28/2/11

Gặp lại nhau mừng quá



Nhớ lại thuở, cùng quê hương mạt vận,
Chia tù đày, chung một nổi ưu tư.
Chỉ ánh mắt, nụ cười ta cũng hiểu
Đường ta đi cay đắng những vần thơ.
Nhớ lại nhau, nghe cay trong khóe mắt
Vẫn nhớ hòai thời cùng nhau nhốt lệ
Và bây giờ mình trãi lệ cho nhau!
Bạn tù ơi, tuổi ta gần huyệt mộ
Đường về quê thao thức những đêm thâu
Đại dương ơi, máu tim còn tha thiết
Chuyển giùm ta cơn nhớ đến dại khờ 

A20 Tống Phước Hiến  
Sat, February 26, 2011




Hỡi con ngựa chứng ngày nào



  (Viết cho A20 Trần Kim Hải, ngày chị ra đi)

Đừng ngã xuống vì những bi thương đời sống
đừng thẫn thờ khi nhìn lại gối chăn
thuở ngang tàng, vùng vẫy với núi sông
hỡi con tuấn mã của những ngày tù ngục
biết bao kẻ gõ bồn ca khi vợ chết
phải nén lòng riêng - ngày lửa dậy trời Nam

Trần Kim Hải - hãy cao đầu đứng dậy
tiếng hát anh còn lồng lộng trên cao
dù một đỗi qua bao nhục nhằn, khổ nạn
dù lệ rơi khi chiếc bóng đêm trường
dù gánh đời vội gãy dọc đường
nhưng còn đó những lầm than
thuở nằm gai nếm mật
nợ tang bồng, chí cả, để ai mang?

Biết là đau, là thương, là nhớ
mất "một người" đâu dễ lệ không rơi
mấy mươi năm tựa nhau giữa cuộc đời
cùng một chén đắng cay ngày biệt xứ
tội chưa?
con tuấn mã bây giờ què quặt
bước thấp cao cho hết hành trình
vất xuân xanh theo cuộc chiến chinh
trong xiềng xích chưa một lần cúi mặt
chân lết trên tự do với nỗi buồn vắng ngắt
bắng hữu dăm ba, dở khóc, dở cười
Trần Kim Hải ơi!
lồm cồm đứng dậy đi thôi
nợ thủy chung hãy dập đầu ba lạy
sau lưng người còn có vạn cánh tay
dựa vào đi mà ngó lại giang san
gạt nước mắt, mím môi cười một nụ

A20 nguyễn thanh-khiết
SG 26/2/2011



26/2/11

Cải tổ-Va chạm-Thị phi



Vũ Ánh/Việt Herald
(02/24/2011)

Hôm ông Hoàng Đức Nhã, cựu Tổng Trưởng Dân Vận-Chiêu Hồi xuống thăm và vui xuân với anh em trong ban vận động để tổ chức ngày Hội Ngộ của gia đình Thông Tin-Dân Vận-Chiêu Hồi VNCH, chúng tôi mới có một chút thời giờ ôn lại một giai đoạn làm việc khá gắn bó với nhau vào một giai đoạn đất nước có nhiều biến chuyển hệ trọng liên quan đến vận mệnh của đất nước.

Trong hơn một thập niên làm việc trong ngành này, chúng tôi-được mệnh danh là những cán bộ trẻ tuổi vào lúc đó-đã trải qua nhiều đời tổng trưởng, từ hàng tướng lãnh, học giả, viên chức hành chánh, cho đến các chuyên viên hàng đầu. Tình thật mà nói, mỗi ông một vẻ, mỗi ông có cách đối phó, mỗi ông có thế lực chính trị riêng, đường lối chỉ đạo riêng, không ông nào giống ông nào. Vì thế, có nhiều cách nhìn về hiệu quả của công tác thông tin, dân vận và địch vận mà bên chính phủ gọi bằng từ ngữ chung “dân vận-chiêu hồi”.

Bên dòng Trà Bương



tuyệt đường Kỳ Lộ lưu đày
kiếp tù lỡ vận kéo cày vỡ hoang
trông xa tre gẫy măng tàn
xó rừng Xuân Phước úa vàng bãi dâu

hương tan mùi Tết cơ cầu
vàng mai ngõ trước Em đâu dấu hài
vườn Uyên phương ấy mùa phai
nhớ người úa sắc dặm dài sóng mây

bỗng khi không vướng tù đầy
mộ tình thiên lý nhìn cây nhớ rừng
tù qua đây đất rưng rưng
nghe trong lao nhục mấy từng khổ đau

kiếp tằm giăng mãi tơ nhàu
Em chìm khổ nạn bạc màu phế nan
thôi Em đường rẽ xế tàn
miếng cơm manh áo võ vàng xót xa

trông lên hạnh phúc trăng tà
trông sao Khuê đã mù xa bến trời
lạnh bờ cát ẩm mù khơi
nghe hơi Thu tận tơi bời dáng Thu

đêm về bóng đổ âm u
rừng Thu lá rụng xuân tù áo quan
hết trăm năm cuộc chiến tàn
khói mùa lửa đạn cháy vàng chiến y

CÁI TRỌNG TY


(nguồn: http://caitrongty.wordpress.com/)

22/2/11

THIÊN ĐƯỜNG ĐỎ



Quán lá xin trân trọng giới thiệu với các A20 và những chiến binh một thời bất khuất bài viết từ xương máu của A20 Tống Phước Hiến phu nhân, Thiếu úy CSQG Lê Thị Xuân. Một gia đình A20 đã bỏ một thời hạnh phúc trong những ngày điêu linh của đất nước, đọc để lắng sâu vào tâm thức sự chịu đựng của chị và những đòn thù ập xuống gia đình một A20 kiên cường như chính anh đã từng sống và chiến đấu với đồng đội suốt những năm tháng trong những trại tù ,Quán lá xin nghiêng mình trước A20 Tống phu nhân


                                                          
                           Lê Thị Xuân       


     Tối ngày 28.6.1975 tôi bị di chuyển cùng chung với chồng từ Trường Trung Học Nguyễn Bá Tòng tại Sài Gòn đến Trại Suối máu được khoảng 1 tuần lại bị chuyển đến trại Thành Ông Năm, Hóc Môn do đoàn 500 cộng sản quản lý. Trại chia làm hai khu: Nữ Sĩ Quan (SQ) Quân đội, và  Nữ SQ/ CSQG. Chúng tôi bị chia thành từng B và phải chen lấn lẫn nhau trong một diện tích chỉ đủ để  nằm nghiêng. Lúc nầy tôi mang thai cháu đầu lòng gần 7 tháng. Đây là thời gian thai nhi phát triển, nên thai phụ cần được nghỉ ngơi, thoải mái, tránh bị những áp lực và thai phụ cần phải được thực phẩm dinh dưỡng vừa tinh khiết vừa đầy đủ. Nhưng với tôi thì hoàn toàn trái ngược. Ngoài môi truờng sống quá thiếu vệ sinh, lại phải ngồi nghe học tập, thảo luận, đấu tố. Thể chất mệt mỏi, tâm trí lúc nào cũng lo sợ cho bản thân, cho gia đình và cho chồng . Thai nhi càng lúc càng phát triển nên tôi thèm ăn lắm, nhưng bụng thì lúc nào cũng đói, dinh dưỡng chẳng có, áp lực càng lúc càng nặng và rồi hai chân tôi bị quỵ, chỗ kín bị ra máu, không được chữa trị hoặc thuốc men. Tôi đuối sức! Trước tình trạng sức khỏe tồi tệ và mạng sống của tôi bị đe dọa, ngày 12/8/75 Cộng sản (CS) thả tôi về với lý do: “tạm hoản quản huấn vì sắp đẻ” (nguyên văn).
           

21/2/11

MỘT CHÚT TÂM TÌNH

                  
          Với các bạn thuộc thế hệ kế tiếp
 
 
Tống Phước Hiến
 
 
Cho phép tôi được tâm-tình với các bạn,  những người chưa kịp tham gia vào cuộc chiến trước năm 1975và phải mang thân phận ly-hương tủi-nhục; hoặc phải bị nhìn về một phía bởi đôi lá chắn.                     
Vâng, chế-độ Cộng-sản tự cho mình là tên xà-ích và buộc các bạn làm thân ngựa phải gò lưng  kéo cỗ xe chĩu nặng tội ác với  hai miếng da chắn tầm ước vọng tuổi trẻ. Chút tâm tình nầy không mang ý nghĩa “Nói với tuổi 20” ( tên một tác phẩm của Thượng-Tọa Thích Nhất-Hạnh ) và thiết tha xin các bạn đừng có thái-độ “Nói với kẻ 40”(Trích từ lá thư trong tác phẩm“Ý-thức mới trong văn-nghệ và triết học của Phạm-Công-Thiện).
             Các bạn trẻ thân kính,
Dù tuổi của các bạn còn trẻ, nhưng tôi vẫn  kính trọng, bởi tương lai quê-hương chúng ta do chính các bạn định đoạt; và cũng chính các bạn là những người đang viết tiếp giòng lịch-sử gần 5.000 năm  giống nòi Lạc-Việt.
Thành thật, tôi không dám ở vị-trí mà nói theo thuật ngữ lịch sử là thế hệ bàn giao. Vì chúng tôi có gì để bàn giao, nếu không muốn nói chúng tôi đã bàn giao thân phận của một Dân Tộc có Tổ Quốc  kiêu hùng, có giang sơn gấm vóc, có lịch sử  bất khuất, có nền Văn Hiến từng rực rỡ Phương Đông, nay trở thành những kẻ mất Quê hương, cho dù lưu vong hay còn tại quê nhà ! Vì dù ở nơi đâu mà người được quyền thừa tự nay bị biến thành kẻ chỉ được nhận sự ban cấp từ giai cấp thống trị thì có khác gì nhau.

A20 Vũ Đình Thụy với Giải Vasyl Stus



A20 Võ Lâm Tể

Trước biển hoàng hôn

Một mình trước biển hoàng hôn
Nhìn theo con nước sóng dồn ra khơi
Mênh mông tựa sát chân trời
Cô đơn réo gọi như lời của ai
Em về chẻ tóc làm hai
Cho ta một nửa nối dài tuổi thơ
Em ơi đời huống hững hờ
Thuyền ta neo giữa biển mơ đã chìm
Để rồi tình cũng lặng im
Chân mòn mặt đất qua thềm lãng du
Tuổi vàng như lá mùa thu
Xạc xào trên cát mịt mù thế nhân
Thế nhân ơi nửa chừng xuân
Phải chăng con tạo cũng ngần ấy thôi
Em về chẻ tóc làm đôi
Thay dây mà nối nhịp cầu tri âm
Cho dù tóc trổ hoa râm
Chén đời mật đắng tơ tằm vẫn se
Này Em hãy lắng mà  nghe
Thuyền kia vỗ sóng cầu tre gập ghềnh
Quê hương! Ừ, lắm hữu tình
Ai đi mà chẳng quay nhìn bóng xưa...

Hướng Dương Vũ Đình Thụy
(trại tù A20 Phú Yên 1993)

3/2/11

Cành mai vỡ vụn


Qua tết là bắt đầu thê thảm
Sau những ngày hò hát quốc ca
Duy Trác nhà nghề đi tiền trạm
Theo sau lần lượt hốt từng nhà
Biệt giam mùa xuân như mở hội
Vừa hết kẻ vào tới người ra
Những cái cùm bắt đầu nóng hổi
Lũ thép quen hơi máu người nhà
Giặc có cách lần dò dấu vết
Ta có chiêu tịnh khẩu như bình
Lẽ dĩ nhiên rốt cùng đoạn kết
Cái thắng về phần kẻ cầm binh
Sau tết ngồi thương cành mai vỡ
Mai vỡ từng cành ta thấy đau
Hôm nào cao giọng cùng hớn hở
Giờ trông tan tác buồn làm sao
Chung một con sông cùng chèo chống
Qua khúc quanh xuồng gãy tay chèo
Nước cuốn bèo trôi nhìn vô vọng
Chiếc lá trên cành cũng buồn theo
Biệt giam chỉ cách vuông sân rộng
Giặc gác ngày đêm trên tháp cao
Nhiều khi cũng muốn giang tay chống
E động khắp vùng gây xôn xao
Những cánh mai vàng chưa phai nhụy
Rụng tan thương dưới đám gió rừng
Buồn quá đỗi thèm làm chốt thí
Đổi lái một lần để qua bưng
Tám năm ta hoá thành nhu nhược
Thấy chết can tâm trố mắt nhìn
Suy cạn nghĩ cùng thôi nhường bước
Cố nén cho qua cơn bực mình


nguyễn thanh-khiết
Sau tết 1984



NHỮNG TIẾNG HÁT BỪNG SÁNG A 20



A20 Phạm Đức Nhì

    
Kỷ niệm 29 năm ngày khai hội Tù Ca tại trại A20, Quán Lá xin giới thiệu cùng tất cả cựu tù Xuân Phước và thế giới đấu tranh, một trường ca bất khuất không bao giờ lãng quên trong lòng những con đại bàng.  A20 Phạm Đức Nhì sẽ dẫn chúng ta sống  lại những ngày tháng kêu hùng của Tết năm 1982, dưới gông cùm khắc nghiệt của trại Trừng Giới, dưới bạo tàn của các cai tù mang giòng máu liên khu 5. Hãy nhìn một chặng đường oan nghiệt mà những cựu tù Xuân Phước đã qua. Trong ngời ngời đao kiếm đó tinh thần của các con đại bàng A20 vẫn bất tử.




NHỮNG  TIẾNG  HÁT  BỪNG  SÁNG  A 20


Lời nói đầu

Cách đây 29 năm, vào ngày mồng 1 tết năm Nhâm Tuất (1982) ở phân trại E, A 20 có 3 thằng điên - giữa lúc không khí căng thẳng, kỷ luật khắt khe, ăng ten lộng hành, đã tụ họp, bàn tính tổ chức một buổi văn nghệ “ phản cách mạng “ biểu dương tinh thần bất khuất, ý chí quật khởi của những người tù chính trị, những chiến sĩ đấu tranh đòi tự do, nhân quyền. Tôi và một số anh em khác bỗng biến thành những kẻ dại khờ bị 3 thằng điên gây máu lửa đẩy vào cuộc chơi. Sau này ngồi nghĩ lại những hành động điên khùng, dại khờ lúc đó, lòng bỗng thấy vui vui. Té ra hình ảnh những ngày tết năm ấy đã chiếm một khoảng trong tâm hồn mình, đã thành một kỷ niệm khó quên. Xin được phép chia sẻ kỷ niệm ấy với các bạn tù A 20
                   Phạm Đức Nhì


GẦY  SÒNG  THẤT  BẠI

          Khoảng giữa năm 1979 tôi bị giải từ Bù Gia Mập - Phước Long - về Z30D Hàm Tân. Ở đây tôi làm bạn với Vũ Mạnh Dũng - một sinh viên bị bắt vì tham gia những hoạt động của sinh viên đại học chống chính quyền Cộng Sản. Dũng chơi guitar khá nhuyễn, biết nhạc lý và hát cũng rất hay. Dũng cho tôi biết ở trại có ca sĩ Duy Trác (một trong hai nam ca sĩ hát hay nhất miền nam trước 75) và anh Trác đã sáng tác hai bản nhạc được anh em ưa thích là "Lời Nguyện Trong Tù" và "Sài Gòn Chỉ Vui Khi Các Anh Về". Tôi nhờ Dũng đưa đến gặp anh Trác. Anh Trác vui vẻ trò chuyện với tôi và đồng ý về một buổi văn nghệ bỏ túi để các bạn tù từ các trại trao đổi tù ca với nhau. Dũng cũng cho biết ở đội trốn trại bên một khu khác có "Mưa Trên Ngục Tù" của Nguyễn Hưng Đạo và "Nếu Quả Ta Là Người" – không biết của ai – mà anh Ruyệt hát rất hay.

1/2/11

KHÔNG THÍCH CỦA NÀO TRỜI TRAO CỦA NẤY (Part 2)






Trước 1975, khi du khách đến Đà Lạt và ghé Hồ Than Thở đều thấy có một tấm bảng to tướng với những hàng chữ đập vào mắt mọi người:

"TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM,
NƠI QUY TỤ NHỮNG CHÀNG TRAI VIỆT CÓ LÝ TƯỞNG QUỐC GIA"


27/1/11

chút tình với kẻ không may







mày gọi tao chắc khoảng nửa đêm
nói không ngủ được, trời quá lạnh
vết thương xưa đạn còn dăm mảnh
giật từng cơn dưới rét miền Trung
cuối năm tao khó có quà mừng
gởi cho mầy chút gì vui tết
cái thứ nghèo làm tao quá mệt
muốn xẻ chia mà chỉ cười trừ
biết tụi mầy ở đó khư khư
ôm cái nhục, thêm đau và đói
tụi mầy đau làm tao nhức nhối
mà bên ngoài – trời nổi gió đông
tao ở đây còn có chăn bông
mầy áo rách nghĩ mà đứt ruột
thằng Đính hỏi mấy câu khó nuốt
bạn bè xưa thăm hỏi gì không ?
chừng nào tao ra Huế lông bông
ghé thăm nó chỗ căn chòi cũ

                      ***
thôi mình đã đến hồi mạt vận
cùng đường cam tâm ở chỗ này
vết đạn thù nhức bao năm nay
đau thêm mấy thấm gì thân thế
tao gởi cho mầy – quà đến trễ
từ tha phương gom góp làm vui
hãy nhận trên những nỗi ngậm ngùi
dù nó như ân đền nghĩa đáp
cứ cám ơn những người khuất mặt
cám ơn thằng banh xác ngày xưa
đã để mầy đội nắng dầm mưa
trên đất giặc mùa xuân không tới
xin lỗi mầy thằng còn một cẳng
chống nạng nhiều năm như ăn xin
trên Việt Nam ghẻ lỡ cùng mình
dưới căm ghét của người chiến thắng
tội nghiệp mấy thằng ngồi xe lăn
không thể chạy trốn ngày tan trận
bò trên đường quê nhà vạn dậm
hai gối xưng vù thay hai chân
Đào ơi Vàng hỡi, lũ thương binh
tụi mầy sống như là đã chết
gởi tụi mầy, mai mốt này – Tết
cố mà vui hỡi những thằng què 

nguyễn thanh-khiết
30-01-2011

(viết cho những thằng thương binh trên đất giặc)


26/1/11

Ba Tháng Với Những Chiến Sĩ Nông Thôn



Đỗ Văn Phúc



Khoảng ba chục tân sĩ quan vừa tốt nghiệp khoá 3/68 trường Bộ Binh Thủ Đức và sáu sinh viên sĩ quan khoá 1 Đại Học Chiến Tranh Chính Trị đang tập họp đông đủ tại hội trường Tiểu Khu Quảng Trị chờ nhận Sự Vụ Lệnh để đến các chi khu công tác trong ba tháng với các quân nhân Địa Phương Quân và Nghĩa Quân vùng Hoả Tuyến.





Từ trường Mẹ ở Đà Lạt, chúng tôi được C-130 chở về Thủ Đô và sau đó đến trường Bộ Binh nhằm lúc khoá 3/68 vừa mãn khoá. Gần như tất cả Sinh Viên Sĩ Quan khoá 1 tham dự Chiến Dịch Diên Hồng, ngoại trừ một số nhỏ ở lại trường để làm cán bộ huần nhẫn khoá 2 mới từ các Trung Tâm Huấn Luyện đưa về.

Hơn hai năm văn ôn võ luyện ở thành phố sương mù, chúng tôi háo hức chờ đợi một ngày nắng đẹp đầu năm để quỳ xuống sân Vũ Đình Trường nhận lãnh bông mai vàng trên cầu vai và trách nhiệm thử thách lớn lao của những sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị đầu tiên trong Quân Lực được đào tạo một cách quy củ cũng như được trang bị khá đủ những kiến thức về chính trị xã hội cấp đại học.




22/1/11

Đầu năm, nhớ lại chuyện ăn cỏ kiểng trong tù cải tạo !



Vũ Ánh
(01/01/2011)

(Tặng những đồng đội cựu tù cải tạo trại A-20 và các trại khác)

Tôi không nghĩ là những người không ở trại trừng giới A-20 Xuân Phước, một trải cải tạo thuộc vào một trong những trại khắt khe nhất trên toàn cõi Việt Nam có thể biết cỏ kiểng là cỏ gì, tại sao gọi là cỏ kiểng và tại sao chúng tôi lại phải ăn cỏ kiểng. Nói thật với các bạn, gần đây có dịp đọc lại cuốn hồi ký của người tù Hỏa Lò John McCain, trong đó ông cho biết những tù binh Mỹ bị giam ở đây do không hiểu rau muống là gì nên đã gọi rau muống là “cỏ” và họ phản đối ban quản trị đã buộc họ phải ăn cỏ, nên tôi mới viết lại chuyện ăn cỏ kiểng vì một số anh em trong trại A-20 chúng tôi từ thập niên 80 đã phải ăn cỏ thật chứ không phải là “cỏ rau muống” như tù binh Mỹ tại Hỏa Lò. Cỏ đó chúng tôi gọi là cỏ kiểng. 

Quảng Nam - Đà Nẵng tuy gần mà xa



Nguyễn Chí Thiệp


  Nằm trên quốc lộ, làng Thanh Quít cách Hội An 14 km và Đà Nẵng 16 Km tính theo đường cũ qua Liên Trì - Cẩm Lệ, hoặc 22 km tính theo quốc lộ mới qua Ngã Ba Huế - Cầu Đỏ.

Dân Thanh Quít sống bằng nghề dệt và trồng thuốc lá. . . Chợ Vải, trước chiến tranh là trung tâm buôn bán vải, sợi, tơ, bông của vùng bắc Phủ Điện Bàn. Chợ vải có nhà lồng chợ lợp ngói, hai dãy phố, có phố lầu, có cửa hàng tạp hóa, tiệm thuốc bắc của người Trung Hoa. Trồng và buôn thuốc lá là nghề thứ hai. Thuốc lá trồng nơi đây là loại thuốc nổi tiếng cả tỉnh, gọi là thuốc Cẩm-Lệ. Vào mùa Tết âm lịch, cánh đồng thuốc bạt ngàn, bao gồm các làng Thanh Quít, An Tự, Thanh Tú, Hà Thanh, Bích Trâm, Lục Giáp, Viêm Tây, Ngân Căn, Tứ Câu... Rộng hơn cánh đồng thuốc lá Cẩm Lệ nhiều lần. Thị trường tiêu thụ loại thuốc này là Huế, Thừa Thiên và Quảng Trị. Những nhà buôn sĩ người Cẩm Lệ đã thu mua và vượt đèo Hải Vân đưa thuốc lá ra bán cho các nhà chế biến thuốc xắt thành sợi tại Huế, và tên thuốc lá Cẩm Lệ phát xuất từ đây. Sau nầy, nhiều người Thanh Quít chế biến thuốc và trực tiếp bán về Huế, mở rộng thị trường vào Qui Nhơn, Nha Trang, Đà lạt, nhưng cũng không lấy lại tên thuốc cho làng Thanh Quít, mà vẫn phải gọi tên là thuốc Cẩm Lệ như là một danh từ chung. Tên gọi đã thành quen trên thị trường thuốc lá, biết sao?

Bài diễn văn của A20 Lê Hoàng Ân




 A20 Lê Hoàng Ân

Quán lá xin mời đọc, bài nói chuyện của A20 Lê Hoàng Ân tại Viet-Nam Center and Archives thuộc Trường Đại-Học Kỹ-Thuật Lubbock, TX (Texas Tech. University), nhân dịp buổi lễ khai-mạc cuộc triển-lãm và lưu-trữ hồ-sơ của Hội Gia-Đình những cựu Tù-Nhân Chính-Trị do bà Khúc-Minh-Thơ làm Chủ-Tịch vào ngày 28 tháng Năm năm 2008 .

  
Ladies and Gentlemen,
I am very fortunate to have this opportunity to speak with you today. 
When I was a child, my parents always taught me the meaning of the word “Freedom”. In 1954, when I was 12 and-a-half years old, my family left Hanoi in North Viet-Nam to resettle in Saigon, South Viet-Nam in search of this “Freedom”. Once again, in July 1992, my family and I left Saigon for Austin, Texas in search of this “Freedom”.  We are living and enjoying this concept of “Freedom” here in the United States of America.  I hope my family will never have to relocate again to enjoy “Freedom”.