4/12/11
Địa danh của tôi
Ý Cơ ( A20 Vũ Trọng Khải phu nhân )
Khi còn ở lứa tuổi học trò, trong giờ học môn địa lý, ngồi nắn nót vẽ bản đồ quê hương, hay được thầy chỉ cho xem, vị trí các quốc gia trên qủa địa cầu nho nhỏ, vào lúc đó, mình ao ước, sẽ có ngày được du lịch đến một quốc gia nào khác.
Nhưng bây giờ, vào lứa tuổi không còn trẻ, nghĩ lại, không nơi nào đẹp hơn quê hương mình.
Cuộc đời mỗi người, từ khi sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, ai trong chúng ta có hai tờ giấy quan trọng. Để chứng minh cho sự hiện hữu của ta trong cuộc đời này, là giấy khai sinh, trên đó ghi rõ địa danh nơi ta chào đời, và tờ giấy thứ hai, giấy khai tử, trên đó cũng ghi rõ địa danh lúc lìa trần.
Tiễn biệt đồng môn Lại Tình Xuyên
TRẠI GIAM XUÂN PHƯỚC
Hồi Ký 26 năm lưu đày
Thích Thiện Minh
CHƯƠNG 6
TRẠI GIAM XUÂN PHƯỚC:
NƠI RỪNG THIÊNG NƯỚC ĐỘC…
“THUNG LŨNG CỦA TỬ THẦN !”
1. NGƯỜI NỮ ANH HÙNG: THÁI THỊ KIM VÂN
Sau vụ đào tường trốn trại bất thành. Tôi bị cùm quyện suốt ngày đêm, bị cúp thăm nuôi, không được nhận quà gia đình đã hơn một năm, đôi chân teo nhỏ lại và gần như bại liệt, đôi mắt trở nên mờ, thân thể ốm dần. Bất ngờ một hôm có một sĩ quan an ninh đến tại cửa phòng và thông báo tôi phải chuẩn bị đồ đạc cá nhân di chuyển gấp, chưa đầy năm phút sau, họ đến mở cửa, anh em các phòng bên cạnh đến kè tôi ra xe … một chuyến đi xa chưa biết sẽ về đâu?.
Chúng tôi tất cả gồm 21 người, 20 người nam và 1 nữ như sau :
Xuân Trong Mắt Nàng
Bài của A20 Phạm Ngọc Cửu
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn
Cho đến chừng này tuổi đầu - cái tuổi mà nhiều người nói rằng: gần đất xa trời, tuy cuộc đời đã trải qua trăm cay nghìn đắng, córất nhiều điều muốn nhớ mà không có cách gì để moi ra thì vẫn có những dấu ấn tuổi thơ không bao giờ phai mờ, nó vẫn ngọt ngào, vẫn thanh tao thanh khiết. Nó hiện đến vào cái lúc cô đơn, bốn bề là bóng tối vây bọc, là rét lạnh tê cứng xương da, là cơn nóng ập xuống ngột ngạt, là cái nhức nhối của cái móng cùm cứa vào ống chân, là mùi tanh tửi của phân, nước tiểu... nhờ có nó mà mùa Đông đi qua, muà Hè xuất hiện, tôi đã vượt qua được, sống được để khi cánh cửa sắt nặng nề rít lên với sức lực của tay tù hình sự trẻ tuổi ỳ ạch mở ra, tôi phải nhắm mắt vì ánh nắng đã làm nhức nhối không sao chịu được. Người tù hình sự đã dìu tôi đứng lên để nghe đọc lệnh tha ra khỏi xà lim, sau đó mở cùm và tiếp tục dìu tôi vượt qua khoảng sân rộng của trại giam để về đến chỗ của đội... Anh em đồng cảnh với nhiều cánh tay đón tôi vào chỗ nằm, tôi lả đi, mê mệt, bên tai là âm thanh của tiếng nói quen thuộc mà đã gần cả năm tôi không có dịp nghe...
Gửi người cô phụ
(cảm tác theo TÌNH NGƯỜI CÔ PHỤ thơ của văn hữu Uyên Thúy Lâm)
Em yêu dấu ! nước non mình khói lửa
Nợ núi sông anh khoác áo chinh nhân
Từ giã nhau, sân ga buồn lặng lẽ
Chân bước đi lòng cứ mãi ngập ngừng
Thôi em nhé từ đây mình xa cách
Đời chiến chinh đâu biết được ngày về
Hẹn ngày mai khi tàn cơn binh biến
Anh sẽ về với sông nước, tình quê
Từ thuở ấy anh đi vào sương gió
Chiến y xưa thấm máu bạn, máu thù
Có những lúc dừng quân nơi lũng thấp
Tiễn bạn mình vào giấc ngủ thiên thu
Rồi từng buổi lăn mình trong lửa đạn
Vẫn còn mơ - em… áo trắng sân trường
Anh cầu nguyện lần nào mình gặp lại
Một đóa hoa rừng trên tóc em thương
Mà em ơi ! quê mình còn khói lửa
Giặc thù còn bom đạn ngập làng quê
Đất nước tang thương, tình mình - đành hứa
Hãy để anh đi mai mốt anh về
Ôi ! tháng tư nào trong cơn biến động ?
Em lạc quê người - anh tận rừng sâu
Mình mất nhau tình yêu còn đâu nữa
Anh cúi đầu... gánh hết những thương đau !
A20 Lê Phi Ô
5/2011
Hoài Niệm
A20 Lê Phi Ô
(Trích đoạn một trong những câu chuyện thật xảy ra trong thời chinh chiến.)
……….
9 tháng quân trường,
12 năm chiến đấu,
7 năm trong trại tù “cải tạo” tập trung.
Sống và lớn lên trong lửa đạn, gian lao và tù đày... thời gian đã tạo cho tôi một hình hài già nua... cằn cỗi.
Bây giờ thì bạn bè mỗi đứa một phương, người tình rồi cũng bỏ tôi mà đi... Xen lẫn trong quá khứ kiêu hãnh là một hiện tại... trống vắng, cô đơn và nhiều... nuối tiếc !
Có nhân...! Cố nhân... xa rồi ! Biết đến bao giờ ta gặp lại cố nhân để được sống lại những lúc huy hoàng trong sắc mùa chinh chiến cũ...!!!
“Người ta đi lính mang lon,
Chồng em đi lính mang xoong mang nồi!”
CUỒNG SĨ BÊN SÔNG
Đọc Thủy Hử
Khoái những anh hùng Lương Sơn Bạc
Cung kiếm nát nhầu
Người kẻ chợ lêu bêu
Gã lớn lên
Giữa phố đời bát nháo
Giữa hận thù đốt cháy tuổi trai tân
Một đời gã
Ai chân tình ai tri kỷ
Lắm mồm đen bạc
Chữ nghĩa đa đoan
Đốt rẫy khai hoang
Lau sậy khói mù ngút bãi
Gã chim trời lượn bậy
Kiếm tai ương lên trang chữ nhập nhòe
Một ngày lửa cháy tiêu tháp bút
Gã thấy tim người nhúm cỏ hoang
Trong chính trị thiếu gì tay lừa đảo
Yêu quê hương lòe lọet trăng hoa
Có nhiều đêm gã say mèm cuộc rượu
Nhìn mặt nhau rách nát mà buồn
Thanh kiếm cùn gãy mẹ cán chuôi
Nếu mai kia làm tên lái kiếm
Xoay nhẹ đường gươm tặng bọn bất nhân
CÁI TRỌNG TY
Đọc “Lối Cũ Chẳng Sao Quên” của Bích Huyền

A20 Vũ Ánh
Những đoản khúc của người góa phụ can đảm này được cất lên cùng với tiếng thở dài và những dòng nước mắt lặng lẽ trong những đêm thanh vắng, của những ngày tháng cũ, và của cả những ngày tháng hiện tại. Tôi đã nghe những đoản khúc nhẹ nhàng ấy nhiều lần trên làn sóng phát thanh của Đài Văn Nghệ Truyền Thanh và sau này trên các luồng sóng của một vài đài phát thanh khác. Nhưng khi đọc lại Lối Cũ Chẳng Sao Quên của Bích Huyền mới thấy trọn vẹn được bối cảnh những tùy bút mà bà mô tả.
Một điều dễ hiểu: tôi, chúng tôi, cũng như chồng bà đã trải qua, đã sống trong những bối cảnh ấy.
Bởi vậy, những ngôn ngữ mà bà sử dụng trong mẩu ký ức nhẹ nhàng về cả một quãng đời đau khổ của bà chính là một nỗi dằn vặt đối với chúng tôi. Vâng, tại sao chúng tôi lại không giữ nổi một mảnh đất đáng giữ như vậy, để cho sau khi đã hòa bình rồi còn có những người trở thành goá phụ? Không những thế, biến cố và những biển dâu mà chúng tôi góp phần tạo nên, nó đã biến những người phụ nữ như Bích Huyền, cũng như hàng triệu phụ nữ Việt Nam khác phải nối thêm cuộc đời bằng một đoạn đường long đong, cay đắng.
TỬ THỦ
TIẾNG GỌI VIỆT-NAM !
A20 Lê Phi Ô
Lê Phi Ô
15/8/2011
Mưa Trên Ngục Tù
Bài nhạc từng được các cựu A20 hát vang trong trại tù
Quán lá xin đăng tải trọn vẹn bài nhạc với sự cho phép cuả
A20 Nguyễn Hưng Đạo
Để nhắc một thời gào thét trên gông cùm ở Trại Trừng Giơí
SAU LƯNG CUỘC XUNG ĐỘT
Nói cùng thanh kiếm gãy
Ly rượu phương Nam
Ai chèo qua biển cho ta gởi
một chén rượu buồn của phương Nam
sa trường máu chảy còn ta đợi
có lúc người về dựng giang san
Trại Trừng Giới - ngày này uống cạn
giọt rượu đau nhắc thuở đi đày
rừng Trường Sơn còn bao bè bạn
chết vẫn chờ từ buổi chia tay
mây bay qua biển cho ta gởi
chút tình xưa từ thuở tan hàng
mấy mươi năm người về chưa tới
dặm đường xa, quên một phương Nam
đập vỡ bầu chia nhau ngụm cuối
ngần đó thời gian đã ngủ vùi
đứng lên đi ngó về sông núi
giặc thù còn - rượu uống không vui
gió thổi dùm ta hơi nồng cũ
giọt của tương phùng - giọt chia ly
có kẻ giữ cờ đợi người đi
nguyễn thanh-khiết
03-07-2011