Võ sư Lê Sáng
ÐƯA VÕ ÐẠO VÀO HỌC ÐƯỜNG
Vấn đề đưa võ đạo vào học đường được coi như một vấn đề mới lạ, đối với sinh hoạt học đường.
Sự cảm nhận tiên khởi này, chính là do thói quen thành kiến lâu đời của chúng ta: Văn, Võ phải biệt lập, và được coi như là hai ngành sinh hoạt khác nhau. Tỉ dụ như thời Nguyễn, những khoa thi Võ Tiến Sĩ không có điều kiện ràng buộc nào cho các thí sinh vể điểm có biết chử hay không; cũng như những khoa thi trường (thi Hương, thi Hội, thi Ðình) đều không có ràng buộc nào cho các thí sinh về điểm có biết võ hay không. Ngoại trừ thời Trần và thời Lê. Thời Trần, sự cưỡng bách võ học được áp dụng chung cho cả công chúa, phi tần và văn quan, và thời Lê áp dụng chung cho các chức quan cai trị cả văn lẫn võ từ tứ phẩm trở xuống phải học thi Minh Kinh Khoa gồm cả kinh sử và võ thuật.
Sự cảm nhận tiên khởi này, chính là do thói quen thành kiến lâu đời của chúng ta: Văn, Võ phải biệt lập, và được coi như là hai ngành sinh hoạt khác nhau. Tỉ dụ như thời Nguyễn, những khoa thi Võ Tiến Sĩ không có điều kiện ràng buộc nào cho các thí sinh vể điểm có biết chử hay không; cũng như những khoa thi trường (thi Hương, thi Hội, thi Ðình) đều không có ràng buộc nào cho các thí sinh về điểm có biết võ hay không. Ngoại trừ thời Trần và thời Lê. Thời Trần, sự cưỡng bách võ học được áp dụng chung cho cả công chúa, phi tần và văn quan, và thời Lê áp dụng chung cho các chức quan cai trị cả văn lẫn võ từ tứ phẩm trở xuống phải học thi Minh Kinh Khoa gồm cả kinh sử và võ thuật.
Như vậy, vấn đề đưa võ đạo vào học đường, nếu có mới lạ, chỉ là do thói quen và thành kiến từ thời hậu Nguyễn đến nay, chớ không phải là thói quen lâu đời suốt trong mọi thời của Việt Sử.
VIỆT VÕ ÐẠO VÀ TIỀN VIỆT VÕ ÐẠO
Từ ngữ Võ Sĩ Ðạo đến với ta trong thập niên 30, khi Nhu Ðạo (Judo) và Nhu Thuật (Jiu-Jitsu) bắt đầu du nhập Việt Nam. Chiết luận từ ngữ này, chúng ta thấy có hai phần Võ Học và Ðạo Học đã được hội nhập và kết hợp. Nếu tầm nguyên, chúng ta thấy rõ trong từ Bushido (Võ Ðạo) có hai đoạn: "Bushi" có nghĩa là Nghĩa Hiệp và "do" là đạo. Suy luận cho cùng chúng ta lại thấy từ ngữ nghĩa hiệp cũng như là những từ ngữ đạo hay giáo không phải là những từ ngữ xa lạ với xã hội Trung Quốc và Việt Nam. Nếu hiểu theo định nghĩa kết hợp võ học với đạo học là võ đạo, chúng ta thấy ngay sự kết hợp này được hình thành rất nhiều trong Việt Sữ: Thời Lý, võ được kết hợp với Phật học, thời Trần võ học được kết hợp vơi tinh thần Tam Giáo (Nho - Phật - Ðạo). Cũng như nếu đối chiếu với võ học Trung Quốc, chúng ta thấy rõ có rất nhiều môn phái võ học đều hội đủ những yếu tố về võ đạo như các môn phái Thiếu Lâm, Võ Ðang v.v...
Do đó, chúng ta không thể khẳng định được rằng: Không phải chờ tới năm 1938 - năm xuất hiện công khai của môn phái VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO - chúng ta mới có một nền võ đạo, mà những yếu tố võ đạo đã được hội đủ ngay từ thời Lý - Trần, tuy vẫn chưa dùng danh xưng võ đạo. Tuy nhiên, để phân định giới hạn thời gian, chúng ta tạm dùng danh xưng Việt Võ Ðạo để chỉ sinh hoạt Việt Võ Ðạo từ năm 1938 tới nay và tiền Việt Võ Ðạo trước 1938 vì Việt Võ Ðạo đương thời chỉ là sự kế tục những hoạt động võ học của dân tộc Việt Nam từ trước.
NẾP SỐNG TIỀN VIỆT VÕ ÐẠO TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM
Nếp sống tiền Việt Võ Ðạo trong truyền thống giáo dục Việt Nam, được đánh dấu bằng sự xuất hiện của Lý Công Uẩn (1010 - 1028), vị khai sáng Triều Lý, với những huyền thoại đặc biệt về ông, được tô điểm thêm bởi xuất kỳ bí, do bản tính trầm lặng hoặc do công phu tu tập. Tuy nhiên, những dự kiện chính xác nhất về ông chính là sự lãnh hội và thái dụng đặc biệt võ học và đạo học trước khi nhiệm thế, vì ông còn là môn đệ của vị danh tăng Sư Vạn Hạnh. Sự phối hợp đặc biệt của võ học và đạo học đã đem lại sự ổn định khá lâu dài cho đất nước trong suốt 9 triều vua dài 115 năm (1010 - 1225). Có thể nói: Chính trường hợp của Lý Công Uẩn là sự điển hình cho sự thành công đầu tiên về sự phối hợp võ học và đạo học trong truyền thống giáo dục Việt Nam.
Chuyển sang thời triều Trần (1225 - 1400), vấn đề phối hợp võ học, và đạo học được phát huy quy mô hơn và mặc nhiên được đưa lên hàng quốc sách, nếu nói theo ngôn ngữ chính trị hiện nay. Ðó là sự thể hiện sách lược chính trị vào giáo dục, qua kế sách Trần Hưng Ðạo: Khuyến võ song hành với khuyến văn bằng Quốc Học Viện với những khoa thi Tam Giáo (Nho - Ðạo - Phật) và Thái Học Sinh (tức sinh viên Quốc Học Viện) song hành với hệ thống Giảng Võ Ðường. Giảng võ đường là một cơ cấu được thành lập như một Viện Ðại Học về võ học, cưỡng bách việc học trò cho khắp các đẳng cấp xã hội, từ quan lại, phi tần, công chúa, hoàng tử v.v... tới thứ dân đều phải tùy từng hoàn cảnh, học tập múa gươm, cưởi ngựa và binh pháp, để thực thi mọi kế hoạch chiêu dân lập ấp trong thời bình, và chống giặc giữ làng trong thời loạn. Rõ rệt là nền giáo dục trong thời Trần không phải chỉ chú trọng tới việc đào tạo nhân tài văn học như thời Hậu Nguyễn (chỉ có Quốc Tử Giám không có Giảng Võ Ðường hay một cơ cấu tương tự), mà chú trọng tới việc đào tạo những nhân tài (văn võ song toàn) để có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh đất nước bằng sự đóng góp đa năng đa hiệu của mình. Những tướng lãnh nổi tiếng của thời Trần, đều biểu dương sự thành công hiển nhiên của chính sách giáo dục này: Trần Quang Khải quý tộc, nhưng có nếp sống bình dân, Phạm Ngũ Lão xuất thân từ gia đình bần nông, Yết Kiêu ngư dân, Trần Quốc Toản chú bé quý tộc tinh quái, can đảm mưu lược v.v...Khả năng của các vị này, như chúng ta đều biết, bên cạnh những võ công hiển hách còn có những danh văn biểu dương hào khí một thời.
Sang đến nhà hậu Lê, võ học được phát triển khắp cả tầng lớp quý tộc, lẫn bình dân. Ngay từ lúc Lê Thái Tổ lên ngôi, việc đầu tiên mà ông thi hành ngay là ấn định lại quy chế giáo dục, bắt đầu từ các quan văn võ tứ phẩm xuống. Khởi đầu là chương trình huấn luyện và tu nghiệp: Lập các khóa học và thi mệnh danh là (Minh Kinh Khoa) bắt buộc các chức quan phải học lại, thi lại về cả văn (kinh sử) và võ. Chế độ (Minh Kinh Khoa) còn mở rộng tới các lộ, để tuyển dụng nhân tài trong dân dã, và áp dụng luôn cho cả giới tu sĩ, không phân biệt Phật giáo hay đạo giáo. Sự cưỡng bách giáo dục còn đi tới chổ khắc nghiệt là buộc các tu sĩ nếu bị loại ra khỏi các cuộc khảo hạch phải hoàn tục. Rõ rệt dụng ý của Lê Thái Tổ là muốn tái lập và đi xa hơn, chính sách giáo dục đào tạo nhân tài, Văn Võ Song Toàn để phục vụ đất nước hữu hiệu hơn. Ðiều đáng tiếc ở đây là thiện chí này chỉ kéo dài một thời gian, tới lúc gặp đảo chánh của Mặc Ðăng Dung (một nhân tài võ học xuất thân từ khoa thi Ðô Lực Sĩ), các triều đại kế tiếp thay vì rút tỉa những kinh nghiệm sai lầm về lãnh đạo và chính sách, đã mặc nhiên quy lỗi cho các võ tướng xuất thân từ giới bình dân, được trọng đãi nhờ chính sách giáo dục Văn Võ Song Toàn. Do đó, quan niệm Trọng Văn Khinh Võ khai sinh, quan niệm Tuyển Dụng Nhân Tài thay đổi lại, dần dà chỉ còn Quốc Học Viện và những khoa thi Kinh Sử để tuyển dụng nhân tài. Kết qủa là bộ tham mưu của vua Tự Ðức trong triều đình là một nhóm văn nhu nhược chống ngoại xâm và 80 năm Pháp thuộc, trong lúc một số nước Á Ðông khác không gặp tình trạng này, như Nhật Bản, Thái Lan...
VÕ ÐẠO: YẾU TỐ SINH TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DÂN TỘC NHƯỢC TIỂU ÐÔNG PHƯƠNG
Nói đến giá trị võ đạo, chúng ta không thể không đề cập tới Nhật bản, một quốc gia có nhiều nghị lực nhất và cũng có nhiều tham vọng nhất Á Châu.
Trong thế chiến thứ hai, cả thế giới cảm phục sự hy sinh của những quân đội Thần Phong (Lamikazé) Nhật đã lao phi cơ vào ống khói tàu chiến Ðồng Minh. Sau hai trái bom nguyên tử nổ trên đất Nhật và sự đầu hàng vô điều kiện, nông dân Nhật vẫn xoay lưng lại trước đoàn quân chiến thắng tới chiếm đóng, và ngày nào cũng có tới hàng trăm vụ Hara-Kiri trong nhiều tháng, hướng về hoàng cung để sụp lạy để tạ lỗi nhà vua đã không giữ nổi nước Nhật. Nhật Hoàng và Nhật Hậu mất hết quyền hành, đi du ngoạn nông thôn qua vũng lầy, được một em nhỏ 10 tuổi xin cõng vua và hoàng hậu qua. Nhà vua từ chối:
- Ta không xứng đáng để cháu cõng, ta không giữ được nước.
Chú bé khóc mà trả lời:
- Xin cho cháu cõng. Thiên Hoàng không có lỗi. Chỉ vì nước ta chưa đủ mạnh...
20 năm sau trên toàn thế giới, có 50 triệu môn sinh Nhu Ðạo ngoại t ịch. Hai mươi năm sau, Nhật bản trở thành một Siêu Cường kinh tế trên thế giới.
Quả thật, mọi việc đã đến với dân tộc Nhật như một phép lạ và phép lạ đó, chính là tinh thần Nhật được biểu hiện bằng tinh thần Nhật Võ Ðạo (Bushido). Nhưng Nhật Võ Ðạo tức võ sĩ đạo Nhật Bản là gì mà có thể hồi sinh được một dân tộc chiến bại và tủi hận như nước Nhật?
Theo sự định nghĩa của giáo sư Nitobé trong cuốn Bushido (Nhật Võ Ðạo), ông giải nghĩa:
Nhật Võ Ðạo là một bộ luật có ghi chép rõ ràng những phương châm sinh tồn và phát hóa của những hạng người cao quý có tinh thần thượng võ ở Phù Tang. Là đạo sinh, người theo đạo không thể không thực hành đúng những phương châm căn bản do đạo dạy. Song bộ luật không có hình thức nhất định. Phương châm của đạo là những câu cách ngôn thông thường được truyền tụng từ một thế hệ này qua thế hệ khác, hoặc do những nhà thông thái, kiếm khách, hiệp sĩ, tên tuổi trong nước ghi lại. Tên chính của đạo là do chử Buke hay Bushi tức nghĩa hiệp mà ra. Năm đức tính chính của đạo là:
- Sự ngay thẳng tức đức công bằng,
- Tính can đảm
- Ðức nhân từ
- Ðức lễ độ
- Ðức tự kiểm.
Một điểm đặc biệt đáng ghi ở đây là, Nhật Võ Ðạo chính thức áp dụng trong các chương trình giáo dục tại Nhật Bản, từ trường tiểu học trở lên. Ðặc biệt trong các chương trình giáo dục, Nhật Võ Ðạo còn dạy thêm ba đức tính nữa để bổ túc và phát triển thêm 5 đức tính trên, gồm có:
- Ðức vâng lời,
- Ðức trung tín
- Ðức yêu việc.
Như vậy, vấn đề tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa về những chú bé Nhật Bản như chú bé nói trên, những thanh niên Nhật Bản sẳn sàng hy sinh như những thanh niên Thần Phong đã có giải đáp thỏa đáng. Cũng như chúng ta không ngạc nhiên khi thấy lòng yêu nước nồng nhiệt của chú bé Trần Quốc Toản bóp nát quả cam để đòi được đánh giặc, những thanh niên như Phạm Ngũ Lão thời Trần ngồi giữa chợ suy nghĩ binh thư mê mãi tới lúc lính dẹp đường đâm thủng đùi, máu chảy đầm đìa, vẫn không biết.
Những chú bé đó, những thanh niên đã được hấp thụ nền giáo dục võ đạo, có tinh thần võ đạo, có tinh thần yêu nước mãnh liệt.
Ðại Hàn cũng ở một trường hợp tương tự. Trong cuốn Triều Tiên Vong Quốc Sử chúng ta đã biết người Nhật, trong thời kỳ chiếm đóng Hàn Quốc từ 1904 tới 1945, đã áp dụng một chính sách vô cùng hà khắc với Hàn Tộc: Cấm chỉ không cho một gia đình Hàn Quốc nào có một tấc sắt. Mỗi đường phố, mỗi thôn xóm, chỉ được dùng chung một con dao phay treo lủng lẳng tại công quán, có lính Nhật bồng súng gác. Văn hóa Nhật được thay thế cho văn hóa Hàn toàn diện. Người Hàn phải nói tiếng Nhật, địa danh Hàn được đổi thành Keijo, Bình Nhưỡng đổi thành Heijo, v.v…Lịch sử nước này lại còn ghi lại phản ứng đầu tiên của dân tộc Hàn trong một trường hợp bi thảm như vậy. Ðó là viên Tổng Giám Ðốc (toàn quyền) của Nhật là Y Ðằng Bác Văn bị ám sát ngay trong một lễ chủ tọa phát phần thưởng cho học sinh bằng một viên đạn súng lục. Thủ Phạm là một cậu học sinh 17 tuổi, bị đưa lên đoạn đầu đài: Liệt sĩ An Trọng Căn.
Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Miên đều có một ngành võ học riêng của họ, tuy mức độ thâm nhập vào chương trình giáo dục bản quốc có khác nhau. Tại Trung quốc môn thể dục áp dụng vào trong các chương trình học là môn thể dục của phái Võ Ðang với bài Thái Cực Quyền từ sau cách mạng Tân Hợi (1911). Tại Thái Lan, Miên, Lào chế độ cưởng bách khất tăng cho những công dân thanh niên đã mặc nhiên áp dụng phương pháp thiền định của Yoga v.v...
Như vậy, chúng ta thấy giữa các quốc gia Á Ðông hầu như có một sợi dây liên lạc sinh tồn vô hình là võ học. Tùy từng trình độ và nhu cầu tiến hóa, võ học nếu được thăng hóa thành võ đạo, sẽ vừa là yếu tố sinh tồn, vừa là yếu tố phát triển chung trong cộng đồng nhân loại, như tại các quốc gia Nhật, Trung Quốc, Ðại Hàn.
NHU CẦU ÐƯA VÕ ÐẠO VÀO HỌC ÐƯỜNG TRONG THỜI CHIẾN
Trong thực tại chúng ta đều biết rõ rằng: Chính học đường là nơi đào tạo những nguồn tài nguyên - binh sĩ - trong thời chiến, và chính các kỳ thi cử mới có trách nhiệm phân loại các nguồn tài nguyên này để cung ứng cho quân đội.
Không một ai có thể chối cãi tầm mức quan trọng của học đường trong nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho tương lai đất nước, tức là coi võ học như là môn học bắt buộc trong chương trình như môn học chính. Ðược như vậy học đường sẽ không chỉ là nơi đào tạo trí năng mà còn là nơi các thế hệ tương lai được rèn luyện cả về Thân lẫn Tâm. Ðưa Võ Ðạo vào học đường tức là đưa võ đạo vào chương trình giáo dục thực thụ như các môn phái, với mục đích phát huy tinh thần thượng võ, và đồng thời tạo điều kiện cho các nguồn tài nguyên đất nước, có dịp trau dồi Tâm Thân để xây dựng quốc gia hùng mạnh. Nhờ vậy nhân lực của đất nước sẽ có nhiều khả năng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ trước mọi biến cố, sẽ có nhiều đức tính tự tin hơn, và có nhiều khả năng võ bị cao hơn, khi thi hành nghĩa vụ quân sự.
NHU CẦU ÐƯA VÕ ÐẠO VÀO HỌC ÐƯỜNG TRONG THỜI BÌNH
Trong thời bình, nhu cầu quốc gia sẽ được chuyển sang những dich vụ tái thiết, và khai thác những tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Chắc chắn trong lúc đó những chương trình tái thiết dinh điền, thiết lập công kỹ nghệ sẽ đưa dân tộc vào một chương trinh hoạt động đại quy mô mới, đòi hỏi sự đóng góp tích cực của mọi công dân trong các nghĩa vụ tái thiết, và phục hồi nếp sống bình thường của xứ sở. Lúc đó con người sẽ có nhiều cơ hội để chế phục thiên nhiên, chế phục những tàn tích chiến tranh, trong đó có cả nạn trộm cướp, tham nhũng. Kẽ thù vô hình sẽ nhiều hơn kẻ thù hữu hình, và trong cả hai trường hợp, đều đòi hỏi con người những khả năng đề kháng thích đáng trong mọi hoàn cảnh ứng phó.
Nhật bản sau đệ nhị thế chiến, chỉ còn đổ vỡ và tủi nhục. quân đội không còn, tự ái dân tộc cũng suy giảm, lãnh đạo cũng tự hủy diệt. Nhưng người Nhật với hai bàn tay không, đã làm lại tất cả và đã thành công, nhờ tinh thần võ đạo nuôi sống nghị lực của dân tộc họ.
Thời Trần, mới đầu chương trình cưỡng bách học tập võ nghệ của Hưng Ðạo Vương chỉ nhắm mục đích chiêu dân khẩn hoang lập ấp, nhưng chính nhờ nghị lực chiêu dân khẩn hoang lập ấp này, tinh thần thượng võ đã chuyển sang giữ ấp, giữ làng, giữ nước khi có ngoại xâm, và đã thành công.
Thời Lê, Lê Thái Tổ nhờ việc cưỡng bách học võ cho các quan cai trị và khuyến võ cho cho toàn thể dân chúng, đã hồi viên cho 150.000 quân và chỉ giữ lại 100.000 người theo phương pháp luân phiên, và đã thành công. Ðó chính là nhờ tinh thần thượng võ được phát huy đúng chổ. Nhân tố của tinh thẩn thượng võ chính là những yếu tính võ đạo hay tiền võ đạo.
Nói đến nước Nhật, người ta thường chú ý tới 3 đặc tính: Nghệ Giả (Geisha), võ sĩ đạo, hàng hoá đẹp rẽ. Riêng về tinh thần võ sĩ đạo (tức võ đạo), thế giới biết nhiều hơn sau đệ nhị thế chiến. Nhờ sự quãng bá võ học rộng rãi trên toàn thế giới, chỉ 2 năm sau, Nhu Ðạo đã kết hợp được 50 triệu môn sinh ngoại tịch. Tất nhiên uy tín và tinh thần Nhật cũng nhờ số môn sinh ngoại tịch này một phần lớn mà gây ảnh hưởng khắp thế giới.
Trong thời bình, chắc chắn là vai trò của học sinh, sinh viên, những phần tử ưu tú của đất nước sẽ rất quan trọng trong nghĩa vụ xây dựng xứ sở. Tinh thần võ đạo sẽ là nhân tố hình thành tinh thần dấn thân trong công cuộc rộng lớn này, để vừa cho hiện tại, vừa chuẩn bị vững vàng cho tương lai.
BƯỚC KHỞI ÐẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ÐƯA VÕ ÐẠO VÀO HỌC ÐƯỜNG
Bước khởi đầu của chương trình đưa võ đạo vào học đường chính là việc hội nhập chương trình huấn luyện võ đạo vào chương trình giáo dục hiện nay.
Người Nhật đã hội nhập tinh thần võ đạo của họ vào các chương trình tiểu học từ thế kỷ 18, và hội nhập chương trình huấn luyện Nhu đạo vào chương trình Trung Học và Ðại Học từ 1910. Ðại Hàn đã hội nhập chương trình huấn luyện Taekwondo của họ vào học đường từ sau chiến tranh Nam Bắc (1950 - 1953). Việt Nam chúng ta có trể hơn: Cho tới nay, chúng ta mới bắt đầu đặt vần đề đưa võ đạo vào học đường.
Nhưng thà muộn còn hơn không,. Chúng sẽ làm lại tất cả để phục hưng tinh thần dân tộc, phục hưng đất nước. Cũng như nước Nhật đã làm lại tất cả, tuy nền võ đạo của họ phát triển sau Trung Quốc, nền kinh tế của họ phát triển sau Âu Châu và Mỹ Quốc.
Cũng với niềm tự tin và nghị lực như vậy, chúng ta sẽ phát triển chương trình đưa võ đạo vào học đường trước mọi thử thách và khó khăn. Bởi vì thử thách và khó khăn nào cũng có thể vượt qua, nếu chúng ta quyết tâm nhất trí, trước nghĩa vụ với tiền đồ dân tộc và các thế hệ hậu lai.
Vs Chưởng Môn Lê Sáng
17.10.2008
*********
Đại sư Chưởng môn Vovinam Lê Sáng
AIKI-VIET
Nhân đợt chỉnh lý thư viện TT.Thiên Long, chúng tôi bắt gặp trong hàng mấy trăm số báo cũ một bài viết về Vovinam – Việt Võ Đạo – Nhân Võ Đạo và quá trình hình thành quan niệm môn võ này qua các giai đoạn lịch sử.
Bài viết kèm theo những hình ảnh của một Đại sư Việt Nam uy phong lẫm liệt. Bèn nảy ra ý định chia sẻ với các bạn đồng môn Aikido.
Biết rằng phần lớn các hình này chưa hề được phổ biến trên báo chí Việt Nam, chúng tôi lại càng sung sướng vì giới thiệu được với các bạn thân thuộc của Aiki-Việt tập hình nói trên trích từ BUDO INTERNATIOPNAL số 48 tháng 3/1999.
1. Đại sư Lê Sáng thi triển khóa đòn chân số 10. Người chịu đòn là Vs.Patrick Levet
2. Đs.Chuởng môn Lê Sáng đàm đạo cùng Vs.Patrick Levet.
7. Đòn xà quyền do Chưởng môn Lê Sáng biểu diễn với Vs. Patrick Levet.
5. Đs.Chưởng môn Lê Sáng thực hiện chống đòn Đâm lao số 2.
6. Giây phút được vinh dự thăng cấp. Võ phục của môn sinh Patrick Levet ướt đẫm mồ hôi sau một cuộc thi gai góc.
8. Thi triển tự vệ chống đòn dao số 11 (người ta có thể thấy con dao đang bay trên không).
(Nguồn: www.aiki-viet.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét