6/6/13

Biệt thự thời thượng cổ - phần 1



* Những cái cùm

Viết trên mồ ma A20 Trịnh Đình Lâm

Gió thổi qua khe hở biệt giam, tiếng rít khô khan, rờn rợn trong buổi chiều tàn, có lẽ sẽ mưa, mưa đi chứ, cái nóng làm cháy khô cây thép 18 ly gai góc đang cứa sâu trên cổ chân làm Trịnh Đình Lâm khó chịu, cặp kính gọng đồi mồi chảy xệ trên khuôn mặt hốc hác của gã nhà giáo tuổi 40 mà thời gian tù tội đã bước qua năm thứ tám.

Lâm ngó quanh cái phòng biệt giam thổ tả này, một cái bệ nằm cao 60 phân,  đầu góc lối ra vô vừa đủ hai gang tay là trụ bê tông xuyên ngang bằng cây thép khốn nạn sần sùi treo trên đó cổ chân Lâm nằm giữa cái cùm chữ U, lớp da bám quanh đầy mủ máu, cây thép đang dần dần ăn sâu vào thịt, Lâm khó khăn lắm mới nhúc nhích cho đỡ mỏi chân, cây thép treo quá cao làm tê cứng, đau xé khi cử động, Lâm đã dùng hết những thứ có thể được, để kê lên cho gót chân không chạm mặt sàn.

2/6/13

Kể chuyện 30-4



A20 Huỳnh Ngọc Tuấn

Vậy mà đã 36 năm rồi kể từ ngày Miền Nam bị bức tử. Không ai nghĩ rằng cái chế độ độc tài phi nhân tàn bạo và mất lòng dân này lại sống đến ngày hôm nay.
Ngày 15 tháng 3 năm 1975 tôi và gia đình di tản ra Đà Nẵng để tìm đường vào Sài Gòn.

Những ngày cuối tháng 3 khi thị xã Tam Kỳ sắp thất thủ,một dòng người hỗn loạn chạy khắp nơi để tìm đường sống. Có gia đình chạy ra Đà Nẵng như gia đình tôi và hai cô tôi. Có người chạy xuống biển Kỳ Phú để tìm đường “chạy giặc”. Tại biển Kỳ Phú có một sân bay trực thăng  nhỏ. Cái sân bay thì nhỏ, thỉnh thoảng một hai giờ mới có chuyến bay ra hạm đội Mỹ đậu ở ngoài biển khơi, mà dòng người “chạy giặc” thì như một dòng sông bất tận đổ về. Vì có quá nhiều người muốn ra đi mà phương tiện thì thiếu nên mọi người tự cứu mình bằng chính khả năng của mình vậy. Không đi di tản bằng trực thăng được, những gia đình có tiền tìm mua những chiếc ghe máy còn tốt và đủ lớn cho chuyến hải hành đầy mạo hiểm. Họ mua với bất cứ già nào. Vậy là cơ hội cho một số ngư dân hốt vàng.


18/5/13

RƯỢU ĐẮNG !


LÊ-PHI-Ô  

tặng Trần-văn-Sơn, Trạch-Gầm, Thiết-Trượng,
        Vương-trùng-Dương, Lê-Hùng, Phan-bá Thụy-Dương.


Người lính năm xưa đầu đã bạc
Xa lìa cố xứ sống nổi trôi
Lâu lâu xuống phố tìm bạn cũ
Rủ ghé Lê-Hùng uống rượu chơi.

Nhớ chiến trường xưa tràn lửa đạn
Tụi mình sống được cũng là may
Ngờ đâu gặp lại phương trời lạ
Vui ngày hội ngộ choáng men cay.

Rót nữa đi Sơn ly rượu cạn
Uống men say sao thấy đắng cay
Đáy cốc thoáng về gương mặt bạn
Những thằng gục chết giữa trùng vây

Những thằng banh xác không kịp trối
Để tao được sống đến hôm nay.
.....................
                       
Năm ngón tay run nâng ly uống cạn...
Gục xuống bàn, tao khóc... nhớ tụi bây !

A20 Lê-Phi-Ô 
 tháng 04 năm 2013  



17/5/13

Tại sao phải mặc quân phục khi VNCH và Quân Đội VNCH không còn?



Vũ Ánh

Dường như ngày 30-4 nào trong 38 năm qua, ngày mà một số người gọi là Ngày Quốc Hận thường là cơ hội cho hai lớp người đặc biệt: Các chính trị gia, các nhà hoạt động thích “spotlight” đọc diễn văn hô hào và những cựu quân nhân nào thích mặc quân phục quân đội VNCH có dịp mặc những bộ quân phục đặt may cho vừa kích thước thân thể của người lính già nay đầu tóc đã bạc phơ, thân hình đẫy đà hơn gấp hai, có khi gấp ba thời trai trẻ, đứng nhìn xuống chỉ thấy bụng. Cho nên dù có cắt may khéo léo cách nào đi nữa, bộ quân phục cũng không thể nào làm người mặc nó hùng dũng đầy sức sống như thời còn trai trẻ, bụng phẳng lỳ, tóc cắt ngắn ba phân, da dẻ sạm nắng lồng vào trong bộ quân phục tác chiến đã bạc mầu, dù có giặt ủi hồ thế nào đi chăng nữa nó vẫn không thể làm mất mùi khen khét của thuốc súng mang về từ chiến trận.


15/5/13

ánh sao khuya



đường khuya vắng
tiếng bước chân đêm nghe chừng mỏi mệt
phía xa là sao sáng
u uẩn giữa một chân trời mây chùng xám ngắt

người đàn ông ngũ tuần
 trên con đường ảo vọng
cất tiếng gọi Mẹ làm ánh sao cuối lối
thế gian như thành gian bếp  nhỏ
với bóng mẹ chập chờn vách đơn côi

con đã đi
ba mươi năm làm người biệt xứ
tuổi thơ còm cỏi miếng học gầy
chân lang bạt đành cùng trời cuối đất 
đi mãi
đi hoài
ba mươi năm không lần sờ áo mẹ
không một lần nấu được bát cơm thơm
vụng về nâng cho mẹ
bên giường khô đơn chiếc

Mẹ đã đi xa với tràng hạt mộc mạc
với niềm tin ở một cổng thiên đàng
nơi đó có những điều hạnh phúc
nơi đó
sẽ là tốt nhất để cho con .

Ba mươi năm xa xứ
mười ba năm mất hẳn mẹ
tù lao tăm tối
bóng mẹ về gọi con “mẹ đi nhá”

Ô. Thế gian là đoạn trường  khốn khổ
cho những con người  mải miết một tình yêu
yêu con sông quê
yêu luống ruộng cầy
yêu những hốn hậu của làng quê ấm áp

yêu tiếng mẹ buồn kể chuyện xưa tang tóc
đêm gánh con trong mép thúng đoạn trường
rơì xa đất tổ ruột gan như ai cắt…
trên nhánh sông Hồng của mùa Thu định mệnh

đàn con mất hơn nửa
giờ mỗi phương một đứa sống
muốn thăm nhau phải tìm nhau qua biển
với những dị biệt nhất định phải cưu mang .

Ô gia tài của mẹ
là đốm sao trên trời xa bất tận
là kĩu kịt đội gánh  nhịp nhàng đưa
cho con thấy núi sông chập chờn chuyển động
bên váy mẹ đau đáu một mùi hương.


A20 Phạm Văn Thành
            Paris 8 Nov 2012



 

11/5/13

6 bức tranh của Duy Lam


 A20 Trung tá Nguyễn Kim Tuấn (Nhóm Tự Lực Văn Đoàn)

Ánh sáng trong giây phút hoang mang
(Sun lights in troubled movement)
Duy Lam 


8/5/13

Phỏng Vấn A20 Vũ Trọng Khải về Tù Ca


 SBS Radio do Tuyết Lê thực hiện. 

Phần 2:





1/5/13

Tháng tư còn thương áo trận



ta bật khóc nhìn chiến bào năm cũ
đứt chỉ sờn vai xếp mấy mươi năm
len lén nhìn ta như một hỏi thăm
bao năm nữa sẽ cùng nhau ra trận?
tội cho mi cứ nhắc ngày căm hận
lúc xuôi tay như một kẻ qui hàng
ta ném mi vào quá khứ ngổn ngang
chưa một lạy đáp đền ơn chiến đấu
ba mươi tám năm mi còn dấu máu
bởi vết thương chẳng thể kéo liền da
mi thương ta còn chút nợ sơn hà
mà đau cho cái đau ngày vong quốc
tội cho mi đứng nhìn ta về đất
kiếm gãy, thân già đành bỏ cuộc chơi
sống lất lây, trơ trọi giữa đất trời
mà như thể bơ vơ từ muôn kiếp
tội cho mi một đời quen ở trận
giờ lụi tàn dưới gót giặc thù xưa
chiến bào ơi! tháng tư lấm tấm mưa
như vết máu thấm đau từng sợi vải
mai ta chết hận – không tan vào đất
có mi trọn tình – một gói tiễn đưa
khi trời trở dạ rớt tháng tư mưa
hãy nhắc ta tháng tư ngày tan trận
nguyễn thanh khiết
30-04-2013

21/4/13

Những tù khúc một thời từ Trại Trừng Giới



1- Mưa Trên Ngục Tù

Nhạc và lời: A20 Nguyễn Hưng Đạo
Trình bày   : Tác giả và A20 Vũ trọng Khải, Hoàng Lập Chí
Guitar:        A20 Nguyễn Quang Trình



2-Sài Gòn chỉ vui khi các anh về

Nhạc và lời:A20 Khuất Duy Trác
Trình bày    A20 Vũ Trọng Khải



3-Giáng sinh trong ngục tù

Nhạc và lời  :A20 Khuất Duy Trác
Trình bày    : A20 Vũ Trọng Khải
Guitar : A20 Nguyễn Quang Trình



4-Chiều phi trường

Nhạc và lời  : A20 Nguyễn Hưng Đạo
Tác giả trình bày
Guitar          :  A20 Nguyễn Quang Trình





16/4/13

NGƯỜI LÍNH ĐPQ: Lê Phi Ô




                                                                                           Người xứ Nghệ


    (Lê phi Ô - Mặt trận Hoài-Đức  1974)

   Rất tình cờ tôi biết được người lính Địa-phương-Quân Lê phi Ô, khi đọc bài “Tử Thủ” của tác giả Trung-Hiếu trên một tờ báo online. Nội dung viết về Tiểu-đoàn 344/ĐP, thuộc Tiểu-khu Bình-Tuy, đã cầm chân được Sư-đoàn 6 Tân lập của Việt cộng, được tăng cường một trung đoàn Pháo, dưới quyền chỉ-huy của Thượng-tướng VC Trần-văn-Trà, Tư-lịnh Quân-khu 7, trực diện tấn công Chi-khu Hoài-Đức thuộc trách nhiệm phòng thủ của Tiểu-đoàn 344/Địa-phương.


7/4/13

Phỏng Vấn A20 Vũ Trọng Khải về Tù Ca




          SBS Radio do Tuyết Lê thực hiện ngày 07-04-2013

            *Part 1





            *Part 2








31/3/13

Bái Biệt Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng


Bác sĩ Nguyễn Ý Đức 

Ngày 27 tháng 9 vừa qua, tổ quốc Việt Nam đã mất đi một người con văn võ song toàn. Môn sinh Vovinam Việt võ đạo sẽ muôn đời vắng bóng một người thầy, một đàn anh gương mẫu đáng kính trọng, đáng noi gương.

Thưa quý vị, đó là Võ sư Chưởng môn Vovinam Việt Võ Đạo Lê Sáng. Ông thanh thản không một chút ngậm ngùi ra đi ở tuổi 91.



Võ sư Lê Sáng chào đời tại Hà Nội, trong một căn nhà nhỏ bên bờ Hồ Trúc Bạch vào mùa Thu năm 1920. Lớn lên ông theo học tại các trường công lập quanh vùng. Tới năm 19 tuổi, đang khỏe mạnh thì ông bị bạo bệnh mà khi hồi phục thì đi lại khó khăn. Thân mẫu khuyên ông nên tìm thầy học võ để rèn luyện tâm thân. Cơ may đưa ông tới với Võ sư Nguyễn Lộc, người đang phát triển một môn phái võ thuật riêng kết tinh từ các môn võ, vật Việt Nam mang nhiều nét dân tộc lấy tên là Võ Việt Nam, với tôn chỉ “Học võ không phải để ỷ sức đánh người – mà học võ Việt Nam cốt là để giữ mình, giữ làng và giữ nước.”


27/3/13

Mau Tỉnh Dậy



Cùng một trái tim cùng một giống nòi
Sao chúng tôi không thể cất cao lời phản đối
Khi chúng đến như một bấy lang sói
Bắt anh đi giữa những tiếng reo cười

Cùng một màu da cùng dòng máu đỏ
Sao chúng tôi không hề phẫn nộ
Khi nhìn anh máu đỏ loang dần
Môi nhợt nhạt vẫn buông lời man rợ

Ôi ! Tổ Quốc đã qua bao thống khổ
Vẫn còn đây niềm phẫn hận chưa nguôi
Lửa căm hờn vẫn còn sục sôi
Gieo thảm hoạ xương phơi máu đổ

Mau tỉnh dậy hỡi toàn dân Việt
Hãy cùng nhau xoá hết căm hờn
Cùng nhau dựng lại giang sơn
Cho nòi giống Việt thoát cơn khổ này 

A20 Đoàn Viết Hoạt
06-1977
4C1 – Phan Đăng Lưu
 (Trích tập thơ “Đoá Từ Tâm” xb tại Hoa Kỳ 1999)


24/3/13

CHIẾN-SĨ VÔ DANH.



(Tùy bút chiến trường)

·       Trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam trước họa xâm lăng của Cộng-sản phương Bắc, Quân-Lực VNCH đã có biết bao Anh-Hùng, Liệt-Nữ vị quốc vong thân. Bên cạnh đó… có những sự hy sinh không kém hào hùng ít được nhắc tới, tôi muốn nói đến những người lính không có số quân: “Vợ lính” !
 Lê phi Ô.

   Đúng 02:00 giờ sáng ngày 09 tháng 12 năm 1974, Lính vừa đổi phiên gác thì một ánh chớp cùng tiếng nổ long trời phát ra tại hàng rào hướng tây của Chi-khu, nơi tuyến phòng thủ của một trung đội thuộc Đại-đội chỉ-huy, một trung đội của Đại-đội 3 và tiểu đội thám-báo Tiểu-đoàn. Khói lửa, cát bụi mịt mùng, đặc-công việt cộng đã chui vào hàng rào phòng thủ đặt chất nổ phá hủy nhiều lớp kẻm gai. Lập tức, tổ thám báo của tiểu-đoàn tung nhiều quả lựu đạn vào vùng khói lửa nơi vừa xảy ra tiếng nổ để ngăn chận bọn đặc-công cảm tử địch xông vào.

   Trong ánh chớp kèm tiếng nổ của lựu đạn bóng vài tên VC  chạy ngược trở ra nhưng đã bị khẩu đại-liên trên vọng gác đốn ngã. Những trái sáng tay và của súng cối 81 ly được phóng lên sáng rực bầu trời, tôi gọi Trung-úy Lưu-đức-Thắng (khóa 24/VBĐL) đại-đội trưởng ĐĐ3/344 cẩn thận mặt Bắc, nơi có một ngôi chùa nhỏ sát cạnh hàng rào phòng thủ… đây là đường tiến sát rất thuận lợi cho VC  vì bọn chúng biết lính không bao giờ dám mang súng đạn vào gần chùa dù chỉ để phục kích đêm.  Trung-úy thắng báo đã bắn hạ hai 2 tên địch ngay khi chúng vào tới hàng rào phòng thủ trong cùng… mười phút sau, Thắng cho biết hàng rào đã bị cắt đứt nhiều chổ, lập tức tôi lịnh cho Trung-úy Thời đại- đội trưởng Đại-đội 2/344 đang bố trí quân  tại trại cưa bên ngoài Chi-khu về hướng đông cách Chi-khu 500 thước đưa ngay một trung-đội vào chiếm giữ ngôi chùa nhỏ, trung-đội nầy chạm súng nhẹ và địch bỏ chạy, đây chỉ  là tổ cảnh giới của địch.

20/3/13

Ta vẫn ở lại đây


Ta vẫn ở lại đây
Giữa núi rừng Thanh Hoá
Nơi sông Mã cuồn cuộn chảy về xuôi
Nơi những con muỗi cao cẳng
Vẫn vờn bay trong nắng
Nơi nước uống đục ngầu bùn đất
Và ngô khoai
Vẫn là lương thực cho người

Ta vẫn ở lại đây
Cô lập giữa những người tù hình sự
Không một ai được quyền giúp đỡ
Dù cùng chung cảnh khổ đọa đày.

Họ muốn ta phải hoàn toàn tách biệt
Khỏi thế giới bên ngoài
Không bạn bè không ai thân thích
Không một người cùng chí hướng chung vui
Không sách báo không một nguồn tin tức
Không ngay cả niềm vui nhỏ nhất
Được ăn bát canh nóng mỗi ngày