhà 3 sang nhà số 1. Trong nhà số 1 có những cá nhân tiêu biểu là ông Lê Văn Sơn, thuộc Phật Giáo Hòa Hảo nhiều tuổi nhất, thượng tọa Tuệ Sĩ, tăng sĩ Nguyễn Hữu Tín và tăng sĩ Lê Hiền. Bên Công giáo có linh mục Nguyễn Hiếu dòng Đồng Công Thủ Đức.Từ Thái Lan về , lực lượng ông Trần Văn Bá có Trương văn Sương, lực lượng của ông Hoàng Cơ Minh có Đinh Văn BéĐỗ Bạch Thố. Hải ngoại có Lê Hoàn Sơn là người từ Pháp về cùng vụ án với tôi .

24/7/14

Điệu nhạc Nam Ai


khúc nam ai 1

Biết đến bao giờ được về trên bến  ấy
vỗ mái chèo con khua bóng  núi Ngự bình
hát tiếng người xưa
cuộn nhàu chăn chiếu
cho quên hết những lối buồn sạn đạo

cho đêm dài ủ kín điệu tình ca
chèo thôn nữ dập dình sông trắng bạc
ta sẽ hát khúc cuồng ca lã chã
giọt rượu buồn vương tiếng nước khôn khuây
sông dẫu vắng vẫn gào lên núi rộng
mảnh tình riêng xao xác bóng sơn hà .

… còn lại gì sau năm dài hiu hắt
khúc tù ca tan tác đóa xuân xanh
bốn mươi năm vời trông tường thủy mặc
lạnh lời ca rợn khúc hát cô hồn.

Ta còn gì giữa đời ta lật bật
mộng về đâu dan díu lối mơ xưa
đâu phế tích
đâu tàn hoang cõi tạm
đâu ngọc ngà
đâu sương khói phôi pha.

A20 Phạm Văn Thành 
nhớ Nguyễn Thành .
14.7.2014

***

khúc nam ai 2

Em đã quên mùa thu 
mang theo cơn bão ối đỏ bầu trời
Em đã quên mùa  đông
những tháng năm lạnh đầy muôn lối tuyết ?

Mùa xuân hôm qua
mùa xuân hôm nay
sao thấy thiếu những điều thật lạ
những điều mà tiềm thức xa xôi
cả em anh chưa bao giờ biết nói,

Miếng cà muối sổi !
Bát canh cua đồng !
Thúng bún bên đường !
Hàng hiên nhà ai cơn mưa chiều vội vã,

Con ong bầu ú nụ
bay lượn trên giàn mướp im lìm…
Côị mít nhà ai
 lăn tăn chùm dái chát sượng sùng xanh ngắt…
  
Mùa xuân như là đấy
mơ hồ diệu vợi
gần gũi !
xa xôi !
như thoảng tiếng gà trưa
ba mươi năm rồi không còn nghe thấy nữa !

Gặp em giữa chặng đường mơ non nước
vòng tay gầy ôm xiết một mộng mơ
tình trong vắt nở thơm mùi cỏ dại
phút tương phùng đồng đội đến rồi đi !

Mùa thu, em ơi rồi sẽ qua
và mùa xuân thắm sẽ về trên bến nước
những mùa đông tuyết mù tịch mịch
sẽ không còn lạnh giá nữa em ơi,


cuộc hành trình dẫu còn hay sẽ mất
thì thân ta nào có nghĩa gì
một bông hoa mướp rực vàng 
vặt cho tôi nhé
những ngày gặp nhau.

 A20 Phạm Văn Thành
Lagny 23.7.2014
  
***

Khúc nam ai 3

Rồi sẽ qua những tháng ngày buồn thảm
Mặt trời lên khua con nước êm đềm
Thuyền vỗ sóng dập dình  đêm trăng tịnh
chảy về xa heo hút chuyện tình già

Em sẽ hát khúc ru hời ngọt lịm
nhặt vầng trăng xô sóng vỡ trên tay
tôi sẽ hát bản trường ca lịch sử
vung mái chèo đập nhịp tráng bi ca !

Ô ! Giòng sông 
như chảy tràn lên thổn thức
vực nông sâu khua xiết giấc cô liêu
đâu như tiếng cùm xiềng !
làm rổn rảng đáy thuyền chao năm tháng !

Ðàn lên đi em ơi !
cho quên hết những đêm trăng vàng úa !
hát nữa đi em
lời ru thì thầm của ngày xưa mẹ hát

cho dù ta đã bạc đầu
cho dù năm tháng chẳng còn bao lâu
cho dù  trăng sáng sông sâu
cuộc vui vầy lớn
vắng ta đi về.

A20 Phạm Văn Thành
          Paris 23.7.14



14/7/14

Câu chuyện cùm thứ hai: Long, Thành, Hòa


 A20 tháng Chín 1993. 


Từ đường ngoài cổng thăm nuôi, đi qua dãy nhà cơ quan, bước qua cổng trại giam sẽ thấy ngay bên tay mặt là hai dãy nhà của khu A. Ðó là nhà 1A và 2A. Nhà 1A và 2A nối với nhau bằng một khu nhà cầu xây bệ cao chừng 80cm. Mỗi nhà cầu có bốn bệ ngồi, ngăn cách nhau bằng những bức tường lửng cao chừng 70cm. Hai nhà là 8 bệ cầu. Giữa 8 bệ cầu có một tường bê tông xây bít để ngăn cách riêng biệt cho hai nhà. Mỗi bệ cầu có một lỗ thông 18/20cm để phân lọt xuống một cái thùng sắt đã để sẵn, có lối thông ra phía tường sau của hai nhà buồng. Mỗi sáng, tù trực sinh sẽ khênh các thùng phân ra ngoài các đội để hoặc cho cá ăn, hoặc tưới cho các luống rau muống.

Khu nhà buồng 1A và 2A có tường cao 2,50m chung quanh. Trên đầu tường là hàng rào kẽm gai, giăng mắc nhiều làn dây điện nối với nhà máy phát điện độc lập của trại. Kiến tạo cũng y như vậy với khu nhà 3A, 4A. Ðây được coi là các khu nhà giam nhốt những tù trọng án.

13/7/14

Câu chuyện cùm thứ nhất, Trương Văn Sương.


Anh em Fulro đem vào trại cho tôi một con chó. Đây là một con chó loại chó cỏ, mình như con sóc với bốn chân thẳng thanh thoát. Con chó trắng, lông ngắn mịn, đầu mặt cân đối bốn chân móng trắng ngà và đầu vàng, trên lưng vá một đám lông vàng cháy, không lẫn một sợi đen nào. Nhìn con chó trong tay Y Rưới, đang đứng bên cửa nhà bếp chờ tôi ra, tôi sững người, miệng lẩm nhẩm “bạch khuyển hoàng đầu thân bối nguyệt”, một trong đệ nhất phúc khuyển tướng pháp ! Sao lại có cảnh oái oăm thế này. Y Rưới cười cười bẽn lẽn nhìn tôi:

-          Ngoải kêu em đem dô biếu anh cho anh đỡ buồn !

Tôi bần thần đỡ con chó, cởi sợi dây gồi chắc Rưới đã bện công phu. Y Rưới la lên:

-          Nó chạy mất giờ anh.


15/11/13

Long Rồng


A20 tháng 9, 1993 

Bên bờ giếng hai người đàn ông mặc quần xa lỏn chụm đầu vào nhau. Bốn cái đầu gối lồi lên hai bên bả vai. Con mèo nằm nhe răng, mặc cho bốn bàn tay vò vọc, nhổ từng nắm lông. Nó đã chết từ đêm hôm qua, ngay dưới vuông cửa trực của người tù gác đêm Đào Đăng Nhẫn.

Gã tù Việt kiều tay cầm đóa hoa vạn thọ, ngô nghê bước sát lại gần hai người tù đang nhổ lông con mèo. Con mèo bé tí, vừa bằng cổ tay người tù khổ sai ! Cả ba rơi vào những giây thời gian im lặng khó diễn tả ! Một tay chỉ huy giang hồ khét tiếng. Một tay thơ phú dạt dào và một tên lưu vong quay về từ bên kia quả đất sau mười năm lang bạt. Ba người đàn ông trọng án cùng nhìn vào một con mèo trắng ởn đã chết đang bị vặt lông. Con mèo bé bỏng, gầy guộc, cái đầu chỉ nhỉnh hơn quả chanh.

17/7/13

thời gian không đi qua.



Chục năm rồi ngày đêm là lẫn lộn
khi nhắm mắt trời bừng lên sáng lạn 
đêm mịt mù trừng mắt đợi ngày lên 
mưa nắng có qua 
sao đã lạt như bài kinh vô thức.

Cuộc đời đem tháng ngày bứt rứt
xâu chuỗi vào nhau thành tràng hạt
cho ta phiêu bồng trong mộng tưởng
về một ngày rất đẹp sẽ diễn ra 

Về một ngày đồng hoa thơm rực rỡ
những đàn chim rủ nhau về từ muôn hướng
hót tiếng tình ca dạt dào
bên những lũy tre làng đàn trẻ đùa nô cười khúc khích

Đến bao giờ đừng là mơ mà thực
nếp áo em thơ in tình người chan chứa 
đôi mắt mẹ hiền nhân ái đàn con lạ 
bốn nẻo quay về mồ tổ thơm khói hương 

… có những ngườ lính xưa tìm nhau bắn giết
biết ngậm ngùi ca khúc đoàn viên 
của nghìn xưa máu mủ lập ấp khai hoang
xây dựng nên nước Việt trải trăm đời cay đắng chống quân xâm lấn

Có những người vợ 
cả đời không biết đến mùi đàn ông 
có những người vợ 
tảo tần mưa nắng khốn nhục nuôi chồng tù tội hết sạch tuổi xuân

Sẽ nhìn nhau thân mật và gần gũi 
cùng nhau đốt lên ngọn lửa ấm 
đốt đi manh chiến bào thù hận vô lý của ngày xưa 
thuở bắc nam say cuồng điều miêu mỵ.

Chục năm rồi ngày đêm là lẫn lộn
nơi tôi sinh là ngày
nơi tôi sống là đêm 
quê hương là mây bay ngàn dặm thẳm
thắt thẻo trông mong một lối về còn mù xa tít tắp.

A20 Phạm Văn Thanh
Paris 17.7.13


8/7/13

A20 - NGƯỜI TÙ SƠN BIA.



A20 Phạm Văn Thành

 1994

Từ cổng chính lớn của trại A20 đi xuyên qua khoảng sân chung sẽ tới một ô sân vuông được đắp đất be gạch cao chừng 40cm. Khu sân ấy có hòn non bộ với bể nước cùng nhiều cây cảnh gọt tỉa công phu. Qua vuông sân ấy sẽ tới khu nhà được gọi là Văn hóa. Đầu nhà văn hóa sát với đường đi và ô sân cây cảnh là một gian nhà được một tù thuê lại, làm thành căng-tin. Căn-tin ở đây đa phần là “bán chịu”, ghi sổ và khi thân nhân tù thăm nuôi sẽ trả. Đương nhiên giá cũng khác đi. Tuy nhiên, không phải là quá quắt như nhũng căn-tin của các trại phía Bắc, nơi con người ta bóc lột nhau hình như không còn biết ngượng.

Dãy nhà văn hóa buổi trưa thường rất vắng lặng. Đầu dẫy phía trong cùng sát với một ao cá là một căn phòng rộng cỡ chừng 60 mét vuông. Đó là nơi trực thường xuyên của một người tù được sĩ quan tư tưởng chọn lựa để làm các công việc phụ tá sổ sách cho ban tư tưởng. Sơn là người tù đặc biệt ấy.


15/6/13

Những Hồi Tưởng A20: Nhà số 4


A20 Phạm Văn Thành


Tháng 10 năm 1994.

Tôi được gọi làm việc liên tiếp kể từ ngày 26 tháng 9. Nhân vật tôi phải đối diện không vào trong trại mà tôi phải bị dẫn xuất cổng để đi bộ ra tận ngoài Nhà Cơ Quan. Hôm nay đã là ngày thứ tư.

Đường vắng lặng. Đầu con đường này làm tôi nhớ như in cảnh anh Trương Văn Sương đầu đội một thúng dừa, đứng như trơì trồng bên cạnh đoạn đường khơì đầu từ cổng trại giam đế đi xuyên khu rừng dừa ra ngoài khu vực Nhà Cơ Quan trổ ra hướng cống xuất toàn khu vực để tiếp cận với không gian xã hội. Lần đó anh Sương bị phạt vì đã… hái dừa vô phép. Hình ảnh người tù cao lớn tóc rễ tre đứng dạng chân thủ giữ thúng dừa khó có thể phai mờ trong trí tôi. Bữa đó là bữa tôi cũng phải đi làm việc, do chuyện có những thỏi vàng miếng bị phát hiện trong một cuộc trao đổi bí mật đã diễn ra giữa một tù nhân nào đó (tôi nghĩ là của A Quí, một ngươì tù gốc Đài Loan, dính trong những phi vụ mang vàng - số lượng tính bằng tạ - ra vào VN bằng chuyên cơ từ Cambốt) với một “hòm thư” ngoài bìa trại. Tôi nhớ bữa đó tôi đã đứng lại gần chỗ anh Sương bị phạt. Người sĩ quan áp giải giục tôi bước đi nhưng tôi đã đứng lại khá lâu, nhìn chằm chằm vào thúng dừa mà anh Sương đang phải đội trên đầu, chân anh đã có biểu hiện rung. Tôi đi qua anh Sương tiến về phía nhà cơ quan. Khi đi qua anh Sương chừng khoảng hai chục bước, nghe rõ tiếng dừa đập mạnh xuống mặt đường đất. Tôi biết anh Sương đã qụy ngã. Không quay đầu lại. Tôi nghiến răng đi tiếp.Viên sĩ quan áp giải (tên là Luận nếu tôi nhớ không lầm, sĩ quan đặc trách tư tường) vài phút sau đã yêu cầu tôi đứng lại và ông ta vòng lại bên cổng an ninh, nói gì đó với đội sĩ quan trực trại. Tôi nghe thấy tiếng gọi tên anh Sương và tiếng nói nhẹ yêu cầu anh Sương nhập trại…

14/6/13

Hồi Tưởng A20: Nhà 3 - Nhà 4.


A20 Phạm Văn Thành

Trại tù Xuân Phước A20 gồm 5 phân trại. Phân trại A, phân trại B và cả phân trại C, D, E. Hình thành từ 1976 do công xây dựng ban đầu của tập thể tù Việt Nam Thương Tín. Cao điểm nhân lực ở vào những năm 1980 / 1985.

Năm 1993, cuối tháng 9 tôi đến trại này. Cùng chuyến đi ấy có:

Trần Tư. Thẻ xanh Hoa Kỳ, nguyên quán Huế (đầu vụ, thủ tướng chính phủ lâm thời, đã ra mắt tại Đài Loan).

Michel Nguyễn Muôn. Quốc tịch Mỹ, nguyên quán Phnom Pênh, Cambode (trung tướng của chính phủ lâm thời / vụ án nhằm lật đổ các cấp chính quyền tính từ Nha Trang vào Cà Mau 5/3/1993).

Moris Đỗ Hườn. Thẻ xanh  Hoa Kỳ, nguyên quán huyện đảo Phú Quý (thiếu tướng đặc trách miền Trung và hải đảo / vụ án 5/3/1993)

Đỗ Phủ, huyện đảo Phú Quý.

Đỗ Hồng Vân. Thẻ xanh Hoa Kỳ, nguyên quán miền tây nam bộ (nhân lực phối hợp lực lượng giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo).

Phạm Đức Hậu. Quốc tịch Mỹ, Hà Nội, di cư 1954, Sài Gòn (đặc trách báo chí /thông tấn /vụ án 5 /3/1993).

Nguyễn Ngọc Đăng, quốc tịch Canada, Công giáo di cư , Vũng Tàu (người dọn bãi đáp cho Bộ chỉ huy cuộc nổi dậy/đảo chánh).

Nguyễn Duy Cường, Thủ Đức Sài Gòn (nhân lực đặc trách về chất nổ) .

Văn Đình Nhật, Huế (phối hợp Công giáo Phủ Cam).

Lê Hoàn Sơn, mang thẻ  tỵ nạn  chính trị ,Pháp ( Thiế tướng  đô trưởng Sài Gòn / vụ án  5/3/1993).

Phạm Anh Dũng, quốc tịch Pháp (Bộ trưởng Bội Nội Vụ, chính phủ Lâm Thời/ vụ án 5/3/93)

và tôi Phạm Văn Thành, mang thẻ tỵ nạn chính trị, Pháp (bảo vệ yếu nhân / Vụ án 5/3/1993) . Tổng cộng 12 người.

13/6/13

Hồi Tưởng A20 - 1


A20 Phạm Văn Thành

Tháng 10/1993.
Sàigòn - Nha trang.
*

Bốn chiếc xe du lịch loại 12 chỗ ngồi lăn bánh vào thành phố Nha trang sau khi thả xuống địa phận Bình Tuy một người đàn bà của nhóm. Chị Nhạn. Người đàn bà đứng bên cạnh tôi ở hàng ghế tòa án tối cao. Người đàn bà da đen nhẻm, dáng người nhỏ bé, miệng luôn nói câu nói xin tha xin thương cho những đứa con của bà. Người đàn bà mà tôi đã không dấu nổi nỗi niềm xót xa và thậm chí cáu giận người đồng phạm chung trong vụ án với tôi, Nguyễn Ngọc Đăng !

 Bà bị bắt, kết án 12 năm tù vì đã cung cấp… thuốc nổ cho người của Nguyễn Ngọc Đăng. Thời điểm ấy, bán thuốc nổ ở Tân Phú Đồng Nai thực chất là một dịch vụ thường ngày của những người cựu cán binh bộ đội có quan hệ nhì nhằng giữa giới giữ kho quân đội và giới đánh bắt cá trên hồ nước Trị An mênh mông. Bà là người hoàn toàn không hề biết rằng số thuốc nổ mà bà cung cấp sẽ được góp phần dùng vào một cuộc bạo loạn mang mục đích lật đổ chính quyền, một chính quyền được đặt cho cái tên miêu mị: Chính quyền nhân dân .


A20 - Những người quanh tôi.


A20 Phạm Văn Thành

Từ cổng trại chúng tôi được đưa thẳng vào một hội trường mà sau này chúng tôi được biết là Nhà Văn Hóa. Tại đây, đồ đạc tư trang một lần nữa bị sới tung bởi các tù nhân thường phạm hình sự trong đội thi đua. Những người này làm việc rất nhiệt tình và cực kỳ cẩn thận dưới sự giám sát của ba người sĩ quan trại tù, một người tên Lâm, hàm đại úy phụ trách an ninh, một người tên Luận hàm đại úy phụ trách giáo dục và một  sĩ quan trực trại tên Thăng cũng hàm đại úy. Ba người sĩ quan này đều trạc tuổi tôi (tức sinh khoảng 1958 đến 1962). Thái độ làm việc của ba người này có vẻ không hạp nhau, nếu không muốn nói là có sự hiềm khắc lộ ra trong ánh mắt và cử chỉ. Cái nắng gay gắt đã không xâm nhập được vào nơi này vì căn hội trường nằm chìm hẳn dưới những rặng dừa cao nghễu nghện, xanh ngắt và chi chít quả. Tôi hướng tầm mắt ra ngoài những khung cửa sau khi đồ đạc tư trang đã qua kiểm xét và gói lại đàng hoàng. Ngay trước tầm nhìn của ô cửa là một cái chuồng khỉ dựng trên một cây cột. Trong căn chuồng chừng vuông 1 mét rưỡi là một chàng khỉ đang thản nhiên vạch cu ra tí toáy. Chuồng cao khoảng hơn thước, sơn màu trắng nổi bật giữa một khoảng đất rộng trồng toàn một thứ cây rất giống cây giềng. Phía sau miếng đất vuông vức chừng 1000 mét vuông ấy là một dãy nhà mà sau này tôi được biết đó là khu vực nhà bếp, người sĩ quan phụ trách đội nhà bếp tên là Sử, cũng cấp hàm đại úy, tuổi sinh khoảng 1958. Sau khu vực nhà bếp là hai bức tường vôi trắng, tường ngoài cao hơn tường trong và có hàng rào thép gai dựng trên đỉnh tường, chiều cao của hàng rào bên trong, tính cả hàng dây thép gai khoảng 4 mét, dây điện đeo móc nhì nhằng cùng với những chụp bóng đèn. Xa hẳn phía ngoài các bức tường trắng là màu xanh ngát của những ngọn tre. Tôi nhủ thầm: “Cổ lũy, ngọn tre cao thế ắt là trồng trên lũy đất. Muốn có lũy đất dài như vậy ắt phải có hào. Vượt được hai bức tường cao sẽ phải bơi qua hào rồi mới leo lên lũy tre dầy đặc. Phần ngoài cùng không biết còn những gì. Mìn dưới hào, trên lũy áp dụng chế độ gì? Này khó khăn đây…”.


12/6/13

Hồi Tưởng A20 - 1


A20 Phạm Văn Thành

Tháng 10/1993.
Sàigòn - Nha trang.
*

Bốn chiếc xe du lịch loại 12 chỗ ngồi lăn bánh vào thành phố Nha trang sau khi thả xuống địa phận Bình Tuy một người đàn bà của nhóm. Chị Nhạn. Người đàn bà đứng bên cạnh tôi ở hàng ghế tòa án tối cao. Người đàn bà da đen nhẻm, dáng người nhỏ bé, miệng luôn nói câu nói xin tha xin thương cho những đứa con của bà. Người đàn bà mà tôi đã không dấu nổi nỗi niềm xót xa và thậm chí cáu giận người đồng phạm chung trong vụ án với tôi, Nguyễn Ngọc Đăng !

 Bà bị bắt, kết án 12 năm tù vì đã cung cấp… thuốc nổ cho người của Nguyễn Ngọc Đăng. Thời điểm ấy, bán thuốc nổ ở Tân Phú Đồng Nai thực chất là một dịch vụ thường ngày của những người cựu cán binh bộ đội có quan hệ nhì nhằng giữa giới giữ kho quân đội và giới đánh bắt cá trên hồ nước Trị An mênh mông. Bà là người hoàn toàn không hề biết rằng số thuốc nổ mà bà cung cấp sẽ được góp phần dùng vào một cuộc bạo loạn mang mục đích lật đổ chính quyền, một chính quyền được đặt cho cái tên miêu mị: Chính quyền nhân dân .


15/5/13

ánh sao khuya



đường khuya vắng
tiếng bước chân đêm nghe chừng mỏi mệt
phía xa là sao sáng
u uẩn giữa một chân trời mây chùng xám ngắt

người đàn ông ngũ tuần
 trên con đường ảo vọng
cất tiếng gọi Mẹ làm ánh sao cuối lối
thế gian như thành gian bếp  nhỏ
với bóng mẹ chập chờn vách đơn côi

con đã đi
ba mươi năm làm người biệt xứ
tuổi thơ còm cỏi miếng học gầy
chân lang bạt đành cùng trời cuối đất 
đi mãi
đi hoài
ba mươi năm không lần sờ áo mẹ
không một lần nấu được bát cơm thơm
vụng về nâng cho mẹ
bên giường khô đơn chiếc

Mẹ đã đi xa với tràng hạt mộc mạc
với niềm tin ở một cổng thiên đàng
nơi đó có những điều hạnh phúc
nơi đó
sẽ là tốt nhất để cho con .

Ba mươi năm xa xứ
mười ba năm mất hẳn mẹ
tù lao tăm tối
bóng mẹ về gọi con “mẹ đi nhá”

Ô. Thế gian là đoạn trường  khốn khổ
cho những con người  mải miết một tình yêu
yêu con sông quê
yêu luống ruộng cầy
yêu những hốn hậu của làng quê ấm áp

yêu tiếng mẹ buồn kể chuyện xưa tang tóc
đêm gánh con trong mép thúng đoạn trường
rơì xa đất tổ ruột gan như ai cắt…
trên nhánh sông Hồng của mùa Thu định mệnh

đàn con mất hơn nửa
giờ mỗi phương một đứa sống
muốn thăm nhau phải tìm nhau qua biển
với những dị biệt nhất định phải cưu mang .

Ô gia tài của mẹ
là đốm sao trên trời xa bất tận
là kĩu kịt đội gánh  nhịp nhàng đưa
cho con thấy núi sông chập chờn chuyển động
bên váy mẹ đau đáu một mùi hương.


A20 Phạm Văn Thành
            Paris 8 Nov 2012