Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê phi Ô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê phi Ô. Hiển thị tất cả bài đăng

13/11/13

Độc Thoại...


Tim bị nghẽn khiến cho mầy gục xuống,
Trong cơn mê bỗng thấy bóng thiên đường.
Ngàn tiên nữ phất phơ màu xiêm áo,
Khúc nghê thường dìu dặt múa đêm sương.

Chợt một thoáng khi đầu còn tỉnh táo,
Mầy đưa tay sờ soạn vịn sô-fa.
Gượng đứng lên thân xác lão lính già,
Do sức mạnh của hồn thiên sông núi.

Bao nhiêu năm sống nhọc nhằn quá đỗi,
Đói khát, tù đày, lao động “vinh quang”.
Nhiều năm trường ăn độn bắp, khoai lang,
Mầy vẫn sống vẫn mơ về sông núi.

Rồi một đêm trong mịt mùng bão nổi,
Lặng lẽ xuống thuyền rời bỏ quê hương.
Mầy ra đi bỏ lại chốn thiên đường,
Nơi thống trị của một bầy quái thú.

Nơi đất lạ vẫn hướng về quê cũ,
Nhớ súng gươm, bạn hữu, chiến trường xưa.
Nhớ những lần đuổi giặc suốt chiều mưa,
Và đêm đến vang pháo gầm xung kích.

Trúng đạn A.K, B.40 mầy không chết,
Thì sá gì chuyện bị nghẹt cơ tim.
Mầy tin đi ! Thượng Đế rất công bình,
Chỉ bách hại phường buôn dân bán nước.

Nếu như mầy Trời ban cho điều ước,
Thì ước gì trong cuộc sống nổi trôi ?
Tao đoán mầy mong muốn đơn giản thôi,
Nguyện: sẽ chết để quê hương được sống !

A20 Lê phi Ô
viết sau ngày từ bệnh viện Bascom. SJ trở về (04/11/13).
Được giải phẩu để chửa “nghẽn mạch máu cơ tim”.  LPO



14/8/13

NÓ....!


Chuyện kể về một người Lính VNCH trước và sau 30 tháng 04 năm 1975.
  
A20 Lê Phi Ô
                                      ----------------------------

   Tôi biết Nó từ khi hai đứa còn cắp sách đến trường ở bậc Tiểu Học, rồi cả hai chúng tôi cùng vào năm Đệ Thất trường Trung Học công lập Phan-Bội-Châu, Phan-Thiết.

   Quê Nó tận ngoài xứ Huế xa xôi, Mẹ nó... một cụ bà khoảng tuổi 50, sở dĩ tôi gọi là cụ bà vì với tuổi tác của một đứa trẻ hơn 10 tuổi như tôi, thì người lớn cỡ tuổi 50 đối với chúng tôi phải gọi là Bà. Bà cụ dáng vóc nhỏ nhắn, khi ra đường lúc nào cũng mặc chiếc áo dài, đôi khi người ta thấy Bà đeo một chiếc vòng nơi cổ theo như cách phục sức của hầu hết đàn bà xứ Huế. Bà có tài về gia chánh, Bà nấu những món ăn xứ Huế ngon tuyệt, nghe nói Ông Ngoại nó khi xưa làm Quan ở Triều Đình nên con cháu, nhất là con gái phải đi học về nữ công gia chánh. Ba nó lớn hơn Mẹ nó một con giáp, Ông cụ là một nhà Nho và là bạn rất thân với Cụ Tản-Đà Nguyễn-Khắc-Hiếu. Năm 1945, Ông Hồ-chí-Minh mời Ba nó làm cố vấn cho Việt Minh ở Liên-khu 5 (Quảng-Nam, Quảng Ngãi, Bình-Định và Phú-Yên), Ông cụ không thích cộng-sản nên từ chối khéo. Khuyến dụ không được, bọn chúng bắt cóc Ông đưa vào vùng "kháng chiến". Mãi cho đến khi Ông lâm trọng bệnh bọn chúng mới cho Ông về Đà-Nẵng để chữa trị... và Ông đã tìm cách trốn vào Sài-Gòn, Ông sống với nghề viết Báo và dạy kèm chữ Nho (môn Cổ Ngữ) cho những người chuẩn bị thi Cử Nhân. Thời Pháp thuộc, ở Sài-Gòn có một tờ Nhật Báo "Thần Chung", tên nầy do Ông đặt ra.


18/5/13

RƯỢU ĐẮNG !


LÊ-PHI-Ô  

tặng Trần-văn-Sơn, Trạch-Gầm, Thiết-Trượng,
        Vương-trùng-Dương, Lê-Hùng, Phan-bá Thụy-Dương.


Người lính năm xưa đầu đã bạc
Xa lìa cố xứ sống nổi trôi
Lâu lâu xuống phố tìm bạn cũ
Rủ ghé Lê-Hùng uống rượu chơi.

Nhớ chiến trường xưa tràn lửa đạn
Tụi mình sống được cũng là may
Ngờ đâu gặp lại phương trời lạ
Vui ngày hội ngộ choáng men cay.

Rót nữa đi Sơn ly rượu cạn
Uống men say sao thấy đắng cay
Đáy cốc thoáng về gương mặt bạn
Những thằng gục chết giữa trùng vây

Những thằng banh xác không kịp trối
Để tao được sống đến hôm nay.
.....................
                       
Năm ngón tay run nâng ly uống cạn...
Gục xuống bàn, tao khóc... nhớ tụi bây !

A20 Lê-Phi-Ô 
 tháng 04 năm 2013  



16/4/13

NGƯỜI LÍNH ĐPQ: Lê Phi Ô




                                                                                           Người xứ Nghệ


    (Lê phi Ô - Mặt trận Hoài-Đức  1974)

   Rất tình cờ tôi biết được người lính Địa-phương-Quân Lê phi Ô, khi đọc bài “Tử Thủ” của tác giả Trung-Hiếu trên một tờ báo online. Nội dung viết về Tiểu-đoàn 344/ĐP, thuộc Tiểu-khu Bình-Tuy, đã cầm chân được Sư-đoàn 6 Tân lập của Việt cộng, được tăng cường một trung đoàn Pháo, dưới quyền chỉ-huy của Thượng-tướng VC Trần-văn-Trà, Tư-lịnh Quân-khu 7, trực diện tấn công Chi-khu Hoài-Đức thuộc trách nhiệm phòng thủ của Tiểu-đoàn 344/Địa-phương.


24/3/13

CHIẾN-SĨ VÔ DANH.



(Tùy bút chiến trường)

·       Trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam trước họa xâm lăng của Cộng-sản phương Bắc, Quân-Lực VNCH đã có biết bao Anh-Hùng, Liệt-Nữ vị quốc vong thân. Bên cạnh đó… có những sự hy sinh không kém hào hùng ít được nhắc tới, tôi muốn nói đến những người lính không có số quân: “Vợ lính” !
 Lê phi Ô.

   Đúng 02:00 giờ sáng ngày 09 tháng 12 năm 1974, Lính vừa đổi phiên gác thì một ánh chớp cùng tiếng nổ long trời phát ra tại hàng rào hướng tây của Chi-khu, nơi tuyến phòng thủ của một trung đội thuộc Đại-đội chỉ-huy, một trung đội của Đại-đội 3 và tiểu đội thám-báo Tiểu-đoàn. Khói lửa, cát bụi mịt mùng, đặc-công việt cộng đã chui vào hàng rào phòng thủ đặt chất nổ phá hủy nhiều lớp kẻm gai. Lập tức, tổ thám báo của tiểu-đoàn tung nhiều quả lựu đạn vào vùng khói lửa nơi vừa xảy ra tiếng nổ để ngăn chận bọn đặc-công cảm tử địch xông vào.

   Trong ánh chớp kèm tiếng nổ của lựu đạn bóng vài tên VC  chạy ngược trở ra nhưng đã bị khẩu đại-liên trên vọng gác đốn ngã. Những trái sáng tay và của súng cối 81 ly được phóng lên sáng rực bầu trời, tôi gọi Trung-úy Lưu-đức-Thắng (khóa 24/VBĐL) đại-đội trưởng ĐĐ3/344 cẩn thận mặt Bắc, nơi có một ngôi chùa nhỏ sát cạnh hàng rào phòng thủ… đây là đường tiến sát rất thuận lợi cho VC  vì bọn chúng biết lính không bao giờ dám mang súng đạn vào gần chùa dù chỉ để phục kích đêm.  Trung-úy thắng báo đã bắn hạ hai 2 tên địch ngay khi chúng vào tới hàng rào phòng thủ trong cùng… mười phút sau, Thắng cho biết hàng rào đã bị cắt đứt nhiều chổ, lập tức tôi lịnh cho Trung-úy Thời đại- đội trưởng Đại-đội 2/344 đang bố trí quân  tại trại cưa bên ngoài Chi-khu về hướng đông cách Chi-khu 500 thước đưa ngay một trung-đội vào chiếm giữ ngôi chùa nhỏ, trung-đội nầy chạm súng nhẹ và địch bỏ chạy, đây chỉ  là tổ cảnh giới của địch.

15/3/13

Một thời lính trận…



Ta từng có một thời làm lính trận
Súng đạn, ba-lô trĩu nặng đôi vai
Tuổi đôi mươi sá gì đời sương gió
Mộng sông hồ cho thỏa chí làm trai

Chắc tay súng nơi tuyến đầu lửa đạn
Ngăn bước thù gieo tang tóc đau thương
Cho quê hương nhà nhà vang tiếng hát
Cho mẹ già, em gái bớt lệ vương.

Rồi từ đấy đi vào miền gió cát
Mảnh chinh y thấm máu bạn, máu thù
Có những lúc dừng quân nơi lũng thấp
Tiễn bạn mình vào chốn nghỉ thiên thu !

Đêm từng đêm dừng quân trên đất địch
Dưới chiến hào đợi giặc lúc trăng lên
Chợt một thoáng mơ về nơi phố thị
Nhớ người yêu ta thầm khẻ gọi tên !

Nhưng quê cũ vẫn một màu tang tóc
Súng đạn quân thù xé nát làng quê
Đất nước đau thương ngập tràn tiếng khóc
Lính trận ra đi mãi bước không về.

Tháng tư đến trong nghẹn ngào uất hận
Em lạc quê người, ta tận rừng sâu
Mình mất nhau khi tàn cơn binh lửa
Lặng cúi đầu… che dấu nỗi thương đau !

A20 Lê phi Ô



CHIẾN-SĨ CA…!



Âm vang tiếng vọng thời trai trẻ,
Bẻ súng lòng đau hận ngất trời.
Quảng-Trị, Bình-Long dòng thác lũ,
Đêm ngủ chập chờn vận nước trôi.

Núi biếc hành quân săn lùng địch,
Rừng sâu vực thẳm vượt Trường-Sơn.
Ghìm súng mắt trừng đêm xung kích,
Chiến lũy, hào sâu xác địch phơi.

Biên trấn hùm thiêng riêng một cõi,
Khe-Sanh sạn đạo diệt tà ma.
Mỗi bước giày saut sông núi gọi,
Đêm kích mơ về phố thị xa.

Em nhớ chờ ta cài mái tóc,
Hoa rừng hái vội lúc dừng quân.
Quà tặng chiến trường hoa Lan ngọc,
Thoảng hương mùa cưới nặng tình xuân.

Lương khô gạo sấy ba-lô nặng,
Poncho nón sắt áo sờn vai.
Xung phong diệt địch trăm trận thắng,
Ngang dọc một thời thỏa chí trai.

Xưa nay chinh chiến mấy ai về…!*
Ngạo nghễ bên trời chiến-sĩ ca.
Nợ nước thù nhà thiên cổ hận,
Một ngày phục quốc chẳng còn xa.

A20 Lê phi Ô
(*Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi)

9/8/12

A20 Lê Phi Ô trên đài Vietoday television



Lê phi Ô
Tiểu-đoàn trưởng TĐ344/ĐP
Tiểu-khu Bình-Tuy (cựu tù A20)


 


 

12/7/12

TÌNH YÊU VÀ CHIẾN-TRANH



Tiễn anh một chén rượu tàn,
Một bàn tay nắm, một hàng lệ mau.
Cuộc cờ thế sự binh đao,
Phút giây tái ngộ ngàn sau biết còn !

                       (thơ Cao thị Vạn-Giã)


      Qua một đêm yên tỉnh... rừng núi vẫn còn bao phủ một màn sương, một sự yên tỉnh hiếm hoi cho những người lính nơi tiền đồn heo hút Gia-Huynh ranh giới của Tỉnh Long-khánh và Bình-Tuy, nơi đây vắng vẻ... một chiếc cầu ván dài 20 thước, bên kia cầu là xóm nhà lá độ mươi căn của những người thợ rừng. Hằng đêm bọn Cộng phỉ thường đột nhập vào những thôn xóm nhỏ vài chục nóc gia nằm rải rác hai bên tỉnh-lộ để cướp phá các quán bán tạp-hóa mong tìm thức ăn như mì gói, cá hộp, cá khô, đường và thuốc hút để bổ-sung cho những thiếu hụt lương-thực của bọn chúng và thường chạm súng với những tổ phục-kích của ta.

22/1/12

Bình-Tuy, Những ngày cuối cùng !


A20 Lê Phi Ô

(Hồi ký chiến trường)

Ngày 02 tháng 04 năm 1975, Tiểu-khu Bình-Tuy được TK/ Bình-Thuận thông báo: Đoàn người di tản từ các tỉnh miền Trung (sau cuộc lui binh của vùng II chiến-thuật) đang hỗn loạn tràn vào thị xã Phan Thiết, lẫn lộn trong đó có một số tù nhân trốn thoát, thành phần bất-hảo và cũng có thể việt cộng giả dạng lính QL/VNCH bắn, cướp phá gây sợ hãi cho đồng bào tị nạn cũng như dân chúng tại địa-phương và tiếp tục đi về hướng Bình Tuy. TK/BT tức khắc xin QĐ III tăng phái một đại-đội Quân-cảnh, đơn vị QC này làm nút chặn tại ngã ba 46 (ngã 3 vào Bình-Tuy từ Quốc lộ I. .

Tiểu đoàn 344/ĐP của Lê phi Ô chiếm giữ các cao điểm xung quanh để bảo vệ QC làm nhiệm vụ tước khí giới những quân-nhân thất lạc đơn vị và bất cứ ai có vũ-khí trong đoàn người di-tản, những đơn vị còn sĩ quan chỉ huy thì được giữ lại vũ khí và chờ lệnh Quân-Đoàn III, Tiểu đoàn 341/ĐP của Đ/U Lê Hùng phối hợp với Quân cảnh để ngăn ngừa cướp phá và được lệnh bắn hạ bất cứ ai có vũ-khí mà không tuân theo lệnh QC, vì thế chỉ trong 3 ngày với nhiều đoàn di tản vào Bình-Tuy ước độ gần 300 ngàn người nhưng rất trật tự tiến vào thị xã La-Gi (hoàn toàn có trật tự từ cửa ngỏ vào Bình-Tuy cho đến khi được xà lan di chuyển hết về Vũng Tàu, 10 ngày mới hoàn tất).

TRIỆT THOÁI




A20 Lê Phi Ô

(Những cứ điểm mà việtcộng cần phải triệt-hạ trước khi tiến đánh Xuân-Lộc, Long-Khánh)

I/ Tháng 12/1974 Việtcộng mở chiến dịch "Tánh-Linh & Hoài-Đức" với mục đích đánh chiếmhai quận Tánh-Linh và Hoài-Đức thuộc tỉnh Bình-Tuy. Nếu thành công chúng sẽ cắtđứt được Quân-khu II và Quân-khu III tại cây số 125 thuộc Quốc lộ 20 đường điĐà-Lạt và chúng cũng sẽ kiểm soát được ngã ba Ông Đồn nằm trên Quốc lộ I đây làcon đường huyết mạch đi các tỉnh miền Trung, đồng thời bao vây và cô lập trướckhi đánh chiếm thị xã Xuân-Lộc cửa ngỏ vào Saigon.

Nhưng ý đồ của việtcộng thất bại vì chúng chỉ chiếm được quận Tánh-Linh nhưng không chiếm đượcquận Hoài-Đức. Vì thế, Quân khu 6 việt cộng xin bổ sung thêm 2,000* quân (*tàiliệu của Dr. Nguyễn-đức-Phương tác giả "Chiến-tranh VN toàn tập").Việt cộng tương đương cấp sư-đoàn mở cuộc tấn công Hoài-Đức đợt II bắt đầu từtuần lễ thứ nhì của tháng 03 năm 1975, lực-lượng phòng thủ của ta ban đầu gồmcó tiểu-đoàn 369/Địa Phương phòng thủ nội vi chi-khu, tiểu-đoàn 3/43 thuộcsư-đoàn 18/BB tăng phái đóng quân tại phi trường L.19 nằm về phía tây củachi-khu 1,000m. Khi áp lực địch trở nên quá nặng, tiểu-đoàn 344/ĐP đang nghỉdưỡng quân tại tỉnh lỵ sau trận đánh tháng 12/1974 được lịnh khẩn cấp nhảy vàoHoài-Đức để tăng cường phòng thủ (cũng trong thời gian này việt cộng với nhiềutrung-đoàn chúng tấn công quận Định-Quán thuộc tỉnh Long-khánh). Địch quân vớiquân số nhiều hơn ta năm lần với hỏa lực yểm-trợ của cả một trung-đoàn pháo,trong khi đó phía ta chỉ có vũ-khí cơ-hữu của mỗi tiểu-đoàn. Hoài-Đức(Bình-Tuy) và Định-Quán (Long-khánh) thất thủ rạng sáng ngày 20 tháng 03 năm1975.

II/ LUI BINH: Sau khicứ điểm chi-khu Hoài-Đức bị địch tràn ngập, tôi cố gắng liên lạc với cánh B củatôi, đồng thời liên lạc với các cánh quân khác gồm có TĐ3/43/BB, Bộ chỉ huychi-khu, trung đội Pháo binh 105 ly nhưng không nơi nào trả lời, tôi đoán làcác đơn vị bạn bị thiệt hại nặng nên mới mất liên lạc như thế và lợi dụng việtcộng ngưng tiếng súng, cánh A do tôi chỉ huy đoạn chiến... lùi lại đồi đá thậtnhanh để sẳn sàng trận đánh cuối cùng.

Kiểm soát vũ khí đạndược, chỉ đủ để cầm cự được vài giờ vì không được tiếp tế. Chung quanh tôi bánkính khoảng 70 cây số không có bạn, không có pháo binh và phi cơ yểm trợ, mọiliên lạc vô tuyến đều im bặt, tôi mất liên lạc hẳn với cánh B... lương thựccũng chỉ dùng được hai ngày, nước uống rất khan hiếm vì mùa nắng... và đang bịđịch bao vây kêu gọi chúng tôi đầu hàng !

Tôi khẩn cấp cho tu bổhệ thống phòng thủ nhưng vẫn sẵn sàng di chuyển bất cứ lúc nào. Tiểu đội Tìnhbáo còn được 7 người do sĩ-quan trưởng ban 2 tiểu-đoàn chỉ huy chia làm haitoán nương theo đường thông thủy trườn xuống đồi theo hướng tây, hướng nầy toàngai tre và trũng nước... nhiều đoạn phải bò sát đất nên việt cộng không thểphục kích ở đây được. Nhưng đây là tử địa, nếu địch phát giác mà nã pháo vàothì chỉ có chết... không cách nào vùng vẫy được. Đến 06:00 giờ chiều các toáncảnh giới báo đã vào vị trí an toàn, hoàn toàn không có dấu vết của địchquân... tôi mừng rỡ vì đây là con đường thoát hiểm duy nhất. Nhưng muốn thoátbằng lối nầy không phải là dễ, tuyệt đối không được gây tiếng động và cũng cầnphải rút thật nhanh, đoạn đường tử-thần này dài gần 1.000m. Tôi ra lịnh haitoán cảnh giới này bám sát trận địa, mỗi một sơ hở cánh A chúng tôi chắn chắnsẽ bị xoá sổ.

7:00 giờ tối, cảnh vậtbắt đầu lờ mờ, tôi cho gài mìn Claymore và lựu đạn tối đa xung quanh khu vựcđóng quân, tất cả lều võng đều giữ nguyên để địch không nghi ngờ mình bỏ đồi,chọn một tiểu đội tình nguyện ở lại và sẽ rút sau khi có lệnh.

8:00 giờ, trời tối đennhư mực, chúng tôi bỏ đồi, từng người một nhẹ nhàng nương theo cỏ tranh trườnxuống như một đàn rắn. Di chuyển được 500 thước, tôi bấm ống liên hợp ra hiệucho tiểu đội còn trên đồi rút bỏ... đến khi tiểu đội này theo kịp, tôi cho cánhA tiếp tục di chuyển. Nửa đêm chúng tôi thoát khỏi rừng tre và tiếp tục dichuyển thêm 500 thước thì dừng lại. Phía đồi đá, nơi chúng tôi vừa rút bỏ cótiếng mìn claymore và lựu đạn nổ... ngưng chừng 10 phút lại có tiếng mìn và lựuđạn nổ, nhưng lần nầy lại có cả tiếng súng AK.47 nổ vang cả góc rừng, tiếp theolà tiếng hò hét xung phong. Tôi gọi các cánh quân của tôi để xác nhận thì khôngai chạm địch cả, có thể các cánh quân của VC khi tấn công lên đồi đã ngộ nhậnmà bắn lẫn nhau, như thế càng tốt.

Mờ sáng ngày 21/03/75tôi cho rải mỏng quân với hy vọng đón nhận được quân bạn thất lạc... nhưng chođến chiều chỉ nhận thêm được 20 người thuộc gia đình quân nhân và vài ngườilính của chi khu vẫn còn súng đạn. Không thể chần chờ thêm nữa, để đánh lạchướng địch, tôi cho cánh A nhắm hướng chính Tây di chuyển, gần nửa đêm chúngtôi gặp sông La-Ngà ranh giới giữa Bình-Tuy và Long-khánh, tôi cho chuyển hướngchính Nam (dọc theo sông La-Ngà) tiếp tục đi cho đến mờ sáng, như vậy chúng tôiđã đi xa khỏi vòng vây của địch hơn mười cây số. Tôi lại lấy hướng Đông Nambăng qua tỉnh lộ 333 thuộc ấp Trà-Tân 2 (nơi đây cách hơn hai tháng trướcLĐ7/BĐQ đã chạm nặng với địch) hướng này sẽ về căn cứ 6 nằm trên Quốc lộ I cáchđây 60 cây số. Đến 9:00 giờ sáng chúng tôi gặp suối Gia-Huynh, mùa này nước cạnnên cố đào để lấy nước... ăn uống qua loa rồi tiếp tục lên đường.
Khoảng 2:00 giờ trưachúng tôi gặp đường rầy xe lửa ga Gia-Huynh với những toa tàu còn sót lại, cảnhvật hoang phế vì lâu năm không có bóng người. Nhà ga, toa tàu và đường ray cỏvà giây leo mọc che kín, nơi đây là vùng hoạt động tự do của việt cộng từ khiđường xe lửa không còn xử dụng, tôi cẩn thận chia đoàn quân làm hai cánh. Đến5:00 giờ chiều gặp vài đường mòn đầy vết giày và dép râu của địch. Đi thêm nửagiờ trời bắt đầu nhá nhem tối... phía trước có nhiều tiếng động khả nghi, tấtcả trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Trong tình thế di tản chiến-thuật đơn độc,tôi cố tình tránh né giao chiến với địch, vừa đổi hướng tiến quân, bất ngờ mộttoán việt cộng đã nhìn thấy chúng tôi nên bắt buộc chúng tôi phải nổ súng.

Tiếng súng giao tranhnổ vang cả một góc rừng, tôi cho lịnh xung phong bất kể địch quân là bao nhiêu,những tên việt cộng gần nhất bị bắn hạ ngay loạt đạn đầu tiên... chúng tôi đánhtràn qua thuận đường rút lui. Trên chiếc xe Truck chứa đầy thùng gỗ không biếtvũ-khí hay lương thực vì trời quá tối, xác vài tên việt cộng nằm vắt ngang... mặckệ chiến lợi phẩm, tôi chỉ tịch thu một chiếc cặp da chứa tài liệu và phóng đi thậtnhanh. Vì đêm tối, chúng tôi sợ lạc nhau nên chỉ đi một hàng dọc, cả hai cánhliên lạc chặc chẽ với nhau, đoàn người cứ lặng lẽ đi như những bóng ma. Gần nửađêm, vì quá tối nên chúng tôi dùng những mảnh cây mục có lân tinh cắm vào ba lôđể người đi sau nhìn thấy người đi trước cho khỏi lạc. Khoảng 03:00 giờ sángchúng tôi dừng lại nghỉ vì quá mệt, đến 05:00 giờ sáng lại tiếp tục di chuyển.

Cuộc chạm súng lúcchiều coi như chúng tôi đã bị lộ, tôi biết chắc là địch sẽ truy kích, vùng nàytừ nhiều năm nay là của bọn chúng, nơi dưỡng quân của trung-đoàn 33 Quyết thắngVC, chúng tôi phải thoát ra khỏi đây thật nhanh. Tôi cho lịnh đại-đội 1/344đại-đội trưởng là trung-úy Quảng (gốc TQLC) cùng đại-bác 57 ly, cối 81 ly (cảhai đều hết đạn) với 20 người dân cùng đại-đội Chỉ-huy đi trước sau khi đã dặndò những điểm tập trung trong trường hợp thất lạc nhau. Tôi và đại-đội 2/344của trung-úy Vương đi sau để cản hậu trong trường hợp bị địch tập kích.

06:00 giờ sáng ngày22/03/1975 rừng còn mờ sương, cánh quân đại-đội 1/344 vừa di chuyển được 15phút thì chạm địch... bọn việt cộng bỏ chạy, tôi đoán đây chỉ là tổ báo độngcủa địch, như thế chúng tôi lại bị lộ lần nữa, chắc chắn địch cố truy lùng đểtiêu diệt chúng tôi, một trận ác chiến sẻ không tránh khỏi. Tôi cho đại đội1/344, đại-đội Chỉ-huy và 20 đồng bào chạy thoát thật nhanh, tôi và đại-đội2/344 của trung-úy Vương mở cuộc phục-kích chớp nhoáng... chờ địch.

Đúng như dự đoán, bọnviệt cộng đã theo kịp và một cuộc chạm súng ác liệt xảy ra. Vì đã chuẩn bịtrước nên chúng tôi đốn ngã từng đợt việt cộng xuất hiện dễ dàng. Việt cộngmuốn trả thù đồng bọn bị chúng tôi giết chết ngày hôm qua nên bọn chúng cứ tràntới, ngã lớp này lớp khác lại tiến lên như loài thiêu thân, xác địch nằm chồnglên xác lính của ta. Trở ngại lớn là chúng tôi không còn nhiều đạn, không cótiếp viện, không có phi pháo yểm trợ, mọi liên lạc đều bị cắt đứt... nếu tiếptục giao chiến chắc chắn sẽ bị địch tiêu diệt !

Lợi dụng khoảnh khắcáp lực địch tương đối yếu, tôi cho đại-đội 2/344 thành lập nhiều tổ tam"tam chế", áp dụng cá nhân chiến đấu và chỉ xử dụng lựu đạn đánh địchđể bọn chúng không phát hiện chúng ta ở đâu, vừa đánh vừa lui dần do đó bọnchúng không dám bám gắt, nhưng cho dù đánh kiểu nào đi nữa thì chúng tôi cũngkhông còn đủ đạn dược để cầm cự, địch đông cấp tiểu-đoàn hoặc nhiều hơn có thểcả trung-đoàn 33 Quyết-thắng ở đây. Trung-úy Vương đại-đội trưởng bị thương,ngực thấm máu nhưng không nặng vì tôi thấy anh còn di-chuyển được, chúng tôiđau lòng khi thấy anh em mình bị thương nặng nằm chờ chết mà không cứu được !
Bọn việt cộng bắt đầupháo, trong rừng bị pháo rất nguy hiểm... đạn có thể chạm nhánh cây phát nổ vàmảnh đạn phủ chụp xuống... nhưng hình như bọn việt cộng không biết rõ đội hìnhvà hướng lui quân của ta nên đạn pháo nổ chệch hướng. Chiến trường khói lửa mịtmùng, đạn pháo phá nát một vùng rộng lớn mà phần nhiều nổ chận đường rút luichúng tôi về hướng căn cứ 6 Bình-Tuy, tôi chợt hiểu, bọn việt cộng đoán biếtđược hướng lui binh của ta, tôi ra lệnh đổi hướng, tất cả nhắm hướng căn cứ 2thuộc Long-Khánh rút thật nhanh. Chúng tôi nương theo những con suối cạn rộngkhoảng 2 thước và sâu tới ngực... cố chạy thật nhanh, đến 02:00 giờ trưa khôngcòn nghe tiếng súng của việt cộng, tôi biết chắc bọn chúng bị lừa nên vẫn tiếptục truy kích chúng tôi theo hướng căn cứ 6.

Hết sức thận trọngchúng tôi tiếp tục di chuyển về căn cứ 2. Đến 04:00 giờ chiều, cánh quân đi đầubáo "có người", tôi cho dàn quân thật nhanh chuẩn bị trận đánh cuốicùng vì đạn dược người có người không và tất cả hầu như kiệt sức.

Đại-đội 1/344 báokhông phải việt cộng mà là người dân đang bắt cá ở một con suối, anh này chobiết ở đây thuộc căn cứ 2... từ đây ra đó hơn một cây số. Dân số ở đây khoảng10 ngàn nhưng đã di tản chỉ còn lại vài trăm người (căn cứ 1 và căn cứ 3 đã lọtvào tay việt cộng cách đây vài ngày), nơi đây vẫn còn lính Quốc-gia. Thật khôngcó nỗi vui nào bằng, bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến hết, chúng tôi uà xuốngdòng suối trong xanh như một đàn vịt. Sau khi uống và lấy nước xong, tôi thậntrọng cho một toán lính cùng người dân bắt cá đi trước, hai cánh quân theo saukhoảng cách hai trăm thước. Không bao lâu chúng tôi đã nhìn thấy lác đác vàimái nhà... tôi cho lịnh toán quân đi đầu bắn một quả chiếu sáng dù và giươngcao lá cờ Quốc-gia để tránh ngộ nhận. Phía bên trái cách chúng tôi vài trăm métlà lá cờ vàng ba sọc đỏ đang tung bay trong gió chiều lồng lộng, lá cờ thật oainghiêm, lòng tôi rộn lên một niềm vui khôn tả ! Nén xúc động... tôi cho lệnhrải quân thật mỏng, canh gác cẩn thận.

Dân chúng chạy ra xemrất đông, họ mang cả bắp, khoai mì, khoai lang luộc, mì gói và cả cơm mới nấumà gia đình chưa kịp ăn đem cho lính... tình Quân Dân như thế đó ! Người línhcảm thấy nhỏ bé trước tình cảm đồng bào dành cho họ !!! Trong số đồng bào còncó vài anh lính của căn cứ 2, tôi theo họ vào gặp vị Thiếu-tá Tiểu-đoàn trưởngđể xin nhờ máy gọi về Tiểu-khu Bình-Tuy. Tôi nhận được lịnh ngày mai 23/03/1975trực-thăng sẽ bốc chúng tôi. Kiểm điểm quân số chúng tôi còn 200 người, như thếchúng tôi đã mất 40 người trong trận chạm súng ngày hôm qua và sáng nay vớiviệt cộng.

(Vài ngày sau tôi đượcbiết cánh B của tôi gồm có đại-đội 3/344 của Đại-úy Trương-Kiêm trực thăng tìmthấy trong rừng và bốc về Long-khánh tổng cộng 36 người. Đại-đội 4/344 củaĐại-úy Nguyễn-châu-Luyện về được căn cứ 5 tổng cộng 15 người. Tiểu-đoàn 369/ĐPphòng thủ bên trong Chi-khu về được 99 người, Thiếu-tá Xinh Chi-khu trưởng chỉmột mình. Ông về tới căn cứ 6 thuộc Bình-Tuy cách xa Hoài-Đức 70 cây số. RiêngTiểu-đoàn 2/43 của Sư-đoàn 18BB tăng phái cho Hoài-Đức về được Long-Khánh,thiệt hại không rõ. Như vậy Tiểu-đoàn 344/ĐP của tôi thiệt hại hơn phân nửa,khoảng 260 người).

08:00 giờ tối ngày23/03/1975, chúng tôi về đến Bình-Tuy, tôi vào trình diện Đại-tá Trần-bá-ThànhTiểu-khu trưởng (Ông hiện định cư tại nam California, trước khi về BT làm Tỉnhtrưởng kiêm Tiểu-khu trưởng, Đ/tá Thành là Trung đoàn trưởng Tr/đoàn 48/18BB).Tôi trình bày sơ lược tình trạng hiện nay của tiểu-đoàn, sau đó Ông bảo tôi vềnghỉ ngơi mai sẽ tính... nhưng khi ra tới cổng tiểu-khu tôi bị ngất xỉu phảichở vào bệnh viện vì kiệt sức. Đêm đó, bạn tôi Đại-úy Lê-Hùng tiểu-đoàn trưởngTĐ341/ĐP vào bệnh viện mang tôi về hậu-cứ của anh ấy cho y-tá chăm sóc mặctiếng phản đối của nhân viên bệnh viện và Bác-sĩ (anh Lê-Hùng hiện đang cư ngụtại nam California).

Địa-phương quân"đứa con không được chăm sóc của QLVNCH" người dân thành thị hầu nhưquên lãng họ, đã chiến-đấu trong cô-đơn, trong điều-kiện trang-bị và hỏa-lựcyểm-trợ quá thiếu thốn... nhưng họ vẫn phải chiến-đấu để bảo-vệ Tổ-quốc và đồngbào, chiến-công không ai biết và cái chết của họ cũng lặng lẽ theo tiếng kèntruy-điệu. Tiếc thương họ có chăng là những tiếng nấc nghẹn-ngào của vợ, con vànhững người thân thuộc, của những đồng đội đứng cúi đầu với dòng lệ tiếc thương!

"Họ là những anh-hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can-đảm và tận tình giúp nước !”
(thơ Giáo-sư Nguyễn-ngọc-Huy)

Viết tại San Jose,California cuối Thu 2011
Lê Phi Ô
Tiểu-đoàn trưởngTĐ344/ Địa phương
Tiểu-khu Bình-Tuy -(cựu tù A20).