6/2/18

Những ngày cuối cùng tại Bình Thuận


Tác giả Phạm Ngọc Cửu

Ngày 4-4-1975 : Bỏ Ngỏ Bình Thuận.

Sáng mồng một tháng 4-1975, một cuộc họp được coi là lịch sử, đã được tổ chức tại Phòng khách danh dự trong Tòa Hành Chánh tỉnh, gồm BCH. Hành chánh, Tiểu khu và bảy Quận trưởng. Ðây là một buổi họp đặc biệt, mục đích để tìm cách đối phó hữu hiệu với đoàn di tản chiến thuật, từ Cao nguyên và Miền Trung, sắp tới Phan Thiết vì kể từ đêm qua tới nay, Bình Thuận vẫn không hề nhận được một chỉ thị hay câu trả lời ‘Ðã ghi nhận’ , chừng ấy thôi, từ BTL SĐ23BB, QĐ2,Trung tâm hành quân của Bộ TTM/QLVNCH và Phủ Thủ tướng. Thời gian này, tại địa phương, VC chỉ quấy rối lẻ tẻ nhưng không gây thiệt hại nào đáng kể. Xa hơn, tình hình chiến sự Lâm Ðồng, vừa được Trung Tá Tỉnh Trưởng Vương Ðăng Phong cho biết rất sôi động, nhất là tại mặt trận giáp ranh với Quận Ðịnh Quán (Long Khánh). Phía Nam, QL 1 đã bị VC bít cứng ở Rừng Lá (Bình Tuy), quân số tập trung cả Quân đoàn, với ý đồ chuẩn bị một trận tấn công khủng khiếp vào SÐ18BB tại Xuân Lộc. Ở Bình Tuy cũng đã lập một nút chặn rất hùng hậu, từ Căn cứ 10, ở Ngã ba cây số 46 chạy tới Thị xã La Gi, với mục đích giải giới Ðoàn quân trên.


20/7/17

Những viên gạch cũ



(Viết cho Trại Trừng Giới A20)

Những viên gạch cũ còn trên đất
đất nhuộm máu ai đỏ một màu
những viên gạch vỡ từ quá khứ
chồng lên nhau thành đống thương đau
viên lớn bể đôi rêu đã bám
viên nhỏ thời gian sớm phai màu
trên lối này chân thấp chân cao
đá sỏi dọc ngang làm chảy máu
Đám gạch lót đường trăm năm ấy
đón đưa chi triệu bước chân qua
kẻ thất phu dẫm lúc chiều tà
người cao quí đạp ngày nắng ngả
ta lăn lóc trong bầy gạch đá
mấy mươi năm tên tuổi không còn
phút cuối đời ngó núi cùng non
thành quách dở dang - vô phương chọn
Nhìn kẻ cùng đường vung tay hét
múa giáo gươm diệu võ dương oai
chỉ mua danh bán đức vô tài
dẫm đám gạch lót đường qua ải
Ôi đám gạch giờ nằm vương vãi
bốn hướng tha hương chẳng một lời
thuở xa xưa lót dặm đường đời
tan thành bụi, trên đường chưa tới
          A20 nguyễn thanh khiết
          (nhớ ngày Quốc Hận)
          20-07-2017

17/7/17

CÀ PHÊ LÍNH



San Jose có cà phê lính
Có tách trà thơm ngát yêu thương
Có những chàng trai đầu đã bạc
Xa lìa cố xứ nhớ quê hương
Có cô em nhỏ còn thương lính
Tóc xõa vai mềm dáng thướt tha
Ghé lại đôi lần thơ với nhạc
Ấm lòng chiến sĩ ở phương xa
Giọng hát của em thoáng chút buồn
Nghe như rả rích giọt sầu tuông
Nghe như vẳng tiếng hờn trong gió
Thương xót đời hoa khóc chiến trường !
Ta biết em buồn ta chẳng vui
Tuy vui ngoài mặt dạ ngậm ngùi
Đất nước vẫn còn in bóng giặc
Nung lòng phục quốc dạ không nguôi
Người lính Liên Trường* sống lưu vong
Giòng máu trong tim giống Lạc Hồng
Hẹn một ngày về nơi cố xứ
Không còn cộng phỉ kẻ thù chung
Ta đi tìm lại từng mảng vỡ
Một mảnh dư đồ đã rách bươm
Vá lại từng vùng sông núi lở
Dựng xây bờ cõi, trấn biên cương
Ngày ấy Sài Gòn ta gặp em
Vẫn bờ vai phủ mái tóc mềm
Nụ cười xinh quá vương màu nắng
Ngập ngừng khẽ nói - Ta nhớ...Em !

A20 Lê Phi Ô
*Liên Trường SQTB: Nam Định, Thủ Đức, Đồng Đế, Long Thành.



CÀ PHÊ LÍNH - thơ Lê Phi Ô / nhạc & trình bày Dzuy Lynh.

--- Xin mở Link để nghe nhạc --- (album "Hương Cà Phê Mùa Cũ").



7/5/17

Vĩnh biệt "Cô Ba"


Bỏ hết mày đi ! mày đã đi !
chưa nói câu nào đã biệt ly
Cà phê hẹn hò ! mình tao uống !
tiếc thương mày tao biết nói chi ?

Lứa tụi mình đâu còn mấy mạng
mày tha hương vẫn muốn về đây
gánh sơn hà- cái nợ gió sương
trả hết, trong một lần đứng dậy    

Hôm tao xuống đường - từ xa xôi
mày gọi về dặn dò trăm thứ
lâm trận-đã có mày nung chí
tao hiên ngang giữa đám giặc thù 

Mày mong một lần cùng tuổi trẻ
chống gậy với tao đi biểu tình
hát vang bài ca ngợi quê hương
bằng trái tim thằng từng ở lính


Mày mong đi thăm lom bằng hữu
một lần để trút hết tình xưa
mày về chi tháng tư - trời nắng?
sao lai đi tháng năm - ngày mưa?

Trình ơi! làm sao quên tù ngục
Phú Khánh nóng ran giữa xà lim
Đồng Xuân lũ về đêm ướt mưa
cây đàn vỡ - còn ai so phím?

Chỗ này, mày ngồi đọc thơ tao
bàn tay gõ cố tìm cung bậc
Trình ơi! nhắc chi làm thêm nhớ
âm điệu đau mang theo vào đất?

Vĩnh biệt "cô ba" ! thôi vĩnh biệt !
ngủ yên đi chí cả bằng không
nhục vinh, thân thế mày đâu cần
cứ coi như vừa qua giấc mộng

Trình hởi ! Trình ơi! thôi vĩnh biệt
đường trần, thui thủi một mình tao
hận nước, thù nhà đợi kiếp sau
tao, mày lại cùng nhau một dạo

"Cô Ba" ơi ! lệ lăn trên má
tiễn mày đi ! tao tiễn mày đi!

A20 nguyễn thanh khiết
 06-05-2017
 

20/2/17

Đọc hồi ký “Đời Tôi” của Nguyễn Liệu


Trịnh Bình An



Nguyễn Liệu từng bị kết án lưu đày Côn Đảo bởi Tòa án Quân sự Đặc biệt của chế độ Đệ nhất Cộng hòa, từng bất chấp khuôn phép hành xử thông thường khi đối đầu với Cộng sản và tệ trạng tham nhũng dưới chế độ Đệ nhị Cộng hòa. Nhưng cũng chính Nguyễn Liệu với hai bàn tay trắng đã tạo dựng Quảng Ngãi Nghĩa Thục, một cơ sở giáo dục miễn phí cho học sinh nghèo. Ngôi trường này từng thu hút sự hưởng ứng khắp miền Nam và nhiều tổ chức quốc tế.

10/1/17

TẾT TIỀN ĐỒN


(Kính tặng QLVNCH)

Đồng đội cũ trong tim buồn và nhớ
Áo nhà binh, giày trận, súng, ba- lô
Thịt ba-lát, rau rừng, cơm gạo sấy
Chiều dừng quân thương em gái vô bờ !

Tết tiền đồn, lương khô thay bánh mứt
Bàn thờ Cha bằng thùng đạn Pháo binh
Bình vỏ đạn cắm đầy hoa cỏ dại
Tấm lòng con trong thời buổi đao binh.

Đêm Ba Mươi mượn vài chung nước lã
Thay trà thơm chờ đón phút giao mùa
Nơi quê nhà một mình ai tựa cửa
Thương quá Mẹ già ngóng đợi con xa !

Đón Giao Thừa quây quần trong lô-cốt
Rượu bi-đông uống cạn lãng quên đời
Tiếp tế trễ, chuyền tay từng điếu thuốc
Chúc mừng nhau Năm Mới ấm tình người.

Đời lính chiến chẳng màng gì danh lợi
Trĩu đôi vai gánh vác nợ sơn hà
Mơ ước một ngày thanh bình muôn lối
Khắp thôn làng rộn rã khúc hoan ca. 

Ta đã từng sống một thời như thế
Chí làm trai không thẹn với non sông
Xin cúi đầu tạ hồn thiêng sông núi
Sinh ra ta, con cháu giống Lạc- Hồng !

                                       A20 Lê Phi Ô

TẾT TIỀN ĐỒN
thơ Lê Phi Ô / nhạc Dzuy Lynh
album Hương Cà Phê Mùa Cũ


8/12/16

Một chuyến ra Trung


Chạy một mạch từ Sài-Gòn ra tới Hàm Tân trên chiếc xe gắn máy, tôi nghe chừng đã mỏi, mới biết ở cái tuổi hơn 60 không dễ dàng cho những chuyến đi xa. Dù vậy cũng phải đi, đi cho bỏ những ngày trói chân trong thành phố tù túng, bực bội bởi cái không gian như quá chật, quá hẹp cho cái thú dong ruỗi của mình.

Hàm Tân, danh gọi không quên. Ba năm tôi ở đó, trại Z30D. Cho dù bây giờ nó thay tên đổi họ, cho dù nó được xây dựng nguy nga hơn, kiên cố hơn. Quẹo phải tôi đi thẳng vào cổng trại giam, tất cả thay đổi hoàn toàn, ba mươi mấy năm chứ ít gì. Dù rằng, vào năm 2006 có lần tôi đu dây theo một thằng anh em xâm nhập vào trại này với tư cách là thành viên của một công ty mua bán gỗ, vào trại để thương lượng giá cả cho mấy hecta rừng tràm bông vàng sắp khai thác do trại này trồng. Lúc đó tôi ngang nhiên bước qua khỏi cái cổng luôn được chắn ngang lối vào to đùng như trước các dinh thự, khi bước qua cánh cổng này, tất cả điện thoại cầm tay đều vô dụng. Tôi không nén được  kinh ngạc khi nhìn mấy tòa nhà xây đường bệ theo phong cách, kiểu mẫu của Toà Đô Chính Sài Gòn, nó còn có vẻ lớn hơn và tân kỳ gấp bội.

27/6/16

Người lính VNCH Nguyễn Văn Răng



Trong một chiều mưa tầm tã chú Răng ghé thăm tôi. Hai chú cháu ngồi tâm sự bên tách cà phê đắng. Chú đã ôn lại quá khứ bi hùng trong đời lính và nhắc lại những kỷ niệm vui buồn trong chốn lao tù cũng như bao nỗi gian truân khốn khó sau thời gian chú vượt ngục.

Chú Nguyễn Văn Răng sinh năm 1952 là một cựu tù nhân chính trị vừa mãn án ngày 18/9/2015.

Một người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), dù trong mọi hoàn cảnh vẫn nêu cao tinh thần Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm. Một tù nhân chính trị, dù trong mọi tình huống vẫn giữ được ý chí kiên cường và tinh thần bất khuất, luôn trung thành với lý tưởng của mình đã chọn - chống chế độ độc tài toàn trị.

Chú Răng xuất thân từ gia đình nông dân thật thà chất phác sinh sống tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đôi bàn tay của chú chai sạn, thô kệch với những vết sẹo đã vẽ lên một quãng đời gian nan nguy khó, trải qua bao thống khổ cùng cực và đau buồn. Đặt tách cà phê lên bàn, đôi mắt chú nhìn xa xăm, hồi tưởng lại...

26/6/16

Cựu TNCT Nguyễn Văn Răng qua đời




Danlambao - Ông Nguyễn Văn Răng, cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, cựu Tù nhân chính trị đã qua đời vào lúc 12 giờ 20 phút ngày 25/6/2016, sau nhiều ngày nhập viện để điều trị khối u ác tính đường ruột tại bệnh viện đa khoa Vĩnh Long.

Do không thể chữa chạy nên các y bác sĩ đã trả ông về gia đình và ông đã qua đời trên đường từ bệnh viện về nhà.

24/6/16

MẸ VÀ ĐỜI TÔI


Mẹ  sanh  con  xứ  Ngũ  Phụng  Tề Phi  *
Vùng đất Quảng Nam địa linh nhân kiệt
Trần Quý Cáp - Phan Chu Trinh bất diệt
Phong trào Duy Tân soi sáng lòng dân

Điềm báo trước tên Phi Ô -  Ba đặt   **
Chức Nữ, Ngưu Lang xa cách ngàn trùng
Cầu Ô Thước có  lẽ không có  thật
Nên chuyện tình con gãy gánh nửa chừng

Cha  mất  sớm  hai  mẹ  con  theo  Chú
Vũng Tàu - Cần Thơ - Phan Thiết - Vĩnh Long
Con khôn lớn nguồn sửa tươi của mẹ
Khổ  cực  thân  cò  lặn lội  bờ  sông

Con  vào  đời  chọn  màu áo nhà  binh
Chuẫn-úy sửa chỉ huy "quân Quyết Tử"  ***
Bình Giã - Ngãi Giao - Xuyên Mộc - Long Tân
Đột kích địch an dân vùng khói lửa

Mười  hai  năm con vào sinh  ra tử
Nay Hàm Tâm mai Hoài Đức, Tánh Linh
Mẹ ở tiền đồn nuôi bầy cháu nội
Đêm từng đêm mẹ cầu nguyện âm thầm

Võ Đắt , ba mươi ba ngày tử thủ
Xác anh em trộn lẫn xác kẻ thù
Mở đường máu băng rừng về quốc lộ
Chưa kịp đoàn viên bị bắt vào tù

Con biệt giam tại khám lớn Chí Hoà
Ba tháng gông cùm đòn thù nghiệt ngã
Lời mẹ dặn con một lòng một dạ
Ngẩng cao đầu trước nòng súng địch quân

Bảy năm khổ sai sức kiệt thân tàn  
Tù Suối Máu - Ngục kiên giam Xuân Phước
Đồng đội con những nấm mộ không tên
Manh chiếu rách kéo lê ra nghĩa địa

Con ra tù sống lang thang Bà Rịa
Gánh cá thuê , đội muối , ngủ đầu đường
Mẹ chết từ lâu mộ hoang cỏ dại
Ôm tấm bia con chỉ biết khóc thương

Bạn bè xưa vài thằng còn sống sót
Nương tựa nhau chia sớt miếng cơm thừa
Vợ ra đi không một lời từ biệt
Con ở đâu...Ba thèm một tiếng "THƯA"

Tạ tội mẹ thương đứa con bất hiếu
Đêm vượt biên không lạy mẹ con đi
Sống hay chết giờ đây con đã hiểu
Chỉ một con đường cặp bến Tự Do

Tổ Quốc ơi vạn lần xin tạ tội
Người lính can trường đã chết đêm qua
Quê hương con người dân đang hấp hối
Biết bao giờ đồng hát khúc hoan ca

Con sẽ về thắp hương quỳ lạy mẹ
Cất lều tranh bên mộ mẹ cuối đời
Khi đất nước có tự do  dân chủ
Cờ vàng bay phũ kín khắp muôn nơi

A20 Lê Phi Ô

*
- Năm danh sĩ tỉnh Quảng Nam Cùng đỗ đại khoa vào năm 1898 :
- Phạm Liệu - Phan Quang - Phan Tuấn - Ngô Chuân - Dương hiển Tiến .
- Phan chu Trinh - Trần quý Cáp sinh tại Quảng Nam
** Sinh tại làng Nam Ô , tỉnh Quảng Nam . Phi Ô còn có nghĩa là Quạ bay , lấy
tich Ngưu Lang Chức Nữ bắt nhịp cầu Ô Thước gặp nhau mỗi năm. (vừa sanh tại Làng Nam Ô lại sanh đúng đêm "Thất Tịch" 7 tháng 7 Âm Lịch, đêm Quạ bắt cầu Ô-Thước).
*** Quân "Quyết Tử": đội quân cảm tử tình nguyện.


13/4/16

Về thăm trại cũ



Tôi đến Tuy Hòa giữa trưa nắng của thượng tuần tháng tư năm 2016. Tới ngã ba Tuy Hòa tôi hướng về Chí Thạnh cách đó 22km, để vào trại giam A20 hay trại Xuân Phước hoặc “Thung Lũng Tử Thần” như cách gọi trong hồi ký của cố nhà báo Vũ Ánh người đã từng nhiều năm bị kiên giam ở đây. “Trại Kiên Giam” đó cũng là cách mà cựu phó tỉnh trưởng Quảng Nam Đà Nẵng, A20 Nguyễn Chí Thiệp gọi cho tập hồi ký hơn 400 trang của ông. Và ông cũng chính là người đã một thời nếm mật nằm gai, người đã nhiều lần bị cùm trong những dãy xà lim tối tăm, chết chóc của nhiều phân trại thuộc cái Thung Lũng Tử Thần này.


1/4/16

Một đời lính trận…


Ta từng có một thời làm lính trận
Súng đạn, ba-lô trĩu nặng đôi vai
Tuổi đôi mươi sá gì đời sương gió
Mộng sông hồ cho thỏa chí làm trai

Ghìm tay súng nơi tuyến đầu lửa đạn
Ngăn quân thù gieo tang tóc đau thương
Mong quê hương nhà nhà vang tiếng hát
Cho mẹ già, em gái bớt lệ vương.

Rồi từ đấy đi vào miền gió cát
Mảnh chinh y thấm máu bạn, máu thù
Có những lúc dừng chân nơi lũng thấp
Tiễn bạn mình vào chốn nghỉ thiên thu !

Đêm từng đêm dừng quân trên đất địch
ới chiến hào đợi giặc lúc trăng lên
Chợt một thoáng mơ về nơi phố thị
Nhớ người yêu ta thầm khẻ gọi tên !

Nhưng quê cũ vẫn một màu tang tóc
Súng đạn quân thù xé nát làng quê
Đất nước đau thương ngập tràn tiếng khóc
Lính trận ra đi, đi mãi không về.

Tháng tư đến trong nghẹn ngào uất hận
Ta vào tù biệt xứ tận biên cương   
Mình mất nhau khi tàn cơn binh lửa
Và cuối cùng đánh mất cả quê hương !

A20 Lê Phi Ô




21/3/16

Cao Lãnh và bạn ta







Bạn đón ta khi trời gần tắt nắng
sau chuyến qua phà thấm mặn mồ hôi
vất vả chi dù vạn dặm xa xôi
thấy được mặt nhau là quá đủ rồi

thuở chung chiếu đoạn trường - còn chi nói
kẻ chết nhiều hơn đứa sống lất lây
gặp nhau thì đủ thứ chuyện trời mây
nhắc tới y như mình vừa ở đấy

mới rửa mặt đã bày như tiểu yến
mồi đưa cay vàng hực chuột nướng lu
hễ gặp nhau là chén tạc chén thù
kệ - ngươi rót không lẽ ta thúc thủ

uống thì uống nhưng chỉ say vừa đủ
để còn nghe bạn khóc nước thương non
bởi tại ngươi sinh ra để sống còn
vác đao mài kiếm không cần lựa chọn

ngươi đón ta như tên khùng thất trận
nói nói, cười cười cho hết cuộc chơi
dẫu sao ta, ngươi cũng thua lâu rồi
không cơ hội làm bàn như lính mới

mai ta đi, đi khắp vùng lục tỉnh
để nhớ về tuổi trẻ lỡ mất đi
bởi sợ rồi đây ta chẳng còn gì
khi vắt kiệt nhiều năm làm chốt thí

đừng tiễn, chớ đưa - khỏi cần bịn rịn
cứ như là gặp lần cuối - vậy thôi
cám ơn ngươi - chuột nướng lu làm mồi
Cao Lãnh và ngươi cần gì phải  nói

A20 nguyễn thanh khiết
Về Cao Lãnh thăm  A20 Lâm Mỹ Thuận
tháng ba -2016



13/3/16

Chí Cả Chưa Cùn*


Thép làm gươm vì được tôi trong lửa
Người thành nhân nhờ khéo luyện trong tù
Ta gặp nhau đâu phải chuyện tình cờ
Từ mọi nẻo đấu tranh giờ hội ngộ

Trong đêm tối những vòng tay rộng mở
Gửi đến nhau niềm thông cảm vô bờ
Mắt long lanh sáng lên từng tia lửa
Rạng rỡ ngọn cờ chính nghĩa tự do

Sắc thép chừ trong tay giặc
Máu nóng chừ trong tim ta
Ngày đêm chừ đày đoạ
Chí cả chừ đơm hoa

Ta biết vui vì đời đang kết quả
Có đêm nào dằng dặt chẳng qua đi
Thân hao mòn nhưng sáng ngời chí cả
Bàn tay gầy cùng nắm chặt tương lai

Hẹn nhau đây mùa sau về mở hội
Ly rượu nồng nhắc nhở chuyện hôm nay
Có những tháng năm ngục tù tăm tối
Để có ngày cờ ta lại tung bay

A20 Vũ Mạnh Dũng

Trại Xuân Phước A20 1981

(ghi lại theo trí nhớ của  A20 Lâm Mỹ Thuận)
*quán Lá đề tựa



28/12/15

Vì Chúng Ta Là Người Việt Nam


                                                     A20 Tống Phước Hiến

     - Tưởng Niệm trận Hải Chiến Hoàng Sa
                 giữa Hải Quân VNCH và Hải quân Tàu cộng cướp nước VN
    - Nhân đọc bài viết của cán binh cộng sản Bắc Việt viết về nỗi lòng của họ đã tham gia trận cưỡng chiếm VNCH

                                                               



                                                        Tổ Quốc chỉ là một,
                   Đừng lấy địa lý… núi sông...
                   vạch làn ranh ngăn cản,
                   phân chia da thịt, máu xương.