A20 Vũ Ánh
Tờ Hợp Ðoàn ra đời trong bí mật ở A-20 Xuân Phước
trong hoàn cảnh nào?
Chọn lựa ở xã hội bên ngoài sau khi người tù cải tạo được
thả ra từ sau những cánh cổng nhà tù đã là một khó khăn huống hồ là những chọn
lựa trong tù, nghĩa là trong một môi trường không thể có chọn lựa. Nhưng nếu bảo
ở sau cánh cổng nhà tù, người tù không còn lựa chọn nào khác hơn là chấp nhận
thì không đúng. Tuy nhiên, sự lựa chọn ấy chắc chắn sẽ là một quyết định khó
khăn giữa hai thái độ: hoặc là thà chết để đứng thẳng lưng, hai là cứ cong lưng
để sống. Tôi có thể nêu ra một điển hình mà chắc bạn nào từng sống ở cái địa ngục
A-20 Xuân Phước trong thời kỳ từ 1979 cho đến 1984 chưa quên. Ðó là khi trưởng
trại giam Thân Yên, người mà hôm “đón tiếp” chúng tôi khi chúng tôi bị giải
giao đến trại đã ngồi vỗ tay rất hăng hái khi PÐN cựu sĩ quan Chính Huấn quân lực VNCH điều khiển anh em
hát ca khúc “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của Nguyễn Ðức Quang, đã ra lệnh
thành lập đội Văn Thể, tức Văn Nghệ và Thể Thao tại Phân trại E.
Ban quản trại rất ngạc nhiên khi thấy việc thành lập đội Văn Thể gặp khó khăn vì khi người được giao phó cho đi làm công việc vận động trong khối tù cải tạo ở đây mang cái tên Tây là René không nhận được sự tham gia nào của anh em. Ngay cả chính bản thân người bạn đồng tù này (bị bắt vì tổ chức vượt biển có vũ khí) cũng bày tỏ ngạc nhiên là không hiểu tại sao “quyền lợi” dành cho những tù nhân cải tạo tham gia đội Văn Thể nhiều như vậy mà anh em cứ “lững lờ con cá vàng.”
Anh ta đưa ra một danh sách ưu quyền: thăm nuôi không giới hạn, mức ăn là từ 18 đến 21 kí thực phẩm, chưa kể “bồi dưỡng” tập luyện. Ở địa ngục trần gian ấy thì quả những điều kiện này là ưu quyền thật, nghe nói mà “phát ham” như lời diễu cợt của anh em đối với miếng mồi ấy.
Cứ thử tưởng tượng một người tù bị “tuyển lựa” lên thung lũng Tử Thần, nghĩa là bị đày vào chỗ chết rồi chỉ vì cái đầu “không thể thay đổi được,” cứ muốn giữ cho lưng mình thẳng để nhìn thẳng vào kẻ thù mà nay lại lên xếp hàng trên sân khấu của nhà tù hát những ca khúc như “Bác cùng chúng cháu hành quân,” “Dường như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng,” “Lá đỏ,” “Trường Sơn Ðông, Trường Sơn Tây,” “Tiểu đoan 307”... thì còn ra cái thể thống gì nữa. Trong trại A-20 lúc đó lại có một ca sĩ lừng danh gốc luật sư ở Phủ Thủ Tướng VNCH (KDT). Do cái đầu rỗng tuếch nên René đã rất nhiệt tình “tiến cử” người ca sĩ vốn là thần tượng của tuổi trẻ chúng tôi thời ấy vào ban Văn Thể. Ðiều này làm ông rất lo lắng. Ông nói thẳng: “Moa (moi) không thể cúi đầu như thế được, chúng nó muốn giết moi không gươm giáo nên đã tống moa vào Văn Thể.” Cuối cùng, sau vài ngày bị biên chế, ông dùng một kế thoát ra khỏi được ban Văn Thể mà chúng tôi gọi là ban “Văn Bựa.” Trong những lần tập dượt có mặt viên cán bộ quản giáo, ông cố tình hát “xỉa ngang,” hát “hụt hơi.”
Một hôm bực quá, viên quản giáo gọi René xuống xỉ vả “Ai bảo anh là anh T. người có giọng ca vàng ở Miền Nam. Hát thế mà cũng hát. Miền Nam các anh thật là...” Hắn bỏ lửng câu nói, nhưng anh T. bị đuổi ra khỏi đội Văn Thể và ông thở phào nhẹ nhõm, vui vẻ sống với những gian khổ cùng phần đông anh em đồng tù khác.
Nhưng nói đến KDT thì cũng phải nói đến một người tù nhỏ tuổi nhất trại, đó là sinh viên năm thứ nhất của trường Ðại Học Văn Khoa, anh VMD. Anh bị bắt vào lúc mới chỉ qua tuổi 19 năm 1976 vì cùng một số sinh viên khác đi rải truyền đơn và lập tòa án xử Hồ Chí Minh về tội phạm chiến tranh. Nhà cầm quyền quân quản đã phải huy động cả tiểu đoàn công an đến vây bắt những thanh niên này ở xóm Củi Saigon cuối năm 1976. Chúng tôi gọi VMD là một ông cụ non vì anh là người trầm lặng, ít nói. Nhưng qua làn kính cận, đôi mắt VMD sáng rực lên trong những buổi tối hát tù ca bỏ túi trong nhà giam và dường như chỉ những lúc như thế, VMD và PĐN mới trở thành một cặp bài trùng linh hoạt với trái tim rực lửa.
Tháng 6, 1980 ở thung lũng Xuân Phước cũng đã có những trận mưa bất chợt. Hiện tượng thời tiết này làm cho những tù nhân lao cải chúng tôi vui, vui không phải vì những kỷ niệm của quá khứ trở về như lời ca khúc “Mưa Tháng Sáu” mà vui vì rau dại trên các bãi lao động xanh um hứa hẹn cho chúng tôi những gô canh tạp tàng nuốt vào bụng cho đỡ đói. Bãi lao động của VMD nằm về phía Ðông phân trại E, nơi có một đặc điểm là rau dền gai (rau dại) mọc nhiều. Lá dền gai có đặc khi nấu chín cho một chút muối vô ăn ngọt như canh rau dền trồng. Giờ lao động bình thường bao giờ cũng kết thúc trước giờ tập trung điểm số để về trại khoảng 10 phút. Tù nhân cải tạo nào còn nhanh chân, nhanh tay có thể hái một mớ lá dền gai nhét vào lon gô, đổ vào chút nước rồi ném đại vào chỗ than hồng còn lại tại bếp lộ thiên nấu nước sôi cho đội. Lúc xếp hàng để về đội, không biết VMD nói diễu gì đó liên quan đến Hồ Chí Minh, tên vệ binh súng dài cuối hàng la toáng lên: “Anh kia, nói gì đó, nhắc lại xem nào.” VMD bình tĩnh nói: “Tôi nói giỡn với các bạn tôi chứ có gì mà cán bộ hô hoán lên như vậy.” Hắn lên đạn khẩu súng trường CKC và buộc anh ra khỏi hàng ra lệnh: “Thằng này, mày quì xuống, đ.mẹ nói xấu bác hả.” VMD để lon gô rau dền xuống và bước ra khỏi hàng. Anh đứng thẳng và nói: “Tôi yêu cầu cán bộ không mày tao với tôi. Nội qui trại không cho phép cán bộ có những lời lẽ như thế. Tôi không bao giờ quì đâu vì trong đời tôi chỉ có 4 lần quì, trước hết là quì trước bàn thờ gia tiên khi lấy vợ, lần quì thứ hai là trước sân vũ đình trường của một quân trường ngày tôi mãn khóa học trung đội trưởng, lần quì thứ ba và thứ tư là lần quì trước bài vị bố mẹ tôi khi các người qua đời. Tôi chưa bao giờ được thực hiện những lần quì đó thì không thể quì gối trước cán bộ. Không hài lòng, cán bộ cứ việc nhốt tôi vào biệt giam hay bắn chết cũng được.”
Quản giáo và các vệ binh đều tái mặt và chúng tôi liếc mắt nhìn nhau ngầm bảo: “Nó mà nổ súng chúng ta phải xông vào, bề nào thì cũng có lúc phải ra Ðồi Thông thôi.” Có lẽ nhìn ra được các cặp mắt của hơn 50 tù nhân của đội lao cải nhìn chòng chòng vào tên vệ binh súng dài, viên quản giáo ra lệnh cho vệ binh: “Ðồng chí dẫn đội về trại. Tôi sẽ phạt cả đội chúng nó.” Chuyện phạt cả đội đã không diễn ra, nhưng VMD bị trực trại ra lệnh đưa anh vào biệt giam. Trước khi bị đày vào “chuồng cọp,” anh đã bị đánh đập khá nặng tại khoảng sân khu biệt giam nằm sau nhà bếp trại. Ba tháng sau VMD được thả ra khỏi chuồng cọp, phải vịn vào vai anh em trong đội mới đi được. Hai tháng sau đó, đôi chân bị tê cứng vì vòng cùm mới tạm bình phục và VMD vẫn vui vẻ với cái giá phải trả khi muốn gìn giữ nhân cách của mình.
Hình ảnh trên chỉ là vài nét chấm phá minh họa cho những trường hợp mà các bạn đồng tù của tôi phải trải qua như thế nào khi phải lựa chọn. Sự lựa chọn ấy vô cùng khó khăn đặc biệt là trong môi trường mà mạng sống của người tù bị coi như cỏ rác tại các trại lao cải trong rừng sâu núi đỏ vào thời điểm ấy. Chỉ nội một chuyện nhỏ nhặt thôi như việc bị gọi đi thẩm cung, việc lựa chọn một thái độ cũng đã là một núi những khó khăn phải vượt qua trước sức ép của cái bao tử trống rỗng rồi. Các độc giả cứ tưởng tượng mà xem, một người tù cải tạo vốn đã đói khát triền miên bốn năm năm trời bị gọi ra thẩm cung bởi những viên chức thẩm cung từ Hà Nội hay Saigon vào thăm trại. Họ lựa những tù cải tạo cứng đầu nhất ra “làm việc.” Những viên chức thẩm cung này thường là những người có nghiệp vụ cao, nói năng lịch sự, không đánh đập, nhưng mìn và chông sẽ được rải ra suốt trong bốn năm tiếng đồng hồ nói chuyện. Buổi trưa, họ ra lệnh cho nhà bếp trại mang mang xuống cho người tù phần ăn hậu hĩnh gồm toàn cơm trắng với một con cá khô nướng, buổi chiều trước khi về lại trại, ông ta lại tặng thêm một phần ăn tương tự gọi là “bồi dưỡng” mang về trại. Người tù nào kém suy nghĩ hay yếu bóng vía vì đói hành hạ mà vội nhận mang phần cơm tặng này về trại là rơi ngay vào bẫy của những viên chức thẩm vấn.
Nhưng từ chối là một lựa chọn không dễ dàng đâu. Dù phần đông anh em trong trại luôn luôn thông cảm trong những trường hợp này nếu như người tù mang phần cơm “bồi dưỡng” về trại. Vì, ngày hôm sau chắc chắn họ lựa một tù cải tạo khác ra làm việc và chỉ yêu cầu nhà bếp trại mang phần thực phẩm đã chia cho anh ta ở đội và lúc về trại không được tặng phần cơm “bồi dưỡng.” Thế là có tiếng xì sầm ngay, đầu tiên chỉ trong số vài người, sau đó lan rộng ra thành một vết rạn nứt hoài nghi giữa anh em với nhau, nào là “chắc là nó lại khai gì cho anh em mình nên mới được ân huệ như vậy chứ chúng mày thấy không thằng X... phải mang cơm từ đội ra.” Không may những lời nhỏ to ấy đối với với một người tù lại khó gột rửa lắm cho dù người tù đó sau này được thả ra và sống ở xã hội bên ngoài tại Việt Nam hay ở hải ngoại.
Bây giờ, cuộc sống no đủ của nước Mỹ này có thể làm cho các người ta nghĩ rằng đã là tù chính trị thì phải nghĩ đến những điều to tát hơn chứ sao lại cứ phải đối phó với điều lặt vặt như vậy. Ðiều này, về lý thuyết không có sai, nhưng xa rời thực tế khiến cho những tranh cãi về điều này sẽ bất tận. Chỉ có những ai từng trải qua một giai đoạn ăn đói, làm việc khổ sai, đau yếu không có thuốc chữa trị, cảm thấy rõ sự bất lực của mình sau những cánh cửa nhà tù cộng sản thì mới có thể hiểu tại sao sự lựa chọn để giữ nhân cách, không đầu hàng đói khổ và sự hành hạ của kẻ thù là sự lựa chọn khó khăn giữa cái sống theo bản năng và cái sống thanh sạch không sợ hãi. Tự tranh đấu với bản thân mình và sự giữ danh dự cho tập thể tù cải tạo trong bối cảnh ấy rất quan trọng, không phải là chuyện lặt vặt. Người bạn tù là nhạc sĩ VTA cho tới bây giờ đã đi tu rồi mà lâu lâu vẫn còn phải đối phó với những cáo buộc về nhân cách, về danh dự trong trại giam đã là một điển hình cho thấy tự buông thả mình trong đời sống tù đầy có nhiều phần trăm sẽ tạo ra hậu quả lâu dài.
Khi nêu ra những điểm này, tôi muốn nhấn mạnh dù ở thời điểm nào, chính sách “xuyên suốt” của người cộng sản về chế độ lao tù là điều có thể giải thích được. Mục tiêu chính nhất của chế độ này là câu thúc và gây chia rẽ để trị khối người còn khả năng gây chống đối khi họ được thả ra ngoài xã hội. Ðường lối tốt nhất để thi hành chính sách này là kiểm soát bao tử rồi thỉnh thoảng châm vào trong đời sống tù nhân những sự kiện để sự hoài nghi lẫn nhau trở thành một phản ứng quen thuộc. Không có sự phấn đấu, không có sự suy nghĩ sáng suốt, một người tù cải tạo rất dễ đi vào con đường cụt và bế tắc, rồi đến một lúc nào đó sẽ hành động như người bị tẩy não. Những lần quản giáo buộc các đội trưởng phải sinh hoạt đội vào lúc 8 giờ tối, nhiều khi chỉ là kiểm điểm mức chỉ tiêu hay là đọc tờ Nhân Dân hoặc Quân Ðội Nhân Dân rồi phê và tự phê về lòng nhiệt thành lao động, tôn trọng điều lệ Nếp Sống Văn Hóa Mới, mặc dù chỉ là “ngồi đồng cho qua chuyện,” nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là một số rất nhỏ anh em trong đội cũng nói và phê bình nhau rất hăng hái, dù nguyên do chẳng phải nhiệt thành trong phê và tự phê nhưng là do không hài lòng nhau về một điều gì đó riêng tư trong đời sống hàng ngày. Những từ ngữ chính trị dao to búa lớn dùng với nhau trong rất nhiều trường hợp đã trở thành nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ tình đồng đội trong tù đầy. Một số anh em lo ngại là tình hình này sẽ dẫn đến việc sinh hoạt của tù nhân chính trị mà giống y như sinh hoạt của cán bộ và vệ binh vì cũng tố cáo, cũng nâng quan điểm, thậm chí mạt sát nhau. Họ tìm đến tôi và đề nghị cùng nhau thực hiện một thư luân lưu bí mật trong trại giam để có thể đưa ra những lời kêu gọi đoàn kết rộng rãi hơn. Tại sao lại phải nhiêu khê đến như vậy?
Thực ra, có nhiều nguyên nhân để giải thích. Trước hết, trước làm chuyện này cần phải tìm hiểu một cách thực tế anh em trong trại đa số có muốn chấp nhận hy sinh ngay khi họ chỉ là người đọc hay không. Thứ đến những phương tiện để thực hiện, giấy bút. Thứ ba, những người cộng tác để thay phiên nhau viết thư và làm cách nào để chuyển cho anh em đọc. Sau nhiều lần gặp gỡ, chúng tôi đồng ý đi xa hơn nhiều. Ðó là thay vì ra một lá thư, chúng tôi thực hiện một tờ báo khổ nhỏ, chỉ có một bản viết tay, lấy tên là tờ Hợp Ðoàn sau nhiều tên khác được đề nghị. Hợp Ðoàn là một tờ báo chỉ có 16 trang, khổ bằng nửa tập vở học trò, chỉ có một bản viết tay, nhưng tất cả những anh em tham dự phải đổ ra nhiều công sức trong hoàn của một trại tù mạng lưới an ninh dày đặc và nếu bị khám phá chúng tôi chắc chắn sẽ bị choàng lên vai thêm cái án chung thân.
Hợp Ðoàn: bài tập
hoạt động bí mật trong lòng địch
Tình thực mà nói khi quyết định ra tờ Hợp Ðoàn trong một
trại giam như A-20, tôi lo nghĩ rất nhiều. Mức căng thẳng được biểu lộ qua việc
có ngày dù đói như thế, nhưng không thể nào nhá hết mấy lát khoai mì khô vào buổi
trưa và buổi chiều, thay vào đó uống bao nhiêu nước cũng vẫn khát. Ngọc “đen,” người điều hành nhóm nhận
ra hiện tượng hơi bất thường về sức khỏe của tôi. Anh lặng lẽ đi tham khảo
với bác sĩ Lạc, một người tù chính
trị án chung thân, giảm xuống còn 20 năm. Lúc đó ông Lạc đang lao động ở đội tù
chính trị bên có án, nhưng cũng được biên chế lên bệnh xá. Ông khuyên là phải
khai cháo, cố gắng tập thể dục hay có thể thì ngồi thiền. Ngọc “đen” thông đạt
lời khuyên và tôi thực hiện ngay. Tôi bớt căng thẳng, ngủ được nhiều hơn nhưng
không thể quá 5 tiếng một đêm.
Trong thâm tâm, tôi hiểu tại sao tôi lo lắng về giai đoạn chuẩn bị tờ Hợp Ðoàn như vậy. Không phải là tôi lo sợ cho bản thân mình vì trước khi được giải giao từ khu biệt giam ED nhà tù Chí Hòa lên trại lao cải Hàm Tân, tôi đã tự chọn cho mình một số phận u ám rồi. Tôi còn nhớ rõ buổi hoàng hôn ngày 16 tháng 8 năm 1975, khi mặt trời đỏ lừ đang từ từ rơi xuống phía sau hàng cây trên bờ sông La Ngà, toán chúng tôi gồm tôi, Cự, Phụ, Khải, Thuật và một số khoảng 20 người khác đã rơi ngay vào tay một cánh quân mà sau này chúng tôi biết là của Quân Khu 7 Việt Cộng khi vừa đến một điểm hẹn tập trung gần bờ sông. Hầu hết những người bị bắt đều là sĩ quan, công chức, cảnh sát VNCH khước từ lệnh trình diện để lựa chọn một con đường khác: đi tìm bóng dáng của các nhóm tàn quân VNCH mà chúng tôi được mật báo một cách sai lạc bởi chính bọn quân báo Việt Cộng qua trung gian gồm chính một số cựu sĩ quan, viên chức VNCH cộng tác với họ.
Giận dữ, nôn nóng, vội vã và cả tin đã khiến chúng tôi bị sập bẫy như những đứa con nít. Và khi vào nằm trong gông cùm rồi, chúng tôi chỉ còn biết tự an ủi: bản thông báo của Ủy Ban Quân Quản ra lệnh cho các sĩ quan, viên chức chỉ huy trong chính phủ VNCH, thành viên trong các chính đảng ở Miền Nam Việt Nam phải trình diện và mang theo lương thực đủ 10 ngày để đi “học tập cải tạo” không đánh lừa được chúng tôi, dù cái giá chúng tôi phải trả cho sự tỉnh táo ấy rất đắt.
Khi ánh hoàng hôn nhanh chóng lướt nhẹ trên mặt nước con sông La Ngà rồi tắt ngấm và và mầu tín của rừng chiều trùm phủ xuống cảnh vật, chúng tôi bị đánh đòn hội chợ khá nặng bằng báng súng, rồi bị dẫn xuống sát bờ sông. Bọn cán binh Việt cộng lên đạn xoành xoạch, nhưng tôi hiểu rằng họ không nổ súng. Bởi vì nếu muốn họ đã nổ súng từ lúc lúc hô hoán rầm rĩ khi bao vây chúng tôi rồi. Máu ở trong miệng tôi tiếp tục chảy xuống làm ướt ngực của bộ bà ba đen tôi đang mặc.
Khi bóng tối choàng lên cảnh vật một mầu đen, toán y tế của đơn vị Việt cộng mới soi đèn pin để băng bó cho chúng tôi, đồng thời trói những người bị bắt thành một xâu giống y như ngày trước tôi đã chứng kiến những tù binh Việt cộng bị bắt trên chiến trường miền Nam và bị xỏ xâu đưa lên trực thăng Chinook. Sau này, tôi mới được biết là trong cuộc hành quân vào ngày 16 tháng 8, 1975, lực lượng hành quân thuộc quân khu 7 đã bắt khoảng 1,500 người mà họ gọi là thuộc lực lượng tàn quân “ngụy” trốn trình diện cải tạo. Gia đình Bác Sĩ Phan Huy Quát, cựu thủ tướng VNCH, cựu chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng chi hội Việt Nam cũng nằm trong số những người bị bắt.
(Chú thích: Mấy năm sau, cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát đã qua đời vì bệnh gan tại nhà tù Chí Hòa. Tại Chí Hòa vào thời gian đó có khá nhiều những tên tuổi lớn của cả hai nền Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Cộng Hòa của Việt Nam và Cambodia: hai cựu chủ tịch Quốc Hội thời Ngô Ðình Diệm là các ông Trương Vĩnh Lễ và Phạm Văn Nhu, cựu Thủ Tướng VNCH Phan Huy Quát và cựu thủ tướng Cambodia là ông Sơn Ngọc Thành. Ông Sơn Ngọc Thành cũng chết tại nhà tù Chí Hòa do biến chứng của bệnh ghẻ, ứng cử viên tổng thống VNCH Nguyễn Ðình Quát và đặc biệt nhà thơ Vũ Hoàng Chương, ông Lương Trọng Tường nhà lãnh đạo tổ đình Hòa Hảo, và ông Phan Bá Cầm Chủ tịch Lực Lượng Dân Xã Ðảng, Linh Mục Hoàng Quỳnh, Linh Mục Trần Hữu Thanh người lãnh đạo phong trào chống tham nhũng của chính quyền của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ông Nguyễn Phan chủ tịch và tổng giám đốc công ty bột giặt NET.)
Những thất bại nói trên đã làm cho mãi đến sau này, tôi luôn luôn đặt ra những câu hỏi trước bất cứ một hoạt động chống cộng nào được nói đến trong suốt thời gian 4 năm ở trong nước sau khi được thả ra khởi nhà tù vào năm 1988 và trước khi được tái định cư ở Hoa Kỳ. Và cũng chính từ thất bại trên cho nên khi quyết định làm báo chui trong trại giam, tôi luôn luôn đắn đo trước khi bước chân vào con đường khó lượng trước được sự thành công hay thất bại. Các khó khăn mà tôi phải giải quyết trước nhất là giấy, bút. Không như những trại khác, ở A-20 Xuân Phước không một tù cải tạo nào được mang giấy bút viết thư vào trong trại giam. Nếu gia đình không biết và lỡ gởi giấy bút trong giỏ quà thăm nuôi hay trong những gói quà gởi bằng bưu điện, chúng sẽ bị tịch thu. Trại giữ lại và chỉ phát giấy bút cho những tù nhân cải tạo viết thư về cho gia đình trong thời hạn được ấn định 3 ngày đầu tháng. Sau đó họ thu lại. Lý do của việc làm này của ban quản trại chỉ nhằm chặn đứng việc tù nhân cải tạo gởi thư chui cho gia đình khi có dịp tiếp xúc với dân chúng vùng kinh tế mới ở gần trại. Từ ngày tôi bị chuyển lên Xuân Phước, đã có ít nhất hơn một chục vụ gởi thư chui bị phát giác và các tù nhân cải tạo tác giả những bức thư ấy thường bị nâng quan điểm và bị trừng phạt từ 6 đến 8 tháng trong chuồng cọp, cùm một chân. Thực tế, nội dung của thư chui cũng chỉ là những thư khẩn cấp, tù nhân thường viết bằng bạch văn hỏi thăm tình hình gia đình liên quan đến những vấn đề sau đây: vợ con vượt biên có đi thoát không hay lại bị lừa, tình hình kinh tế, chính trị và xã hội, nhất là hỏi thăm đến một kế hoạch của Hoa Kỳ “đổ bộ đánh tháo tù cải tạo,” vốn là một “hot news” giầu trí tưởng tượng nhưng lại nghèo nàn về sự hiểu biết của những tác giả chế biến ra chúng. Nhưng lạ một điều là phần đông tù cải tạo cũng vẫn tin vào điều hoang tưởng đó để nuôi hy vọng sống qua ngày.
Như vậy, để tránh nghi ngờ và những đôi mắt dòm ngó của đám ăng-ten khá lộ liễu trong nhà giam, bằng mọi giá phải thực hiện xong tờ báo trong 3 ngày tù nhân cải tạo được phép viết thư. Ðiều này cũng đúng thôi vì những ngày không phải là ngày tù được phép mà lại cứ lúi húi trên giấy thì đúng là lạy ông tôi ở bụi này. Thời lượng của việc phải hoàn tất tờ báo trong 3 đêm đòi hỏi những điều kiện khác: bài vở phải ngắn, mỗi bài như vậy không quá hai trang khổ một nửa trang của tập vở học trò. Viết ngắn không bao giờ là việc dễ dàng, hơn nữa những người cộng tác trong nhóm chưa một lần nào được huấn luyện viết ngắn. Ngoài ra, đã gọi là những trang báo thì không thể viết bừa bãi gạch xóa lung tung được. Như vậy vấn đề cấp bách là tìm ra người chỉ chuyên viết lại tất cả những bài tôi đã sửa chữa, cắt xén cho vừa khổ báo. Vấn đề nhức đầu thứ hai mà tôi phải giải quyết là khi viết tất cả những bài đóng góp xong rồi phải nghĩ đến chuyện đóng thành tập và bên ngoài phải có một cái bìa bằng một loại giấy phải hơi cứng. Nhưng đóng thành tờ báo là điều dễ làm cho bọn ăng ten chú ý nhất. Tôi không sợ những tên ăng-ten lộ liễu mà sợ những tên ăng-ten ngầm mà mình không biết hay không định được vị trí của họ. Suy đi nghĩ lại, tôi thấy chỉ còn một lựa chọn: lén lút huấn luyện cho từng cá nhân chịu cộng tác để xây dựng tờ Hợp Ðoàn. Tôi nói thẳng với họ rằng hãy coi công việc này là một cuộc vui đắt giá và là một lớp huấn luyện có thực tập hoạt động bí mật ngay trong lòng địch để khi về nếu có cơ hội có thể làm một tờ tương tự chuyển ra nước ngoài.
Cũng may là trong nhóm của tôi chỉ có một vài người cần một ý niệm viết sao cho ngắn gọn để đỡ công những người phải viết lại sau khi bài được sửa chữa.
Vấn đề thứ hai làm tôi suy nghĩ nhiều, đó là vấn đề an ninh cho nhóm. Làm cách nào để ngăn bớt được sự thiệt hại cho những anh em cộng tác với mình khi kế hoạch bị phát giác. Ðây là một vấn đề phức tạp và tế nhị. Các nhà giam trong các trại tù cộng sản nào cũng có những chỉ điểm viên mà chúng tội gọi là cần ăng-ten nổi, cũng như ngầm. Nhưng khi phát giác ra họ và trừng trị là bứt dây động rừng, cho nên cần tránh tối đa việc đụng chạm. Tốt nhất là cần phải lựa chọn trong nhóm những người cần hy sinh khi bị đánh đau đứng ra nhận lãnh trách nhiệm dù có thể là cái chết và dĩ nhiên, những đầu tầu cần phải làm gương xung phong ghi tên trước. Cho nên, ở trong trại giam cộng sản muốn đấu tranh cái gì cũng cần phải biết và sẵn sàng trả cái giá của người làm đầu tầu trong các hoạt động bí mật khi bị địch phát giác.
Trong thâm tâm, tôi hiểu tại sao tôi lo lắng về giai đoạn chuẩn bị tờ Hợp Ðoàn như vậy. Không phải là tôi lo sợ cho bản thân mình vì trước khi được giải giao từ khu biệt giam ED nhà tù Chí Hòa lên trại lao cải Hàm Tân, tôi đã tự chọn cho mình một số phận u ám rồi. Tôi còn nhớ rõ buổi hoàng hôn ngày 16 tháng 8 năm 1975, khi mặt trời đỏ lừ đang từ từ rơi xuống phía sau hàng cây trên bờ sông La Ngà, toán chúng tôi gồm tôi, Cự, Phụ, Khải, Thuật và một số khoảng 20 người khác đã rơi ngay vào tay một cánh quân mà sau này chúng tôi biết là của Quân Khu 7 Việt Cộng khi vừa đến một điểm hẹn tập trung gần bờ sông. Hầu hết những người bị bắt đều là sĩ quan, công chức, cảnh sát VNCH khước từ lệnh trình diện để lựa chọn một con đường khác: đi tìm bóng dáng của các nhóm tàn quân VNCH mà chúng tôi được mật báo một cách sai lạc bởi chính bọn quân báo Việt Cộng qua trung gian gồm chính một số cựu sĩ quan, viên chức VNCH cộng tác với họ.
Giận dữ, nôn nóng, vội vã và cả tin đã khiến chúng tôi bị sập bẫy như những đứa con nít. Và khi vào nằm trong gông cùm rồi, chúng tôi chỉ còn biết tự an ủi: bản thông báo của Ủy Ban Quân Quản ra lệnh cho các sĩ quan, viên chức chỉ huy trong chính phủ VNCH, thành viên trong các chính đảng ở Miền Nam Việt Nam phải trình diện và mang theo lương thực đủ 10 ngày để đi “học tập cải tạo” không đánh lừa được chúng tôi, dù cái giá chúng tôi phải trả cho sự tỉnh táo ấy rất đắt.
Khi ánh hoàng hôn nhanh chóng lướt nhẹ trên mặt nước con sông La Ngà rồi tắt ngấm và và mầu tín của rừng chiều trùm phủ xuống cảnh vật, chúng tôi bị đánh đòn hội chợ khá nặng bằng báng súng, rồi bị dẫn xuống sát bờ sông. Bọn cán binh Việt cộng lên đạn xoành xoạch, nhưng tôi hiểu rằng họ không nổ súng. Bởi vì nếu muốn họ đã nổ súng từ lúc lúc hô hoán rầm rĩ khi bao vây chúng tôi rồi. Máu ở trong miệng tôi tiếp tục chảy xuống làm ướt ngực của bộ bà ba đen tôi đang mặc.
Khi bóng tối choàng lên cảnh vật một mầu đen, toán y tế của đơn vị Việt cộng mới soi đèn pin để băng bó cho chúng tôi, đồng thời trói những người bị bắt thành một xâu giống y như ngày trước tôi đã chứng kiến những tù binh Việt cộng bị bắt trên chiến trường miền Nam và bị xỏ xâu đưa lên trực thăng Chinook. Sau này, tôi mới được biết là trong cuộc hành quân vào ngày 16 tháng 8, 1975, lực lượng hành quân thuộc quân khu 7 đã bắt khoảng 1,500 người mà họ gọi là thuộc lực lượng tàn quân “ngụy” trốn trình diện cải tạo. Gia đình Bác Sĩ Phan Huy Quát, cựu thủ tướng VNCH, cựu chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng chi hội Việt Nam cũng nằm trong số những người bị bắt.
(Chú thích: Mấy năm sau, cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát đã qua đời vì bệnh gan tại nhà tù Chí Hòa. Tại Chí Hòa vào thời gian đó có khá nhiều những tên tuổi lớn của cả hai nền Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Cộng Hòa của Việt Nam và Cambodia: hai cựu chủ tịch Quốc Hội thời Ngô Ðình Diệm là các ông Trương Vĩnh Lễ và Phạm Văn Nhu, cựu Thủ Tướng VNCH Phan Huy Quát và cựu thủ tướng Cambodia là ông Sơn Ngọc Thành. Ông Sơn Ngọc Thành cũng chết tại nhà tù Chí Hòa do biến chứng của bệnh ghẻ, ứng cử viên tổng thống VNCH Nguyễn Ðình Quát và đặc biệt nhà thơ Vũ Hoàng Chương, ông Lương Trọng Tường nhà lãnh đạo tổ đình Hòa Hảo, và ông Phan Bá Cầm Chủ tịch Lực Lượng Dân Xã Ðảng, Linh Mục Hoàng Quỳnh, Linh Mục Trần Hữu Thanh người lãnh đạo phong trào chống tham nhũng của chính quyền của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ông Nguyễn Phan chủ tịch và tổng giám đốc công ty bột giặt NET.)
Những thất bại nói trên đã làm cho mãi đến sau này, tôi luôn luôn đặt ra những câu hỏi trước bất cứ một hoạt động chống cộng nào được nói đến trong suốt thời gian 4 năm ở trong nước sau khi được thả ra khởi nhà tù vào năm 1988 và trước khi được tái định cư ở Hoa Kỳ. Và cũng chính từ thất bại trên cho nên khi quyết định làm báo chui trong trại giam, tôi luôn luôn đắn đo trước khi bước chân vào con đường khó lượng trước được sự thành công hay thất bại. Các khó khăn mà tôi phải giải quyết trước nhất là giấy, bút. Không như những trại khác, ở A-20 Xuân Phước không một tù cải tạo nào được mang giấy bút viết thư vào trong trại giam. Nếu gia đình không biết và lỡ gởi giấy bút trong giỏ quà thăm nuôi hay trong những gói quà gởi bằng bưu điện, chúng sẽ bị tịch thu. Trại giữ lại và chỉ phát giấy bút cho những tù nhân cải tạo viết thư về cho gia đình trong thời hạn được ấn định 3 ngày đầu tháng. Sau đó họ thu lại. Lý do của việc làm này của ban quản trại chỉ nhằm chặn đứng việc tù nhân cải tạo gởi thư chui cho gia đình khi có dịp tiếp xúc với dân chúng vùng kinh tế mới ở gần trại. Từ ngày tôi bị chuyển lên Xuân Phước, đã có ít nhất hơn một chục vụ gởi thư chui bị phát giác và các tù nhân cải tạo tác giả những bức thư ấy thường bị nâng quan điểm và bị trừng phạt từ 6 đến 8 tháng trong chuồng cọp, cùm một chân. Thực tế, nội dung của thư chui cũng chỉ là những thư khẩn cấp, tù nhân thường viết bằng bạch văn hỏi thăm tình hình gia đình liên quan đến những vấn đề sau đây: vợ con vượt biên có đi thoát không hay lại bị lừa, tình hình kinh tế, chính trị và xã hội, nhất là hỏi thăm đến một kế hoạch của Hoa Kỳ “đổ bộ đánh tháo tù cải tạo,” vốn là một “hot news” giầu trí tưởng tượng nhưng lại nghèo nàn về sự hiểu biết của những tác giả chế biến ra chúng. Nhưng lạ một điều là phần đông tù cải tạo cũng vẫn tin vào điều hoang tưởng đó để nuôi hy vọng sống qua ngày.
Như vậy, để tránh nghi ngờ và những đôi mắt dòm ngó của đám ăng-ten khá lộ liễu trong nhà giam, bằng mọi giá phải thực hiện xong tờ báo trong 3 ngày tù nhân cải tạo được phép viết thư. Ðiều này cũng đúng thôi vì những ngày không phải là ngày tù được phép mà lại cứ lúi húi trên giấy thì đúng là lạy ông tôi ở bụi này. Thời lượng của việc phải hoàn tất tờ báo trong 3 đêm đòi hỏi những điều kiện khác: bài vở phải ngắn, mỗi bài như vậy không quá hai trang khổ một nửa trang của tập vở học trò. Viết ngắn không bao giờ là việc dễ dàng, hơn nữa những người cộng tác trong nhóm chưa một lần nào được huấn luyện viết ngắn. Ngoài ra, đã gọi là những trang báo thì không thể viết bừa bãi gạch xóa lung tung được. Như vậy vấn đề cấp bách là tìm ra người chỉ chuyên viết lại tất cả những bài tôi đã sửa chữa, cắt xén cho vừa khổ báo. Vấn đề nhức đầu thứ hai mà tôi phải giải quyết là khi viết tất cả những bài đóng góp xong rồi phải nghĩ đến chuyện đóng thành tập và bên ngoài phải có một cái bìa bằng một loại giấy phải hơi cứng. Nhưng đóng thành tờ báo là điều dễ làm cho bọn ăng ten chú ý nhất. Tôi không sợ những tên ăng-ten lộ liễu mà sợ những tên ăng-ten ngầm mà mình không biết hay không định được vị trí của họ. Suy đi nghĩ lại, tôi thấy chỉ còn một lựa chọn: lén lút huấn luyện cho từng cá nhân chịu cộng tác để xây dựng tờ Hợp Ðoàn. Tôi nói thẳng với họ rằng hãy coi công việc này là một cuộc vui đắt giá và là một lớp huấn luyện có thực tập hoạt động bí mật ngay trong lòng địch để khi về nếu có cơ hội có thể làm một tờ tương tự chuyển ra nước ngoài.
Cũng may là trong nhóm của tôi chỉ có một vài người cần một ý niệm viết sao cho ngắn gọn để đỡ công những người phải viết lại sau khi bài được sửa chữa.
Vấn đề thứ hai làm tôi suy nghĩ nhiều, đó là vấn đề an ninh cho nhóm. Làm cách nào để ngăn bớt được sự thiệt hại cho những anh em cộng tác với mình khi kế hoạch bị phát giác. Ðây là một vấn đề phức tạp và tế nhị. Các nhà giam trong các trại tù cộng sản nào cũng có những chỉ điểm viên mà chúng tội gọi là cần ăng-ten nổi, cũng như ngầm. Nhưng khi phát giác ra họ và trừng trị là bứt dây động rừng, cho nên cần tránh tối đa việc đụng chạm. Tốt nhất là cần phải lựa chọn trong nhóm những người cần hy sinh khi bị đánh đau đứng ra nhận lãnh trách nhiệm dù có thể là cái chết và dĩ nhiên, những đầu tầu cần phải làm gương xung phong ghi tên trước. Cho nên, ở trong trại giam cộng sản muốn đấu tranh cái gì cũng cần phải biết và sẵn sàng trả cái giá của người làm đầu tầu trong các hoạt động bí mật khi bị địch phát giác.
"Chuồng cọp" ở A-20 Xuân Phước có gì lạ?
Nếu tôi nhớ không lầm thì trước ngày 30 tháng 4, 1981,
ban quản trại đã mở một cuộc tổng kiểm tra tư trang của tù cải tạo, từ các tù
nhân diện tập trung cải tạo cho đến diện tù chính trị có án. Lý “lé,” cán bộ an
ninh trại đã huy động tù hình sự trong đội lao cải “diện rộng,” các quản
giáo và vệ binh súng dài khám tư trang tù cải tạo kéo dài từ 10 giờ sáng đến 6 giờ
chiều mới kết thúc. Ðiều này có nghĩa là, “tài sản” của tù cải tạo bị tịch thu
sạch sẽ từ mì gói, cơm khô, cám rang trộn gừng, những viên thuốc chống phù
thũng B-1,... nghĩa là mọi tù nhân cải tạo đều sạch bách!
Sự căng thẳng của tôi giảm xuống sau khi T.B.N. mà anh em chúng tôi quen gọi thân mật là Ng. “đen” thông báo cho tôi biết là anh đã tìm kiếm được những phương tiện để thực hiện tờ báo. Việc tìm kiếm ra những phương tiện và vật liệu để tờ Hợp Ðoàn có thể ra đời đúng kế hoạch cũng là một câu chuyện dài và ngay cả bản thân tôi cho tới nay cũng không thể tưởng tượng rằng nhóm chủ trương chúng tôi lại có thể hoạt động được một cách suôn sẻ trong hoàn cảnh những năm đầu thập niên 80 tại cái thung lũng đầy ải con người ấy. Cùng với T.D.S., một luật sư nổi tiếng trong luật sư đoàn miền Trung, N.C.T. viên chức cao cấp trong chính quyền VNCH tốt nghiệp học viện Quốc Gia Hành Chánh, T.B.N. và H. “bầu” các cựu sĩ quan biệt kích và thiết giáp phụ trách an ninh và lưu chuyển tờ báo, H. “cà” cựu sĩ quan bộ binh tác chiến, nhưng có tài đàn hát, vẽ minh họa lẫn hí họa và P.Ð.N. cựu sĩ quan chính huấn với những vần thơ rực lửa... tôi đã có may mắn được anh em giao quyền điều hành được 5 số báo Hợp Ðoàn trong đó có một số kỷ niệm ngày Quân Lực 19-6 và một số tưởng niệm 30-4 trước khi bị biệt giam dài hạn.
Chỉ có bấy nhiêu người, nhưng chúng tôi đã vượt qua bao nhiêu khó khăn để hoàn thành êm thấm mục tiêu do chính chúng tôi đặt ra. Mãi cho đến sau này, tôi vẫn nghĩ rằng sự đoàn kết và sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng chính là nguyên nhân của những thành tựu này.
Mấy tháng sau khi tôi bị đưa vào “chuồng cọp,” Ng. “đen” là người thay thế tôi trông nom tờ báo. Nhưng anh chỉ cho ra được số thứ 6 với sự cộng tác bài vở của một nhà báo mà trước 30 tháng 4, 1975 là biên tập viên của tờ Saigon Post, một trong hai tờ báo viết bằng Anh ngữ ấn hành tại Saigon. Nhà báo vừa nói vốn là con trai của một sử gia viết quân sử nổi tiếng trong quân đội VNCH. Dù chỉ là sĩ quan cấp úy, anh cũng đã phải bóc tới hơn 10 cuốn lịch sau những cánh cổng nhà tù cộng sản vì đã tham gia vào cuộc nổi loạn tại trại tập trung Suối Máu đêm Noel năm 1978.
Sau khi xảy ra vài vụ trốn trại, tù cải tạo lãng công để phản đối chế độ lao tù, viết khẩu hiệu chống Cộng trong nhà giam, những đêm tù ca bỏ túi bị ăng ten báo cáo... dường như ban quản trại đã gia tăng mức khủng bố. Nhiều tù cải tạo bị gọi đi “làm việc” và sau đó bị đưa vào cùm tại khu biệt giam Phân trại B của A-20, tức là trại trong cách Phân trại E khoảng 5 cây số. Nhưng họ không đụng tới tôi và những anh em trong nhóm Hợp Ðoàn. Ngọc “đen” khuyến cáo tôi rằng cần phải lưu ý đến sự yên tĩnh kỳ lạ này và đề phòng bằng cách chuyển hết tài liệu và vật liệu trong chiếc ba lô hai đáy của tôi đến một chỗ giấu an toàn mà chỉ anh biết. “Ðen” bảo tôi là phải nằm im, “không nên nhúc nhích.” Anh còn cẩn thận may một lớp poncho trong chiếc áo trận đã rách, vá chằm đụp và buộc tôi phải luôn luôn mặc nó dù trời nóng. Ng “đen” nói với tôi: “Alpha (danh hiệu anh em dùng để gọi tôi một cách thân mật) cẩn thận. Tụi tôi clear hết rồi vì cảm thấy lần này chúng muốn đưa Alpha vào biệt giam luôn. Thằng Lý ‘lé’ vẫn nghi anh là một cái đầu máy xe lửa trong trại này. Anh thấy không, gần đây hắn kêu tất cả những người hắn nghi ngờ đi làm việc liên tiếp để lượng định và có thể nó đã nghĩ tốt hơn hết là đem cất cái đầu máy đi là yên chuyện.”
Dù chỉ là một quân nhân tác chiến, nhưng cái nhìn của T.B.N. tương đối bao quát và sâu sắc. Quảng giao, giang hồ và chơi với tất cả những thành phần trong trại giam, anh đã giúp tôi nhiều ý kiến để vượt qua được những khó khăn trong mọi hoạt động bí mật tại trại giam. “Ðen” không bao giờ ra mặt đối đầu với một số ít thành phần phản bội anh em. Anh thường nói với tôi: “Chửi bới, nói móc, xỏ xiên đối với tụi nó không ăn thua. Trong hoàn cảnh ai trong chúng ta cũng đói khổ cả, chúng ta phải coi lại dư luận đồn đại. Nghe thì nghe nhưng đừng vội kết luận người này làm ăng ten, người kia làm mật báo. Nên kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi nắm vững bằng chứng là phải ra tay cảnh cáo ngay cho chừa cái tật bép xép với chèo.” (Chèo cũng là cách gọi mỉa mai chúng tôi dùng để chỉ công an trại giam.)
Từ ngày vào trại cải tạo lúc tóc còn xanh cho đến khi ra tù tóc đã muối tiêu, tôi không hề coi những thành phần phản bội này có ảnh hưởng gì đến đời tù của mình cả. Bởi vì tôi nghiệm ra một điều: họ làm ăng ten, mật báo với an ninh trại cũng chỉ vì đói nên cần miếng ăn chứ trong thâm tâm tôi không tin rằng họ thực tâm cộng tác với kẻ thù. Cho nên, những ai không sợ hãi e dè quá đáng vì bị cúp thăm gặp gia đình hoặc sẵn sàng chấp nhận vào cùm trong chuồng cọp thì những phần tử này lùi bước ngay và ít khi muốn đụng độ.
Trong thời gian bị “gởi” lên A-20, bọn quản trại cũng vẫn xen lẫn vào hàng ngũ chúng tôi những thành phần mà anh em gọi là “đầu gà, đít vịt,” nghĩa là tù chính trị không ra chính trị, hình sự cũng chẳng ra hình sự. Những thành phần này được trại giam cài vào cũng chỉ với mục đích quấy nhiễu chúng tôi mà thôi. Ðiển hình nhất là P.V.Ð. và T.T.V. Một người, P.V.Ð., là lính quân dịch với cấp bậc binh nhì trước 30 tháng 4, 1975 phạm tội hình sự bị đưa vào quân lao Gò Vấp chờ ngày ra tòa án quân sự. Khi anh ta được đưa vào ở chung với thành phần cựu sĩ quan cải tạo, không ai là không nhìn ra vai trò của anh ta. Còn người kia, khi vào trại khai là “thiếu tá tình báo VNCH,” nhưng khi hỏi thăm đến đơn vị mà anh ta từng phục vụ thì T.T.V. nói đến toàn những đơn vị được tác giả Bùi Anh Tuấn viết trong bộ truyện Z-28, một bộ truyện tình báo nhiều tập rất ăn khách vào thập niên 70 ở Saigon.
Ðiểm đặc biệt ở hai nhân vật này là tư cách của họ rất thấp, nhưng trò “thưa gởi” với cán bộ an ninh và dùng những buổi bị gọi đi làm việc để dọa nạt những tù cải tạo tuy yếu bóng vía nhưng nhiều quà thăm nuôi thì thật là “tuyệt chiêu.” Chẳng hạn thường kỳ hàng tháng họ phải làm việc với cán bộ an ninh trại để khai báo những khả nghi trong nhà giam. Nhưng khi đi làm việc về thì họ tung hỏa mù, nào là cán bộ có hỏi đến người này, người kia trong nhà giam. Vài hôm sau, chúng lân la đến những người bị chúng nhắc tên để xin một vài món gì đó, nhiều khi là một gói mì ăn liền, có khi là một ít cơm sấy hay miếng cá khô. Tôi nghiệm thấy là P.V.Ð. và T.T.V. thành công trong chuyện đi vay không bao giờ trả này, ít khi nào mà họ về chỗ nằm mà trên tay không có một món nào đó xin của những người đồng cảnh vốn không bao giờ muốn bị lôi thôi với những con chiên ghẻ này. Biết thế cho nên T.T.V. và P.V.Ð. chỉ nhắm vào một số những tu sĩ, những tù chính trị già cả, một vài ông cựu dân biểu VNCH và nhất là một vài bạn đồng tù vốn đã nhát nhưng lại cứ hay “bô lô ba loa” cái miệng. Chúng kỵ nhất là đụng độ với những cựu sĩ quan trẻ tuổi hay những người coi việc vào nằm chuồng cọp chỉ là một giấc ngủ trưa. Bởi vì chúng biết đụng độ với những đối tượng này không những không được gì mà có khi còn mang đầu máu lúc đêm hôm tối lửa tắt đèn, nếu muốn nói theo cách trừng trị giang hồ trong nhà tù cải tạo của Cộng sản.
Tôi muốn nhắc lại những sự việc này trong hồi ức của mình cũng chỉ với mục đích để cho giới trẻ đang tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam nhìn lại và làm sạch hàng ngũ của mình, nhìn lại cơ cấu tổ chức của mình và phải nên đặt câu hỏi: hoạt động tự phát liệu có thể tránh được những cái bẫy do guồng máy an ninh của nhà cầm quyền không?
Nếu các bạn nói tránh được thì tôi rất phục, bởi vì như thế là hoạt động của cả một guồng máy an ninh của cộng sản không làm gì được các bạn. Nhưng có những thực tế diễn ra trước mắt các bạn mà chưa có câu trả lời: đó là các bạn trẻ bí mật hội thảo trong một lớp dạy Anh văn trong ngõ hẻm ở Hà Nội, nhưng khi các bạn ấy mới bước vào lớp thì bọn công an đã ập vào đánh cho một trận tơi bời rồi ném lên xe bus chở đi. Hãy nhìn vào thực tế này để rút ra một bài học, trừ khi các bạn trẻ này chỉ chơi bạo lấy tiếng thì không kể.
Buổi sáng cuối tháng 4 năm 1981, phân trại E của nhà tù A-20 vẫn còn ướt đẫm hơi nước của những cơn mưa nhỏ trải lên thung lũng Xuân Phước vào đêm hôm trước. Lãnh phần khoai mì lát xong, tôi đem để lên bệ nằm, định ra ngoài tập thể dục một chút rồi vào nhà giam ăn sáng để chờ đi lao động thì trật tự Của bước vào cổng nhà giam. Nhìn qua song sắt của khung cửa sổ rộng, tôi thấy tên trưởng ban trật tự này (vốn là một thượng úy công an biên phòng bị án tử hình sau giảm xuống còn chung thân vì tội giết 12 người Cambodia để cướp vàng) có vẻ nghiêm trọng. Hắn bước vào phòng và gọi tên T.D.S. và tôi rồi bảo cả hai chúng tôi phải ở nhà không đi lao động để ra làm việc với cán bộ. Khi Của vừa quay lưng thì “Ðen” vơ lấy cái áo trận may nhiều lớp ném cho tôi và nói: “Cởi áo kia ra ngay, mặc cái áo dày này vào. Anh mặc hai áo chúng lột cái áo dày ra thì hỏng việc. Thuốc B-1 ở trong các đường vá sau lưng. H. “bầu” đang clear ba lô của anh, thế nào lát nữa anh đi làm việc thằng Của sẽ leo lên sàn trên khám xét.”
Nhưng không hiểu sao vào lúc đó tôi bình tĩnh một cách lạ thường, có thể là do tôi hiểu một cách chắc chắn đây là buổi sáng cuối cùng tôi còn nhìn thấy các bạn tù trong nhà giam chung. Có thể vài giờ nữa tôi đã phải giam mình lâu dài trong cái căn phòng bê tông kín mít rộng 2 thước, dài 3 thước cao 5 thước chỉ có một lỗ nhỏ vông mỗi bề 5 phân để thở. Tôi nói nói với Ng. “đen,” người lính từng sát cánh với tôi trong tù cải tạo nhiều năm rằng hãy cho “đông lạnh” tất cả mọi thứ và “nếu có chuyện gì xảy ra thì chỉ có S. và tôi chịu mà thôi theo đúng kỷ luật của nhóm.” Khi tất cả các đội xuất trại lao động thì Lý “lé” tay cầm một hồ sơ bước vào nhà kêu tên tôi và trật tự Của kè tôi ra khỏi cổng trại tiến về phía một văn phòng nhỏ nằm cách cổng trại không xa lắm. Tôi đã nhiều lần bị thẩm cung trong văn phòng này, nhưng buổi sáng đó là lần đầu tiên cái vẻ lạnh lẽo đặc biệt của nó làm tôi chú ý. Bộ đồ trà gồm có 4 cái tách bằng gốm thô, một bình tích trà nóng ủ trong một vỏ dừa ngả mầu nâu, một chiếc gạt tàn thuốc lá, bao thuốc thơm Thăng Long vẫn còn nguyên cái bao bì bằng giấy xám chỉ giúp làm tăng cái vẻ đe dọa đối với người bị thẩm cung thay vì tất cả những vật dụng này lẽ ra đã phải làm tròn nhiệm vụ của chúng là giúp cho cuộc gặp gỡ thêm đậm đà. Mãi cho đến lúc Lý “lé” rút trong túi ra một tờ giấy, đọc “Lệnh Bắt,” tôi mới chú ý tới khẩu K-59 anh ta mang bên hông và chiếc nón kết có cái vành rộng tụt xuống sát mang tai. Tôi rủa thầm: “Mẹ kiếp... còn bày đặt lệnh bắt với chả lệnh tha. Bố mày đây đã tù 6 năm rồi, chúng mày có đọc vài cái lệnh bắt cũng chẳng ăn nhằm gì.” Lý “lé” ra lệnh cho tôi ngồi xuống chiếc ghế trước bàn làm việc. Anh ta cầm bao thuốc lá lên rút ra một điếu đưa cho tôi, nhưng tôi nói: “Tôi không hút thuốc lá, chỉ hút thuốc lào.” Lý gọi trật tự Của đang đứng ngoài trước hàng hiên của văn phòng: “Ði lấy cho anh ấy cái điếu cày và thuốc.” Sự mầu mè lộ liễu và nham hiểm của Lý “lé” tôi cũng đã quen nên tôi “đổ bựa” hỏi người thẩm vấn: “Cán bộ kêu tôi ra đây có chuyện gì không lẽ chỉ ngồi uống nước trà và hút thuốc.” Lý “lé” cười khảy: “Lát nữa anh sẽ biết, bây giờ uống nước trà và hút thuốc đi cho bớt căng cái đã.”
Sự căng thẳng của tôi giảm xuống sau khi T.B.N. mà anh em chúng tôi quen gọi thân mật là Ng. “đen” thông báo cho tôi biết là anh đã tìm kiếm được những phương tiện để thực hiện tờ báo. Việc tìm kiếm ra những phương tiện và vật liệu để tờ Hợp Ðoàn có thể ra đời đúng kế hoạch cũng là một câu chuyện dài và ngay cả bản thân tôi cho tới nay cũng không thể tưởng tượng rằng nhóm chủ trương chúng tôi lại có thể hoạt động được một cách suôn sẻ trong hoàn cảnh những năm đầu thập niên 80 tại cái thung lũng đầy ải con người ấy. Cùng với T.D.S., một luật sư nổi tiếng trong luật sư đoàn miền Trung, N.C.T. viên chức cao cấp trong chính quyền VNCH tốt nghiệp học viện Quốc Gia Hành Chánh, T.B.N. và H. “bầu” các cựu sĩ quan biệt kích và thiết giáp phụ trách an ninh và lưu chuyển tờ báo, H. “cà” cựu sĩ quan bộ binh tác chiến, nhưng có tài đàn hát, vẽ minh họa lẫn hí họa và P.Ð.N. cựu sĩ quan chính huấn với những vần thơ rực lửa... tôi đã có may mắn được anh em giao quyền điều hành được 5 số báo Hợp Ðoàn trong đó có một số kỷ niệm ngày Quân Lực 19-6 và một số tưởng niệm 30-4 trước khi bị biệt giam dài hạn.
Chỉ có bấy nhiêu người, nhưng chúng tôi đã vượt qua bao nhiêu khó khăn để hoàn thành êm thấm mục tiêu do chính chúng tôi đặt ra. Mãi cho đến sau này, tôi vẫn nghĩ rằng sự đoàn kết và sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng chính là nguyên nhân của những thành tựu này.
Mấy tháng sau khi tôi bị đưa vào “chuồng cọp,” Ng. “đen” là người thay thế tôi trông nom tờ báo. Nhưng anh chỉ cho ra được số thứ 6 với sự cộng tác bài vở của một nhà báo mà trước 30 tháng 4, 1975 là biên tập viên của tờ Saigon Post, một trong hai tờ báo viết bằng Anh ngữ ấn hành tại Saigon. Nhà báo vừa nói vốn là con trai của một sử gia viết quân sử nổi tiếng trong quân đội VNCH. Dù chỉ là sĩ quan cấp úy, anh cũng đã phải bóc tới hơn 10 cuốn lịch sau những cánh cổng nhà tù cộng sản vì đã tham gia vào cuộc nổi loạn tại trại tập trung Suối Máu đêm Noel năm 1978.
Sau khi xảy ra vài vụ trốn trại, tù cải tạo lãng công để phản đối chế độ lao tù, viết khẩu hiệu chống Cộng trong nhà giam, những đêm tù ca bỏ túi bị ăng ten báo cáo... dường như ban quản trại đã gia tăng mức khủng bố. Nhiều tù cải tạo bị gọi đi “làm việc” và sau đó bị đưa vào cùm tại khu biệt giam Phân trại B của A-20, tức là trại trong cách Phân trại E khoảng 5 cây số. Nhưng họ không đụng tới tôi và những anh em trong nhóm Hợp Ðoàn. Ngọc “đen” khuyến cáo tôi rằng cần phải lưu ý đến sự yên tĩnh kỳ lạ này và đề phòng bằng cách chuyển hết tài liệu và vật liệu trong chiếc ba lô hai đáy của tôi đến một chỗ giấu an toàn mà chỉ anh biết. “Ðen” bảo tôi là phải nằm im, “không nên nhúc nhích.” Anh còn cẩn thận may một lớp poncho trong chiếc áo trận đã rách, vá chằm đụp và buộc tôi phải luôn luôn mặc nó dù trời nóng. Ng “đen” nói với tôi: “Alpha (danh hiệu anh em dùng để gọi tôi một cách thân mật) cẩn thận. Tụi tôi clear hết rồi vì cảm thấy lần này chúng muốn đưa Alpha vào biệt giam luôn. Thằng Lý ‘lé’ vẫn nghi anh là một cái đầu máy xe lửa trong trại này. Anh thấy không, gần đây hắn kêu tất cả những người hắn nghi ngờ đi làm việc liên tiếp để lượng định và có thể nó đã nghĩ tốt hơn hết là đem cất cái đầu máy đi là yên chuyện.”
Dù chỉ là một quân nhân tác chiến, nhưng cái nhìn của T.B.N. tương đối bao quát và sâu sắc. Quảng giao, giang hồ và chơi với tất cả những thành phần trong trại giam, anh đã giúp tôi nhiều ý kiến để vượt qua được những khó khăn trong mọi hoạt động bí mật tại trại giam. “Ðen” không bao giờ ra mặt đối đầu với một số ít thành phần phản bội anh em. Anh thường nói với tôi: “Chửi bới, nói móc, xỏ xiên đối với tụi nó không ăn thua. Trong hoàn cảnh ai trong chúng ta cũng đói khổ cả, chúng ta phải coi lại dư luận đồn đại. Nghe thì nghe nhưng đừng vội kết luận người này làm ăng ten, người kia làm mật báo. Nên kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi nắm vững bằng chứng là phải ra tay cảnh cáo ngay cho chừa cái tật bép xép với chèo.” (Chèo cũng là cách gọi mỉa mai chúng tôi dùng để chỉ công an trại giam.)
Từ ngày vào trại cải tạo lúc tóc còn xanh cho đến khi ra tù tóc đã muối tiêu, tôi không hề coi những thành phần phản bội này có ảnh hưởng gì đến đời tù của mình cả. Bởi vì tôi nghiệm ra một điều: họ làm ăng ten, mật báo với an ninh trại cũng chỉ vì đói nên cần miếng ăn chứ trong thâm tâm tôi không tin rằng họ thực tâm cộng tác với kẻ thù. Cho nên, những ai không sợ hãi e dè quá đáng vì bị cúp thăm gặp gia đình hoặc sẵn sàng chấp nhận vào cùm trong chuồng cọp thì những phần tử này lùi bước ngay và ít khi muốn đụng độ.
Trong thời gian bị “gởi” lên A-20, bọn quản trại cũng vẫn xen lẫn vào hàng ngũ chúng tôi những thành phần mà anh em gọi là “đầu gà, đít vịt,” nghĩa là tù chính trị không ra chính trị, hình sự cũng chẳng ra hình sự. Những thành phần này được trại giam cài vào cũng chỉ với mục đích quấy nhiễu chúng tôi mà thôi. Ðiển hình nhất là P.V.Ð. và T.T.V. Một người, P.V.Ð., là lính quân dịch với cấp bậc binh nhì trước 30 tháng 4, 1975 phạm tội hình sự bị đưa vào quân lao Gò Vấp chờ ngày ra tòa án quân sự. Khi anh ta được đưa vào ở chung với thành phần cựu sĩ quan cải tạo, không ai là không nhìn ra vai trò của anh ta. Còn người kia, khi vào trại khai là “thiếu tá tình báo VNCH,” nhưng khi hỏi thăm đến đơn vị mà anh ta từng phục vụ thì T.T.V. nói đến toàn những đơn vị được tác giả Bùi Anh Tuấn viết trong bộ truyện Z-28, một bộ truyện tình báo nhiều tập rất ăn khách vào thập niên 70 ở Saigon.
Ðiểm đặc biệt ở hai nhân vật này là tư cách của họ rất thấp, nhưng trò “thưa gởi” với cán bộ an ninh và dùng những buổi bị gọi đi làm việc để dọa nạt những tù cải tạo tuy yếu bóng vía nhưng nhiều quà thăm nuôi thì thật là “tuyệt chiêu.” Chẳng hạn thường kỳ hàng tháng họ phải làm việc với cán bộ an ninh trại để khai báo những khả nghi trong nhà giam. Nhưng khi đi làm việc về thì họ tung hỏa mù, nào là cán bộ có hỏi đến người này, người kia trong nhà giam. Vài hôm sau, chúng lân la đến những người bị chúng nhắc tên để xin một vài món gì đó, nhiều khi là một gói mì ăn liền, có khi là một ít cơm sấy hay miếng cá khô. Tôi nghiệm thấy là P.V.Ð. và T.T.V. thành công trong chuyện đi vay không bao giờ trả này, ít khi nào mà họ về chỗ nằm mà trên tay không có một món nào đó xin của những người đồng cảnh vốn không bao giờ muốn bị lôi thôi với những con chiên ghẻ này. Biết thế cho nên T.T.V. và P.V.Ð. chỉ nhắm vào một số những tu sĩ, những tù chính trị già cả, một vài ông cựu dân biểu VNCH và nhất là một vài bạn đồng tù vốn đã nhát nhưng lại cứ hay “bô lô ba loa” cái miệng. Chúng kỵ nhất là đụng độ với những cựu sĩ quan trẻ tuổi hay những người coi việc vào nằm chuồng cọp chỉ là một giấc ngủ trưa. Bởi vì chúng biết đụng độ với những đối tượng này không những không được gì mà có khi còn mang đầu máu lúc đêm hôm tối lửa tắt đèn, nếu muốn nói theo cách trừng trị giang hồ trong nhà tù cải tạo của Cộng sản.
Tôi muốn nhắc lại những sự việc này trong hồi ức của mình cũng chỉ với mục đích để cho giới trẻ đang tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam nhìn lại và làm sạch hàng ngũ của mình, nhìn lại cơ cấu tổ chức của mình và phải nên đặt câu hỏi: hoạt động tự phát liệu có thể tránh được những cái bẫy do guồng máy an ninh của nhà cầm quyền không?
Nếu các bạn nói tránh được thì tôi rất phục, bởi vì như thế là hoạt động của cả một guồng máy an ninh của cộng sản không làm gì được các bạn. Nhưng có những thực tế diễn ra trước mắt các bạn mà chưa có câu trả lời: đó là các bạn trẻ bí mật hội thảo trong một lớp dạy Anh văn trong ngõ hẻm ở Hà Nội, nhưng khi các bạn ấy mới bước vào lớp thì bọn công an đã ập vào đánh cho một trận tơi bời rồi ném lên xe bus chở đi. Hãy nhìn vào thực tế này để rút ra một bài học, trừ khi các bạn trẻ này chỉ chơi bạo lấy tiếng thì không kể.
Buổi sáng cuối tháng 4 năm 1981, phân trại E của nhà tù A-20 vẫn còn ướt đẫm hơi nước của những cơn mưa nhỏ trải lên thung lũng Xuân Phước vào đêm hôm trước. Lãnh phần khoai mì lát xong, tôi đem để lên bệ nằm, định ra ngoài tập thể dục một chút rồi vào nhà giam ăn sáng để chờ đi lao động thì trật tự Của bước vào cổng nhà giam. Nhìn qua song sắt của khung cửa sổ rộng, tôi thấy tên trưởng ban trật tự này (vốn là một thượng úy công an biên phòng bị án tử hình sau giảm xuống còn chung thân vì tội giết 12 người Cambodia để cướp vàng) có vẻ nghiêm trọng. Hắn bước vào phòng và gọi tên T.D.S. và tôi rồi bảo cả hai chúng tôi phải ở nhà không đi lao động để ra làm việc với cán bộ. Khi Của vừa quay lưng thì “Ðen” vơ lấy cái áo trận may nhiều lớp ném cho tôi và nói: “Cởi áo kia ra ngay, mặc cái áo dày này vào. Anh mặc hai áo chúng lột cái áo dày ra thì hỏng việc. Thuốc B-1 ở trong các đường vá sau lưng. H. “bầu” đang clear ba lô của anh, thế nào lát nữa anh đi làm việc thằng Của sẽ leo lên sàn trên khám xét.”
Nhưng không hiểu sao vào lúc đó tôi bình tĩnh một cách lạ thường, có thể là do tôi hiểu một cách chắc chắn đây là buổi sáng cuối cùng tôi còn nhìn thấy các bạn tù trong nhà giam chung. Có thể vài giờ nữa tôi đã phải giam mình lâu dài trong cái căn phòng bê tông kín mít rộng 2 thước, dài 3 thước cao 5 thước chỉ có một lỗ nhỏ vông mỗi bề 5 phân để thở. Tôi nói nói với Ng. “đen,” người lính từng sát cánh với tôi trong tù cải tạo nhiều năm rằng hãy cho “đông lạnh” tất cả mọi thứ và “nếu có chuyện gì xảy ra thì chỉ có S. và tôi chịu mà thôi theo đúng kỷ luật của nhóm.” Khi tất cả các đội xuất trại lao động thì Lý “lé” tay cầm một hồ sơ bước vào nhà kêu tên tôi và trật tự Của kè tôi ra khỏi cổng trại tiến về phía một văn phòng nhỏ nằm cách cổng trại không xa lắm. Tôi đã nhiều lần bị thẩm cung trong văn phòng này, nhưng buổi sáng đó là lần đầu tiên cái vẻ lạnh lẽo đặc biệt của nó làm tôi chú ý. Bộ đồ trà gồm có 4 cái tách bằng gốm thô, một bình tích trà nóng ủ trong một vỏ dừa ngả mầu nâu, một chiếc gạt tàn thuốc lá, bao thuốc thơm Thăng Long vẫn còn nguyên cái bao bì bằng giấy xám chỉ giúp làm tăng cái vẻ đe dọa đối với người bị thẩm cung thay vì tất cả những vật dụng này lẽ ra đã phải làm tròn nhiệm vụ của chúng là giúp cho cuộc gặp gỡ thêm đậm đà. Mãi cho đến lúc Lý “lé” rút trong túi ra một tờ giấy, đọc “Lệnh Bắt,” tôi mới chú ý tới khẩu K-59 anh ta mang bên hông và chiếc nón kết có cái vành rộng tụt xuống sát mang tai. Tôi rủa thầm: “Mẹ kiếp... còn bày đặt lệnh bắt với chả lệnh tha. Bố mày đây đã tù 6 năm rồi, chúng mày có đọc vài cái lệnh bắt cũng chẳng ăn nhằm gì.” Lý “lé” ra lệnh cho tôi ngồi xuống chiếc ghế trước bàn làm việc. Anh ta cầm bao thuốc lá lên rút ra một điếu đưa cho tôi, nhưng tôi nói: “Tôi không hút thuốc lá, chỉ hút thuốc lào.” Lý gọi trật tự Của đang đứng ngoài trước hàng hiên của văn phòng: “Ði lấy cho anh ấy cái điếu cày và thuốc.” Sự mầu mè lộ liễu và nham hiểm của Lý “lé” tôi cũng đã quen nên tôi “đổ bựa” hỏi người thẩm vấn: “Cán bộ kêu tôi ra đây có chuyện gì không lẽ chỉ ngồi uống nước trà và hút thuốc.” Lý “lé” cười khảy: “Lát nữa anh sẽ biết, bây giờ uống nước trà và hút thuốc đi cho bớt căng cái đã.”
'Lên non tìm động hoa vàng ngủ say'
Không phải nước trà và điếu thuốc lào làm cho không khí
buổi làm việc sáng hôm đó bớt căng, mà nó bớt căng bởi thực sự chẳng có gì
là căng thẳng đối với chúng tôi khi một bên (Lý “lé”) đã đọc lệnh bắt có nghĩa
là dù cuộc thẩm vấn diễn ra chiều hướng nào thì tôi cũng phải vô “chuồng cọp,”
còn một bên (là tôi) đã chuẩn bị ngày vào “chuồng cọp” lâu dài thì làm gì còn
chuyện để mà e dè, để mà căng thẳng nữa. Những câu hỏi của Lý “lé” đưa ra cho
thấy hắn chưa biết gì về tờ Hợp Ðoàn. Toàn chuyện lẩm cẩm đại loại như tôi thường
liên hệ, nói chuyện bàn tán với người này trong đội, người kia ngoài đội và nội
dung những câu chuyện nói với nhau. Cuối cùng, Lý “lé” hỏi: “Anh biết anh tội gì không?” Tôi hỏi lại:
“Tội gì thưa cán bộ?” Lý “lé”: “Tội gì thì anh phải tự biết. Trại quyết định
đưa anh vào phòng kỷ luật để suy nghĩ về tội của anh.” Cuộc thẩm vấn kết
thúc trong vòng 15 phút, một cuộc thẩm vấn ngắn nhất trong số vài chục lần tôi
bị thẩm vấn, nhất là tôi lại không bị buộc phải viết kiểm điểm như mọi lần. Trật
tự Của dẫn tôi từ phòng thẩm vấn vào thẳng khu chuồng cọp.
Khu chuồng cọp này nằm ngay sau nhà bếp trại. Những chuồng cọp này không giống như chuồng cọp mà người ta từng nhìn thấy trong phim “Cầu Sông Kwai” mà quân Nhật dùng để nhốt viên đại tá trưởng toán tù binh Anh tại Miến Ðiện hồi Ðệ Nhị Thế Chiến. Chuồng cọp ở đây cũng không giống chuồng cọp ở trại tù binh Côn Sơn của VNCH (người Pháp gọi là trại tù Côn Ðảo do chính họ thiết lập để nhốt tù binh Việt Minh) mà ký giả Don Luce đã mô tả trong loạt bài sau những lần ông ta viếng thăm Việt Nam hồi giữa thập niên 60 và đầu thập niên 70. Cái bề ngoài của khu chuồng cọp Phân trại E trại tù A-20 Xuân Phước có thể đánh lừa người ngoài về những gì xảy ra ở bên trong. Nó tọa lạc ngay dưới một rặng dừa xanh tốt, bên cạnh một ao cá có mấy gốc mít đã có trái và vườn rau cải bẹ xanh mượt mà nhờ phân tươi của tù nhân cải tạo.
Có tất cả 10 “chuồng” đếm từ ngoài cổng vào được đánh số từ 1 đến 10. Khu chuồng cọp bị cô lập bởi một bức tường trên có trải những cuộn thép gai. Mỗi một chuồng như vậy có kích thước tiêu chuẩn: rộng 2.50 thước, sâu 3 thước và cao 5 thước, tất cả đều được xây dựng bằng bê tông cốt sắt dầy 10 phân, mỗi một chuồng có một cánh cửa bằng gỗ căm-xe (loại gỗ rất cứng như lim, bào loạng quạng là mẻ lưỡi bào) dày 5 phân, chỉ có một lỗ thông hơi mà chúng tôi gọi là cửa tò vò hay cửa gió, vuông vức mỗi chiều 5 phân. Kích thước này chỉ là ước lượng thôi chứ không phải là con số chính xác. Trong xà lim có hai bệ nằm, mỗi bệ có hai hệ thống của một bộ cùm mà tôi đã có dịp trình bày ở phần trên.
Trong mỗi “chuồng” như vậy, không có hệ thống tiểu tiện. Tất cả việc đưa các chất thải ra ngoài đều tùy thuộc vào một cái thùng nhỏ dung tích khoảng 2 gallons. Việc cho phép tù cải tạo trong chuồng cọp xách thùng tiểu tiện ra ngoài đổ trên những luống cải của vườn rau cải ngay sau lưng khu chuồng cọp cũng “mưa nắng bất thường” lắm. Tất cả tùy thuộc vào viên cán bộ trực trại, một chức vụ gần như là đại diện của trại trưởng để điều hành công việc hàng ngày của trại giam. Chỉ có cán bộ trực trại mới được quyền mở cửa các chuồng cọp để phát thực phẩm và nước uống cho những tù cải tạo bị biệt giam. Ngay cả cán bộ an ninh của phân trại E cũng như tất cả những cán bộ khác kể cả chính ủy cũng không được quyền và không có chìa khóa để vào khu chuồng cọp này. Muốn lấy tù nhân ra làm việc, tất cả phải qua viên cán bộ trực trại.
Vì thế, nếu vui thì có thể trực trại cho đổ thùng cầu tuần một lần, buồn buồn có khi một tháng mới cho đổ và tù nhân trong chuồng cọp nào đang ở trong tình trạng bị ép cung thì có khi nửa năm mới được đem cái thùng nhỏ lúc đó đã đầy dòi bọ ra ngoài vườn rau. Quí độc giả có thể sẽ không tưởng tượng ra nổi cảnh trong suốt 5 năm trong chuồng cọp ở Phân trại E của trại A-20 Xuân Phước tôi chỉ được ra cái giếng bên cạnh ao cá tắm có 3 lần, mỗi lần chỉ được giội nước khoảng 5 phút, không kịp kỳ cọ gì cả, cứ cái quần đùi ướt sũng nước ở trần, thân thể chỉ còn là bộ xương đứng phơi cho khô người dưới cái lạnh rừng núi Xuân Phước vào những ngày cuối năm dương lịch. Tôi không phải là người lì lợm đến như thế, nhưng ở hoàn cảnh đó không ai có thể làm khác đi được. Trực trại không bao giờ cho phép tôi ra tắm vào mùa hè trong khi thung lũng Tử Thần nóng như đổ lửa. Nhưng bắt đầu vào đông thì hắn buộc chúng tôi phải đi tắm hết. Có một lần tắm vào trước Tết Dương Lịch 1983, lúc đó cảm thấy người đã yếu lắm rồi, thời tiết lại quá lạnh, tôi xin được ở lại trong biệt giam, không ra tắm, trực trại Luật thẳng thừng: “Anh còn khỏe lắm, ra đi tắm! Có thuộc 8 điều lệnh nếp sống văn hóa mới không, các anh ăn ở sao mà phòng giam giống như cái chuồng lợn vậy?”
Khi tháo cùm hai nhượng chân tê cứng, tôi cũng đành cố gắng đứng xuống sàn và lết ra cửa phòng, chập chững như trẻ mới biết đi. Thấy thế Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, tù chính trị án tử hình giảm xuống còn chung thân ở chuồng cọp số 9 cũng vừa được tháo cùm và bị lùa ra đi tắm cùng với tôi đã nói với Luật bằng giọng bình thản: “Chuồng lợn còn sạch hơn nhiều thưa cán bộ. Chúng tôi không những không thuộc 8 Ðiều Lệnh Nếp Sống Văn Hóa Mới mà còn coi như không có điều lệnh này vì làm gì có nếp sống văn hóa mới ở trong một trại tù như thế này, cán bộ có đồng ý không?” Luật bí nên quát tháo: “Ra đi tắm ngay, chỉ bố láo.” Tôi và Linh Mục Vàng vịn vào nhau chậm chạp đi ra ngoài giếng. Trật tự Của đi theo sau đay nghiến vị tu sĩ: “Anh Vàng, bộ anh muốn chết hay sao mà nói với cán bộ như vậy. Nói thật, nếu cán bộ Luật ra lệnh, tôi đánh chết anh ngay lúc đó.” Thấy không còn gì để mất, tôi thẳng thừng với Của: “Anh Của, anh cũng là tù như chúng tôi, án của anh cũng là án nặng, ngày về cũng còn quá xa. Tôi nghĩ là nếu anh có đánh chết bố Vàng hoặc tôi thì cũng là cách giải thoát cho chúng tôi. Sống như thế này thì cũng như đã chết rồi. Mạng chúng tôi chẳng đáng xu teng nào đâu. Cần gì anh phải đánh, trước sau gì chúng tôi cũng chết trong cùm mà!”
Trật tự Của là người dữ tợn nổi tiếng trong số những trật tự của trại. Nhưng như một điều khác thường, trưa hôm đó Của yên lặng không phản ứng. Mãi sau này, tôi cũng không rõ lý do khiến tự nhiên Của không thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với chúng tôi và tôi chỉ có thể tự giải thích với lòng mình rằng có thể do chúng tôi đánh thẳng vào nỗi tuyệt vọng âm thầm trong lòng Của từ lâu nên trong một phút anh ta có thể chạnh lòng và chùn tay chăng? Trong cuộc lưu đày, chúng tôi cứ lẩm cẩm hay căn cứ vào một chút lương tri còn rơi rớt lại trong lòng những kẻ ác để chính mình tin rằng sự ngay thẳng và lương thiện rồi ra cũng sẽ giành được một phần thắng lợi khi bị du vào tình thế khó xử hay trong tình trạng phải đối đầu với kẻ thắng.
Cho đến những năm tháng sau này khi đã được tái định cư ở Hoa Kỳ, khi đã được nằm trong căn studio ở khu chung cư Christian Home tôi thuê ở ngõ Song Long trên đường Bolsa tuy không sang trọng đối với người đã ở Mỹ lâu nhưng với tôi nó là một thiên đường, thỉnh thoảng những cơn ác mộng vẫn trở về và đánh thức tôi giữa đêm khuya thanh vắng. Ðã nhiều lần mồ hôi toát ra và đầu óc những lúc như thế dường như chẳng còn ý thức thời gian nữa, tôi thường phải cấu vào đùi mình để bảo đảm rằng tôi đang là thực, đang hiện hữu ở phố Bolsa chứ không phải tôi đang là nhân vật của một giấc mộng. Sau những đêm như thế, tôi thường điện thoại cho Ðoàn Bá Phụ, một bạn tù thân thiết của tôi thời kỳ còn ở Phân trại E của A-20 cũng như giai đoạn về sau này khi chúng tôi gặp nhau lại ở Nam California. Tôi hỏi Phụ xem là những năm đầu khi được thả ra khỏi tù và vượt biển thành công rồi sang sống ở quận Cam, Phụ có phải đối phó với tình trạng “mộng là thực” như thế không, anh trả trả lời không đắn đo: “Thì tao cũng như mày thôi. Phải ba năm sau tình trạng này mới chấm dứt.” Phụ còn dọa thêm: “Ba năm mà mày vẫn còn bị ám ảnh, phải đến một bác sĩ tâm thần đấy.” Cuối cùng, những tiên đoán của Phụ chỉ đúng một phần và khi tôi có một việc làm, được trở lại nghề cũ, sự bận bịu của công việc đã xua những cơn ác mộng ấy ra khỏi giấc ngủ.
Cho đến nay, khi ngồi để viết lại hồi ức này, tôi cũng vẫn không tìm ra được lý do nào để giải thích tại sao tôi và những bạn tù khác trong khu biệt giam ở Xuân Phước lại có thể thoát được cảnh địa ngục trần gian lâu dài như vậy ngoài niềm tin rằng mọi sự đều có giai đoạn khởi đầu và cũng có lúc phải kết thúc. Tôi là một tù nhân cải tạo không còn xa lạ gì với các khu biệt giam ở nhiều trại khác nhau từ B-5 Tân Hiệp Biên Hòa, rồi khu biệt giam ED nhà tù Chí Hòa, xuống tới Hàm Tân Z-30C, nhưng với tôi khu biệt giam hay còn gọi là khu chuồng cọp ở Phân Trại E A-20 nhà tù Xuân Phước làm cho tôi chú ý nhất. Bởi vì khu chuồng cọp này thể hiện tính chất triệt để của những đòn trừng phạt mà chế độ Cộng sản nhắm vào để trả thù câu thúc, kiểm soát và hủy diệt những phản ứng đối kháng cuối cùng của con người.
Tại sao tôi gọi khu biệt giam ở A-20 Xuân Phước thể hiện tính chất triệt để của những đòn trừng phạt? Thứ nhất, khu chuồng cọp này nằm ngay sau nhà bếp trại nhưng kỷ luật nghiêm ngặt đến nỗi nó trở thành một thế giới khác hoàn toàn bị cô lập. Hoàng Vũ Duyên, một người bạn học với tôi từ nhỏ ở trường tiểu học Văn Trinh tỉnh Hải Phòng và đồng thời cũng là bạn đánh đinh đánh đáo với nhau trong suốt những năm tiểu học trước khi chúng tôi cùng di cư vào Nam đang lao động ở đội nhà bếp nhưng không hề biết tôi đang nằm cùm cách Duyên không đầy 15 thước. Thứ hai, thời hạn nằm biệt giam thường là bị cùm 2 chân tối thiểu cũng một năm và trong một số ít trường hợp kéo dài 3 đến 5 năm như trường hợp cá nhân tôi và vài người khác như Luật Sư Trần Danh San, người đứng ra đọc bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền vào năm 1977 ở quảng trường Quách Thị Trang, Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, Linh Mục Nguyễn Luân. Thứ ba, chế độ ăn uống trong khu biệt giam này cực kỳ kham khổ. Tiêu chuẩn bình thường của một tù nhân trong biệt giam là 9 kí lô thực phẩm hàng tháng. Như thế trung bình một ngày hai buổi trưa và tối, mỗi tù nhân trong biệt giam được nhận mỗi bữa 150 grams thực phẩm. Thực phẩm gồm cơm và khoai mì. Thực tế, mỗi bữa ăn chúng tôi được phát khoảng 6 lát khoai mì lát phơi khô rồi luộc chín. Sáu lát khoai mì khô ấy “cõng” thêm khoảng từ 250 đến 300 hạt cơm. Người tù có nhiệm vụ chia cơm biệt giam tưới vào đó khoảng hai muỗng nước muối. Tiêu chuẩn nước bình thường là 1/3 ca đánh răng nước uống. Tình trạng này dẫn đến một hiểm họa: khát triền miên và phù dẫn đến chết người mà tôi sẽ đề cập ở phần sau.
Tuy nhiên, những tù nhân cải tạo trong biệt giam bị đì hay đang bị ép cung, thì trực trại Luật thi hành đúng lệnh của “ban”: tiêu chuẩn thực phẩm chỉ còn 6 kí lô một tháng, tiêu chuẩn nước muối gia tăng gấp đôi, nghĩa là thay vì chan vào thực phẩm hai muỗng thì chúng tôi lãnh tới 4 muỗng, tiêu chuẩn nước uống tụt xuống chỉ còn 2 muỗng cho mỗi bữa cơm.
Khu chuồng cọp này nằm ngay sau nhà bếp trại. Những chuồng cọp này không giống như chuồng cọp mà người ta từng nhìn thấy trong phim “Cầu Sông Kwai” mà quân Nhật dùng để nhốt viên đại tá trưởng toán tù binh Anh tại Miến Ðiện hồi Ðệ Nhị Thế Chiến. Chuồng cọp ở đây cũng không giống chuồng cọp ở trại tù binh Côn Sơn của VNCH (người Pháp gọi là trại tù Côn Ðảo do chính họ thiết lập để nhốt tù binh Việt Minh) mà ký giả Don Luce đã mô tả trong loạt bài sau những lần ông ta viếng thăm Việt Nam hồi giữa thập niên 60 và đầu thập niên 70. Cái bề ngoài của khu chuồng cọp Phân trại E trại tù A-20 Xuân Phước có thể đánh lừa người ngoài về những gì xảy ra ở bên trong. Nó tọa lạc ngay dưới một rặng dừa xanh tốt, bên cạnh một ao cá có mấy gốc mít đã có trái và vườn rau cải bẹ xanh mượt mà nhờ phân tươi của tù nhân cải tạo.
Có tất cả 10 “chuồng” đếm từ ngoài cổng vào được đánh số từ 1 đến 10. Khu chuồng cọp bị cô lập bởi một bức tường trên có trải những cuộn thép gai. Mỗi một chuồng như vậy có kích thước tiêu chuẩn: rộng 2.50 thước, sâu 3 thước và cao 5 thước, tất cả đều được xây dựng bằng bê tông cốt sắt dầy 10 phân, mỗi một chuồng có một cánh cửa bằng gỗ căm-xe (loại gỗ rất cứng như lim, bào loạng quạng là mẻ lưỡi bào) dày 5 phân, chỉ có một lỗ thông hơi mà chúng tôi gọi là cửa tò vò hay cửa gió, vuông vức mỗi chiều 5 phân. Kích thước này chỉ là ước lượng thôi chứ không phải là con số chính xác. Trong xà lim có hai bệ nằm, mỗi bệ có hai hệ thống của một bộ cùm mà tôi đã có dịp trình bày ở phần trên.
Trong mỗi “chuồng” như vậy, không có hệ thống tiểu tiện. Tất cả việc đưa các chất thải ra ngoài đều tùy thuộc vào một cái thùng nhỏ dung tích khoảng 2 gallons. Việc cho phép tù cải tạo trong chuồng cọp xách thùng tiểu tiện ra ngoài đổ trên những luống cải của vườn rau cải ngay sau lưng khu chuồng cọp cũng “mưa nắng bất thường” lắm. Tất cả tùy thuộc vào viên cán bộ trực trại, một chức vụ gần như là đại diện của trại trưởng để điều hành công việc hàng ngày của trại giam. Chỉ có cán bộ trực trại mới được quyền mở cửa các chuồng cọp để phát thực phẩm và nước uống cho những tù cải tạo bị biệt giam. Ngay cả cán bộ an ninh của phân trại E cũng như tất cả những cán bộ khác kể cả chính ủy cũng không được quyền và không có chìa khóa để vào khu chuồng cọp này. Muốn lấy tù nhân ra làm việc, tất cả phải qua viên cán bộ trực trại.
Vì thế, nếu vui thì có thể trực trại cho đổ thùng cầu tuần một lần, buồn buồn có khi một tháng mới cho đổ và tù nhân trong chuồng cọp nào đang ở trong tình trạng bị ép cung thì có khi nửa năm mới được đem cái thùng nhỏ lúc đó đã đầy dòi bọ ra ngoài vườn rau. Quí độc giả có thể sẽ không tưởng tượng ra nổi cảnh trong suốt 5 năm trong chuồng cọp ở Phân trại E của trại A-20 Xuân Phước tôi chỉ được ra cái giếng bên cạnh ao cá tắm có 3 lần, mỗi lần chỉ được giội nước khoảng 5 phút, không kịp kỳ cọ gì cả, cứ cái quần đùi ướt sũng nước ở trần, thân thể chỉ còn là bộ xương đứng phơi cho khô người dưới cái lạnh rừng núi Xuân Phước vào những ngày cuối năm dương lịch. Tôi không phải là người lì lợm đến như thế, nhưng ở hoàn cảnh đó không ai có thể làm khác đi được. Trực trại không bao giờ cho phép tôi ra tắm vào mùa hè trong khi thung lũng Tử Thần nóng như đổ lửa. Nhưng bắt đầu vào đông thì hắn buộc chúng tôi phải đi tắm hết. Có một lần tắm vào trước Tết Dương Lịch 1983, lúc đó cảm thấy người đã yếu lắm rồi, thời tiết lại quá lạnh, tôi xin được ở lại trong biệt giam, không ra tắm, trực trại Luật thẳng thừng: “Anh còn khỏe lắm, ra đi tắm! Có thuộc 8 điều lệnh nếp sống văn hóa mới không, các anh ăn ở sao mà phòng giam giống như cái chuồng lợn vậy?”
Khi tháo cùm hai nhượng chân tê cứng, tôi cũng đành cố gắng đứng xuống sàn và lết ra cửa phòng, chập chững như trẻ mới biết đi. Thấy thế Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, tù chính trị án tử hình giảm xuống còn chung thân ở chuồng cọp số 9 cũng vừa được tháo cùm và bị lùa ra đi tắm cùng với tôi đã nói với Luật bằng giọng bình thản: “Chuồng lợn còn sạch hơn nhiều thưa cán bộ. Chúng tôi không những không thuộc 8 Ðiều Lệnh Nếp Sống Văn Hóa Mới mà còn coi như không có điều lệnh này vì làm gì có nếp sống văn hóa mới ở trong một trại tù như thế này, cán bộ có đồng ý không?” Luật bí nên quát tháo: “Ra đi tắm ngay, chỉ bố láo.” Tôi và Linh Mục Vàng vịn vào nhau chậm chạp đi ra ngoài giếng. Trật tự Của đi theo sau đay nghiến vị tu sĩ: “Anh Vàng, bộ anh muốn chết hay sao mà nói với cán bộ như vậy. Nói thật, nếu cán bộ Luật ra lệnh, tôi đánh chết anh ngay lúc đó.” Thấy không còn gì để mất, tôi thẳng thừng với Của: “Anh Của, anh cũng là tù như chúng tôi, án của anh cũng là án nặng, ngày về cũng còn quá xa. Tôi nghĩ là nếu anh có đánh chết bố Vàng hoặc tôi thì cũng là cách giải thoát cho chúng tôi. Sống như thế này thì cũng như đã chết rồi. Mạng chúng tôi chẳng đáng xu teng nào đâu. Cần gì anh phải đánh, trước sau gì chúng tôi cũng chết trong cùm mà!”
Trật tự Của là người dữ tợn nổi tiếng trong số những trật tự của trại. Nhưng như một điều khác thường, trưa hôm đó Của yên lặng không phản ứng. Mãi sau này, tôi cũng không rõ lý do khiến tự nhiên Của không thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với chúng tôi và tôi chỉ có thể tự giải thích với lòng mình rằng có thể do chúng tôi đánh thẳng vào nỗi tuyệt vọng âm thầm trong lòng Của từ lâu nên trong một phút anh ta có thể chạnh lòng và chùn tay chăng? Trong cuộc lưu đày, chúng tôi cứ lẩm cẩm hay căn cứ vào một chút lương tri còn rơi rớt lại trong lòng những kẻ ác để chính mình tin rằng sự ngay thẳng và lương thiện rồi ra cũng sẽ giành được một phần thắng lợi khi bị du vào tình thế khó xử hay trong tình trạng phải đối đầu với kẻ thắng.
Cho đến những năm tháng sau này khi đã được tái định cư ở Hoa Kỳ, khi đã được nằm trong căn studio ở khu chung cư Christian Home tôi thuê ở ngõ Song Long trên đường Bolsa tuy không sang trọng đối với người đã ở Mỹ lâu nhưng với tôi nó là một thiên đường, thỉnh thoảng những cơn ác mộng vẫn trở về và đánh thức tôi giữa đêm khuya thanh vắng. Ðã nhiều lần mồ hôi toát ra và đầu óc những lúc như thế dường như chẳng còn ý thức thời gian nữa, tôi thường phải cấu vào đùi mình để bảo đảm rằng tôi đang là thực, đang hiện hữu ở phố Bolsa chứ không phải tôi đang là nhân vật của một giấc mộng. Sau những đêm như thế, tôi thường điện thoại cho Ðoàn Bá Phụ, một bạn tù thân thiết của tôi thời kỳ còn ở Phân trại E của A-20 cũng như giai đoạn về sau này khi chúng tôi gặp nhau lại ở Nam California. Tôi hỏi Phụ xem là những năm đầu khi được thả ra khỏi tù và vượt biển thành công rồi sang sống ở quận Cam, Phụ có phải đối phó với tình trạng “mộng là thực” như thế không, anh trả trả lời không đắn đo: “Thì tao cũng như mày thôi. Phải ba năm sau tình trạng này mới chấm dứt.” Phụ còn dọa thêm: “Ba năm mà mày vẫn còn bị ám ảnh, phải đến một bác sĩ tâm thần đấy.” Cuối cùng, những tiên đoán của Phụ chỉ đúng một phần và khi tôi có một việc làm, được trở lại nghề cũ, sự bận bịu của công việc đã xua những cơn ác mộng ấy ra khỏi giấc ngủ.
Cho đến nay, khi ngồi để viết lại hồi ức này, tôi cũng vẫn không tìm ra được lý do nào để giải thích tại sao tôi và những bạn tù khác trong khu biệt giam ở Xuân Phước lại có thể thoát được cảnh địa ngục trần gian lâu dài như vậy ngoài niềm tin rằng mọi sự đều có giai đoạn khởi đầu và cũng có lúc phải kết thúc. Tôi là một tù nhân cải tạo không còn xa lạ gì với các khu biệt giam ở nhiều trại khác nhau từ B-5 Tân Hiệp Biên Hòa, rồi khu biệt giam ED nhà tù Chí Hòa, xuống tới Hàm Tân Z-30C, nhưng với tôi khu biệt giam hay còn gọi là khu chuồng cọp ở Phân Trại E A-20 nhà tù Xuân Phước làm cho tôi chú ý nhất. Bởi vì khu chuồng cọp này thể hiện tính chất triệt để của những đòn trừng phạt mà chế độ Cộng sản nhắm vào để trả thù câu thúc, kiểm soát và hủy diệt những phản ứng đối kháng cuối cùng của con người.
Tại sao tôi gọi khu biệt giam ở A-20 Xuân Phước thể hiện tính chất triệt để của những đòn trừng phạt? Thứ nhất, khu chuồng cọp này nằm ngay sau nhà bếp trại nhưng kỷ luật nghiêm ngặt đến nỗi nó trở thành một thế giới khác hoàn toàn bị cô lập. Hoàng Vũ Duyên, một người bạn học với tôi từ nhỏ ở trường tiểu học Văn Trinh tỉnh Hải Phòng và đồng thời cũng là bạn đánh đinh đánh đáo với nhau trong suốt những năm tiểu học trước khi chúng tôi cùng di cư vào Nam đang lao động ở đội nhà bếp nhưng không hề biết tôi đang nằm cùm cách Duyên không đầy 15 thước. Thứ hai, thời hạn nằm biệt giam thường là bị cùm 2 chân tối thiểu cũng một năm và trong một số ít trường hợp kéo dài 3 đến 5 năm như trường hợp cá nhân tôi và vài người khác như Luật Sư Trần Danh San, người đứng ra đọc bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền vào năm 1977 ở quảng trường Quách Thị Trang, Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, Linh Mục Nguyễn Luân. Thứ ba, chế độ ăn uống trong khu biệt giam này cực kỳ kham khổ. Tiêu chuẩn bình thường của một tù nhân trong biệt giam là 9 kí lô thực phẩm hàng tháng. Như thế trung bình một ngày hai buổi trưa và tối, mỗi tù nhân trong biệt giam được nhận mỗi bữa 150 grams thực phẩm. Thực phẩm gồm cơm và khoai mì. Thực tế, mỗi bữa ăn chúng tôi được phát khoảng 6 lát khoai mì lát phơi khô rồi luộc chín. Sáu lát khoai mì khô ấy “cõng” thêm khoảng từ 250 đến 300 hạt cơm. Người tù có nhiệm vụ chia cơm biệt giam tưới vào đó khoảng hai muỗng nước muối. Tiêu chuẩn nước bình thường là 1/3 ca đánh răng nước uống. Tình trạng này dẫn đến một hiểm họa: khát triền miên và phù dẫn đến chết người mà tôi sẽ đề cập ở phần sau.
Tuy nhiên, những tù nhân cải tạo trong biệt giam bị đì hay đang bị ép cung, thì trực trại Luật thi hành đúng lệnh của “ban”: tiêu chuẩn thực phẩm chỉ còn 6 kí lô một tháng, tiêu chuẩn nước muối gia tăng gấp đôi, nghĩa là thay vì chan vào thực phẩm hai muỗng thì chúng tôi lãnh tới 4 muỗng, tiêu chuẩn nước uống tụt xuống chỉ còn 2 muỗng cho mỗi bữa cơm.
“Thôi thì thôi mộ người tà dương
Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi”
(Ðộng Hoa Vàng-Phạm Thiên Thư)
Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi”
(Ðộng Hoa Vàng-Phạm Thiên Thư)
Do đã vào khu chuồng cọp một hai lần trước đó ở trại Hàm
Tân cũng như trại này, tôi không còn mối lo sợ nào nữa, dù rằng tôi biết chắc lần
vào nằm “nghỉ mát” trong những cái hộp bé tí sẽ là lâu dài, tối thiểu cũng phải
từ 3 đến 5 năm là giá chót. Xui hơn nữa thì có khi chưa đủ hạn đã phải ra nằm
ngoài đồi thông rồi. Ðồi thông là khu nghĩa địa cho tù nhân của các phân trại
thuộc A-20, nơi đã có hàng vài trăm ngôi mộ, có những mộ bia bằng đá khắc tên họ
tù nhân, ngày sinh và ngày qua đời, nhưng hầu hết dưới những ngôi mộ này, chỉ
có xác tù nhân bó chiếu hay bó cái chăn dạ mầu đỏ do trại phát. Quách Văn Trung, một luật sư đồng hóa
thiếu tá cảnh sát, nguyên chánh sự vụ Sở Ngoại Kiều dường như là người đầu tiên
khi chết có được một cái áo quan do đội mộc đóng bằng ván ép. Hơn một năm sau
khi đến phân trại E thuộc A-20, Trung là người mở đầu cho chương trình thăm gặp
gia đình vốn rất hiếm hoi ở một trại trừng giới như Xuân Phước.
Vào giờ đội của anh tập trung trước cổng trại để sẵn sàng ra đồng lao động sau khi ăn trưa thì anh được kêu tên ra gặp vợ.
Vào giờ đội của anh tập trung trước cổng trại để sẵn sàng ra đồng lao động sau khi ăn trưa thì anh được kêu tên ra gặp vợ.
Sự xúc động hiện rõ lên nét mặt và anh luống cuống đứng lên để vào nhà giam thay một bộ quần áo tươm tất hơn. Ðã trải qua nhiều trại trước khi lên tới A-20, Quách Văn Trung vẫn cố gắng giữ cái quần jean hiệu Lee mầu xanh và chiếc áo pull mầu trắng hiệu Lacoste. Trong mấy lần khám tư trang tại phân trại E, bộ quần áo của anh đã bị “tịch thu,” nhưng Trung cứ đeo theo trực trại xin xỏ và hứa nếu được thăm nuôi sẽ bảo vợ mang lên trại bộ khác để tặng cán bộ. Ðiều này khiến cho anh em trong trại không ưa anh và cũng có anh em đàm tiếu diễu cợt: “Anh Trung, anh là thiếu tá mà sao đến nỗi phải như thế. Nước đã mất, nhà đã tan chúng lấy cả mạng anh còn được nữa huống chi mấy bộ quần áo.”
Không may khi mặc xong quần áo xong, leo từ tầng trên xuống toan xỏ chân vào đôi giầy thì anh gục xuống. Anh em khênh lên bệnh xá nhưng không cứu được vì tai biến mạch máu não nghiêm trọng. Vợ anh vốn là một y tá bệnh viện, theo lời anh kể trước đó phải đi phục vụ chiến trường Campuchia mới trở về nhận được thư của chồng nên đã lên thăm anh ngay. Buổi tối hôm đó, bà Trung ngồi ngoài nhà thăm nuôi chờ đợi vì trực trại cho biết Trung vừa bị kỷ luật, cần phải cứu xét, có thể sáng hôm sau mới gặp được. Cái xe cải tiến chở chiếc áo quan đi ngang qua nhà thăm nuôi hôm đó là do mấy anh em bên hình sự đẩy đi chôn Quách Văn Trung trên đồi thông. Bà Trung nhìn thấy nhưng không bao giờ nghĩ đó là chồng mình. Sáng hôm sau tại nhà thăm nuôi, trực trại Luật báo cho bà biết là chồng bà đã qua đời vì tai biến mạch máu não. Không thể tưởng tượng nổi trên thế gian này lại có sự dối trá, che đậy đến mức phi nhân như thế!
Khi bị trật tự Của đẩy vào xà lim số 5, lập tức tôi phải nếm ngay món ăn chơi đầu tiên của Lý “lé.” Hắn chọn vòng cùm nhỏ nhất là 16, nhưng với cổ chân khẳng khiu của tôi vào lúc đó, vòng cùm này được coi như vẫn rộng. Lý “lé” bực mình gắt Của: “Có việc đó mà không làm được. Lấy búa đóng nó hẹp lại.” Của đi kiếm búa đóng để cho miệng vòng cùm khép lại gần hơn, nhưng vô phương. Mỗi nhát búa đóng xuống vòng cùng nháng lửa nhưng vòng cùm vẫn trơ trơ. Cuối cùng hắn đành phải cùm hai chân tôi lại bằng hai vòng cùm 16. Sau đó, Của bắt tôi cong người về phía trước để anh ta cùm thêm hai tay tôi vào thanh sắt 18 bắc qua bệ nằm bằng còng omega sau khi cởi chiếc áo lính tôi đang mặc, chiếc áo Ngọc “đen” may sẵn hai lớp vất xuống đầu nằm. Hắn nói: “Cởi áo cho mát, có thể dùng làm gối đầu.” Lại một lần nữa tôi bày tỏ thái độ không còn gì để mất. Tôi nói với Của: “Cán bộ bảo anh làm gì thì anh cứ việc làm, nhưng đừng có diễu cợt mất dạy như thế.” Khi Của vừa mới đạp tôi một đạp từ sau lưng làm tôi choáng váng và có cảm tưởng xương sống gãy lìa thì có tiếng trực trại Luật: “Của, ai cho anh làm vậy?” Lý “lé” đứng ngoài không nói gì. Luật tiếp tục lớn giọng với Của: “Tôi đưa chìa khóa cho anh nhưng anh phải chờ tôi vào mới được mở hay đóng cửa biệt giam. Anh làm việc với tôi hay làm việc với cán bộ Lý?” Luật ra lệnh tháo cùm tay cho tôi rồi đích thân, Luật khóa cửa xà lim số 5. Bên ngoài phòng giam, ở khoảng sân trước khu biệt giam, một trận cãi nhau, mày tao chi tớ diễn ra giữa Luật và Lý “lé.” Trận cãi cọ chắc chắn không bắt nguồn từ nguyên nhân một bên nhân đạo với tù cải tạo hơn và một bên thù hận ngập tràn. Lý “lé” người Quảng Bình và Luật người Nam Ðịnh, nhưng có thể nguyên nhân dẫn đến xích mích bắt nguồn từ từ sự tranh giành, cưa ghế nhau.
Lý “lé” làm cán bộ an ninh phân trại bề ngoài là người quyền hành chỉ sau trại trưởng. Anh ta còn kiêm nhiệm vai trò chính ủy. Nhưng thực tế, ngôi vị này có tiếng mà không có miếng. Còn Luật chỉ là trực trại nhưng cai quản cả ngàn tù nhân, trong số tù cải tạo chúng tôi có lẫn vào những ông “vua” bị kết án từ chung thân cho tới 20 năm trong đợt đánh tư sản mại bản. Phần lớn những ông “vua” này là người Hoa và rất nổi tiếng là người cầm trịch nền kinh tế VNCH trước 30-4-1975 như Lý Sen, Lưu Trung, Trương Dĩ Nhiên. Báo chí Saigon đã từng có thời gọi các “xì thẩu” Lý Sen, Lưu Trung, Trương Dĩ Nhiên là Lý Long Thân là “tứ trụ trong triều đình Chợ Lớn,” một triều đình với hình ảnh mờ mờ, ảo ảo bên cạnh Dinh Ðộc Lập, nhưng lại là những yếu tố quyết định đối với đời sống hàng ngày của dân chúng thủ đô Saigon và các tỉnh, từ giọt xăng, hạt gạo hộp sữa đến những chiếc máy cày, máy đuôi tôm và những nông cụ không thể thiểu được trong nền kinh tế vẫn còn nặng về nông nghiệp.
Dưới chế độ VNCH, họ là những ông vua thực sự, lũng đoạn nền kinh tế quốc gia công khai ngay trước mắt quyền lực của Dinh Ðộc Lập. Nhưng sau 30 tháng 4, 1975 họ chỉ còn làm vua ở trong các nhà tù của Cộng sản. Quà thăm nuôi của họ là những bao bố chỉ xanh chứa đầy thịt muối, lạp xưởng, thuốc lá, thịt hộp, sữa bột và một nửa phần quà đó là dùng để “biếu xén” cán bộ trại, trong số đó dĩ nhiên không thể thiếu trực trại Luật. Lưu Trung, một ông Tầu Chợ Lớn thâm trầm hơn dường như là “đầu tầu” của các xì thẩu trên nên đã có lần cảnh cáo Lý Sen vì ông tầu này có lẽ sinh ở gần kho đạn thành thử hay nổ về cách làm ăn trước 30 tháng 4, 1975 : “Lù mẹ... tiền nị bao nhiêu mà miệng lúc nào cũng như cái ống nhổ chớ... Chung quanh... anh em người ta khổ quá mà sao nị cứ khoe của vậy... Coi chừng cái lưỡi bị cắt lúc nào không hay á...”
Bị giải giao lên Xuân Phước được khoảng một năm, các xì thẩu này được kêu tên khăn gói quả mướp ra về để “được” tống xuất ra nước ngoài sau khi đã để lại hết tài sản ở Việt Nam. Mãi về sau này, khi được thả ra khỏi trại giam, một vài nguồn tin nói với tôi rằng sở dĩ Cộng sản đưa những ông vua này lên A-20 cũng chỉ là để áp lực họ phải khai báo hết tài sản còn lại và ký giấy chịu “bỏ của chạy lấy người” sang Hồng Kông. Trong khi nhiều anh em sau này gặp nhau cứ bàn tán mãi về chuyện cãi lẫy căng thẳng giữa Luật và Lý “lé” để suy diễn ra nhiều “hot news” có liên quan đến các ông vua, nghe rất tức cười. Cá nhân, tôi coi câu chuyện không có gì đáng để ý cả mà điều đáng để ý là làm sao đối phó với những đòn trừng phạt trong những tháng đầu tiên trong chuồng cọp, chứ còn sau đó nếu còn sống, tôi vẫn tin rằng mình thích ứng được với môi trường mới. Cú đạp của trật tự Của làm cho lưng tôi ê ẩm, nhưng vẫn cố gắng vặn vẹo để xem mình có đến nỗi nào không. Thấy vẫn có thể nằm ngửa và tự mình ngóc đầu dậy không có khăn lắm, tôi yên tâm với cái áo lính mặc vào, kéo cái thùng tiểu rồi cố gắng uốn mông ra khỏi bệ nằm tiểu thử xem có gì khó khăn không. Người bị cùm hai chân mỗi lần đi tiêu hay tiểu là một cực hình. Ðây đúng là một trò không những hành xác mà còn là một nhục hình khá tàn bạo.
Ánh nắng buổi trưa lọt qua lỗ tò vò cũng đủ làm cho tôi thấy rõ một bức họa trên bức tường được những người vào trước tôi vẽ lại gồm máu muỗi, những lời lẽ bậy bạ, những ô vuông gạch chéo để đánh dấu số ngày họ bị biệt giam. Nhưng tôi đặc biệt chú ý tới một mấy câu thơ được khắc trên tường. Tác giả khắc theo kiểu thư pháp rất đẹp và đầy tính nghệ thuật với nội dung như tôi trích dẫn hai câu trên đầu bài: “Thôi thì thôi mộ người tà dương. Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi.”
Chỉ có hai câu của bài thơ “Ðộng Hoa Vàng” trong hoàn cảnh ấy cũng đã vẽ lên trước mặt tôi bức tranh thủy mạc tuyệt đẹp mà Phạm Thiên Thư đã cung hiến cho đời. Câu thơ ấy lần đầu tiên kể từ ngày tôi đi tù và phải đối phó với sự hành hạ rất căng thẳng của kẻ chiến thắng đã có khả năng làm trái tim nguội lạnh của tôi sống lại hình ảnh của Ty* khi nàng thăm gặp tôi lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tại nhà tù Chí Hòa trước khi tôi bị đày đi trại lao cải. Hôm đó nàng mặc chiếc áo bà ba trắng và chiếc quần dài mầu đen. Với 15 phút gặp mặt mỏng manh, chúng tôi không nói được điều gì với nhau ngoài chuyện hỏi thăm sức khỏe và nước mắt. Tôi cũng không thể nắm tay Ty và cũng không thể ôm mẹ tôi bởi vì lúc đó người tù cải tạo nào bị đưa về Chí Hoa thẩm cung cũng đều bị ghẻ kềnh ghẻ càng. Ty chỉ kịp đưa cho tôi bức hình chụp bán thân của nàng và mấy câu chú viết bằng chữ Hán của bộ kinh Lăng Nghiêm rồi nàng dẫn mẹ tôi theo đoàn người bước ra cổng trại.
(* Tôi gặp lại Ty 17 năm sau ở Nam California và 2 năm sau đó chúng tôi lập lại gia đình sống với nhau cho tới nay cũng đã gần 20 năm.)
Năm (5) lát khoai mì = 2 muỗng cà phê cơm
Nửa lóng tay nước uống = hai muỗng “canh đại dương”
Nửa lóng tay nước uống = hai muỗng “canh đại dương”
Tôi vào phòng biệt giam số 5 buổi sáng thì Trần Danh San bị dẫn
vào “chuồng” số 3 tức là xà lim 3 tức là cách tôi một xà lim về phía tay trái nếu
nhìn từ cửa vào. Trần Danh San, một
luật sư trẻ vào thập niên 1960, rất nổi tiếng ở Saigon lẫn
miền Trung Việt Nam. Anh là người vào ngày 23 tháng 4, 1977 đã cùng người bạn
là Luật Sư Triệu Bá Thiệp đã soạn thảo “Ban Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người
Việt Nam Khốn Cùng” và bản tuyên bố “Vì Sao Chúng Tôi Chiến Ðấu” và mang ra đọc
tại công trường Hòa Bình trước Vương Cung Thánh Ðường Saigon, nơi vào thời gian
đó các ký giả ngoại quốc được phép hoạt động tại Việt Nam thường lui tới Sở Bưu
Ðiện để gởi tin tức về nước họ. Anh cùng một số người khác bị bắt, bị đánh đập
và bị tra tấn suốt trong thời gian thẩm cung, rồi sau đó bị đày lên trại trừng
giới A-20 Xuân Phước.
Trần Danh San là một trong những sinh viên trường Ðại học Luật Khoa Saigon nổi tiếng là hùng biện và là thần tượng cho lớp sinh viên mới bước vào trường luật như chúng tôi vào đầu thập niên 1960. San nổi tiếng rất mau trong những vụ án liên quan đến chính trị hay tội đại hình. Những bạn bè của anh từ khi còn học trung học ở những trường Pháp và sau này cũng theo đuổi nghề luật như anh cho biết, dù là một tay chơi trong đời sống tư, nhưng khi đã nhận bênh vực cho thân chủ nào anh làm việc hết mình bất kể công sức anh bỏ ra bao nhiêu. Sự kiện Trần Danh San bị đưa vào xà lim kiên giam không làm tôi ngạc nhiên, nhưng dù bị cùm cứng hai chân trên bệ nằm, tôi củng cố nhổm người lên để xem có thể nhìn thấy San qua lỗ tò vò ở giữa cánh cửa phòng giam hay không. Tuy nhiên, các cố gắng của tôi thất bại. Lúc đó tôi mới nhận ra rằng, khi đã bị cùm hai chân thì chỉ có cách nằm ngửa trên bệ ngủ là cái cùm chân ít gây đau đớn cho tôi hơn. Mỗi lần ngồi dậy, tôi phải cố gắng như người tập bụng và những lần như thế hai vòng cùm ở hai cổ chân siết chặt vào da rất đau đớn.
Như mọi người đều biết rằng tại những phòng tập thể dục, người lực sĩ nằm thẳng người trên sàn rồi nhờ một người khác cầm hai chân kìm cứng lại, hai tay của lực sĩ co lại nâng gáy lên và lấy kết sức mình nhấc phần thân thể từ bụng trở lên. Họ làm những động tác này để làm nổi những bắp thịt bụng. Người tù cải tạo ở khu xà lim A-20 Xuân Phước hai chân bị cùm vào thanh sắt trên bệ nằm khi đã nằm ngửa trên bệ nếu muốn ngồi dậy cũng phải làm như thế, nhưng tất nhiên không còn thịt còn mỡ đâu mà phải tập. Do thiếu ăn đã năm sáu năm rồi nên tôi rất gầy yếu, phải cố gắng hai ba lần mới ngồi dậy được, nhưng da ở cổ chân thường xuyên bị trầy xước. Chúng tôi tránh nhiễm độc bằng cách đổ nước muối vào những vết trầy.
Bên ngoài sân khu biệt giam có tiếng của trật tự Của: “Tại sao các anh cứng đầu quá vậy. Trước đây các anh có cả triệu quân mà chưa làm gì được huống chi bây giờ. Chỉ cần các anh bước ra cái xã Xuân Phước này là dân nó đập chết các anh ngay.” San giọng bình thản nhưng đầy diễu cợt: “Thế ạ, nhưng sao tôi thấy từ cán bộ trại trưởng đến cán bộ Lý rồi xuống tới anh nói giống nhau quá. Phải nhìn nhận là các anh thuộc bài lắm. Bữa nào anh trình cán bộ cho tụi này ra ngoài xã mua con gà luộc ăn chơi rồi dân nó có đánh chết cũng cam lòng.” Tiếng Của: “Thôi, đừng có bố láo nữa, tao lại cho một trận bây giờ.” Vừa lúc đó tôi nghe tiếng của trực trại Luật: “Của, mở số 3.” Có tiếng khóa lách cách và có tiếng kéo sợi dây xích ở khóa cửa bên ngoài buồng giam. Tiếng Của hỏi trực trại Luật: “Cùm nó vòng cùm số mấy cán bộ?” Luật giọng gắt gỏng: “Anh làm trật tự hay tôi làm trật tự. Làm sao khóa hai chân nó lại thì làm. Nhanh lên.” Dường như trật tự Của chọn vòng cùm 16 vì sau đó tôi nghe tiếng búa đóng, điều này chứng tỏ cổ chân San lớn hơn vòng cùm nhỏ nhất là 16. Như thế là đau đớn lắm, nhưng tôi không nghe một tiếng kêu la nào của San. Rồi lại có tiếng trực trại Luật ra lệnh cho Của: “Lên trên đội lấy hết tư trang xuống cho chúng nó.”
Chừng khoảng 10 phút sau, Của đi xuống. Tiếng trật tự Luật ra lệnh: “Khám kỹ vào, ngoài quần áo chăn mền, còn tịch thu tất.” Việc khám xét tư trang kéo dài khoảng 15 phút và Của theo lệnh của trực trại Luật mở cửa phòng giam đưa vào cho tôi chiếc ba lộ đựng quần áo. Nhìn chiếc ba lô, tôi nhận ra ngay chiếc ba lô của tôi, nhưng phần bên trong thì không. Như thế vào buổi sáng Hải “bầu” đã “dọn dẹp” tất cả nên tôi yên tâm là tài liệu đã được di chuyển an toàn đến nơi cất giấu.
Trong ba lô chỉ có một cái mền bằng len do Trung Quốc dệt và hai bộ đồ trận vá chằm đụp bằng những miếng vải bao cát, một ca nhựa để đựng nước uống, một cái muỗng nhựa và một tô đựng thực phẩm cũng bằng nhựa đã nứt và được hàn lại bằng một miếng nhựa khác. Cái muỗng, cái tô và cái ca này đã theo chân tôi từ thời gian tôi bị bắt và nằm biệt giam ở nhà tù B-5 Tân Hiệp Biên Hòa ngày 16 tháng 8, 1975. Nó theo chân tôi về đến biệt giam khu ED, rồi ra đến trại Hàm Tân Z-30C. Khi ra tới Hàm Tân, trong một buổi tù ca đêm Giao Thừa Tết 1978, nổi hứng tôi dùng cái tô nhựa của mình làm trống khiến nó nứt toác ra. Việc kiếm để xin anh em một cái tô khác không phải dễ dàng và cũng không muốn phiền ai nên tôi dùng một cộng kẽm mạnh may chỗ nứt toác ra rồi kiếm một miếng nhựa bể khác để hàn đè lên. Do tôi không được khéo tay, nên vết hàn trông thật thảm hại. Nhưng trong tù nào ai cần bày biện làm gì, miễn sao có cái đựng là tốt rồi!
(Ghi chú: Ðầu tiên nhiều cựu sĩ quan khi đi trình diện đã mang theo trong ba lô của mình nào là gà-mên bằng sắt không bị rỉ trên cán gà-mên còn khắc chữ US. Cả những chiếc bi-đông nước cũng vậy, có cả bao ngoài in chữ US bằng sơn đen.
Nhiều người còn mang theo cả cái ca đa năng cũng bằng sắt không rỉ. Nhưng chính vì chữ U.S. (United States) này mà những vật dụng bình thường này trở thành mục tiêu tịch thu của những cán bộ công an trại giam. Lý do chỉ vì họ rất khoái những loại quân trang này của Hoa Kỳ và rất thích lấy lý do nội qui không cho sử dụng vật bén nhọn , vật dụng làm bằng nhôm, sắt, thép nên phải tịch thu. Trại “đền” lại bằng cách cấp phát cho mỗi tù cải tạo một bộ gồm ba thứ hoàn toàn bằng nhựa: tô đựng cơm, ca đựng nước và muỗng để múc. Giai đoạn sau này khi được thăm gặp gia đình, một số tù cải tạo nhắn người thân mang lên cho họ những hàng bằng nhựa tốt hơn và đẹp hơn. Tuy nhiên, chúng tôi không muốn như thế.
Ðã đi tù khổ sai, ăn đói, làm việc nặng, quần áo vá chằm vá đụp thì sá gì một cái tô hay muỗng bằng nhựa, không vạ gì mà phải làm đẹp thêm cho một chế độ lao tù coi con người không hơn một con vật như vậy. Cho nên nhiều tù cải tạo giữ những vật dụng bằng nhựa này cho tới khi ra khỏi cánh cổng nhà tù dù đã phải hàn những chỗ nứt bằng những cách dùng một bao bì bằng nylong hơ vào ngọn lửa cho chảy ra thành một chất nhựa dẻo rồi nhỏ xuống những vết nứt. Một số anh em tù cải tạo ý thức cao hơn cũng muốn mang theo những trang phục và những vật dụng từng dùng hàng ngày trong tù về làm kỷ niệm khi họ nhận được giấy ra trại, nhưng hầu hết không ai mang ra được. Lý do dễ hiểu là trước khi cầm trong tay cái giấy xuất trại để ra khỏi cổng nhà tù, tư trang của họ vẫn bị khám xét, khám còn kỹ hơn lúc còn ở trong trại. Tất cả quần áo, vật dụng dùng trong tù phải bỏ lại hết và không người nào được mặc quần áo rách hay vá khi ra cổng trại. Tại những trại mà tôi trải qua, những người được thả không phải được kêu tên để nhận giấy ra trại về ngay đâu. Họ bị tập trung vào một khu nhà khác bên ngoài trại tù để khai lý lịch và nghe giảng chính trị. Sau đó người nào không có một bộ quần áo nào lành lặn thì được cấp một bộ đồ tù mới may bằng vải thô xám. Thành thử khi ra khỏi trại, người tù cải tạo nào cũng ăn mặc tươm tất. Chỉ có nước da xanh mét và thân thể như cái xác ve của người tù cải tạo là có khả năng cáo chế độ lao tù khắc nghiệt dưới chế độ Cộng sản mà thôi)
Những bạn nào đã từng vô nằm “chuồng cọp” ở các trại tù cải tạo tất thắc mắc: đi cùm trong nhà kỷ luật cùng lắm là một hai tháng, trại cần gì phải đưa tư trang cá nhân của tù vào làm gì? Quí vị thắc mắc cũng phải thôi vì đây cũng là thắc mắc của chính tôi lúc đầu. Nhưng chỉ 10 phút sau khi cửa phòng biệt giam số 5 đóng lại, tôi hiểu ra ngay số phận của mình.
Tôi sẽ không có ngày ra khỏi phòng biệt giam này trừ phi bỏ thân nơi đây hay có một đột biến nào về chính trị ở bên ngoài trại giam. Những tiên đoán của tôi được kiểm chứng bằng thời gian gần 5 năm liên tiếp trong những cái hộp bé tí bị cô lập hẳn với thế giới bên ngoài trước khi tôi được chuyển về một trại bình thường và ở gần Saigon hơn, đó là trại Z-30A ở Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh, nơi trước đây đặt bộ chỉ huy của Trung Ðoàn 54 Bộ Binh/VNCH.
Ngay buổi chiều hôm đó, khi vẫn còn loay hoang chưa biết làm cách nào liên lạc với Trần Danh San ở xà lim số 3 thì đã tới giờ lãnh khẩu phần cho bữa ăn tối. Trật tự Của là người chia thực phẩm cho các xà lim dưới sự giám sát của trực trại Luật. Tôi và San là những người cuối cùng trong khu biệt giam được chia thực phẩm. Của vào phòng lấy tô nhựa và ca đựng nước của tôi ra ngoài chia khẩu phần ngay trên bậc thềm của xà lim. Tôi thấy anh ta đếm đủ 5 lát khoai mì khô luộc và chan vào đó hai muỗng lớn nước muối. Sau đó dùng cái ca đựng nước của tôi thọc vào trong thùng nước uống múc ra khẩu phần nước uống mà khi cửa biệt giam vừa đóng lại thôi dùng ngón tay để đo mực nước trong ca. Tôi thấy chiều sâu khoảng nửa lóng tay. Rất nhanh, tôi cầm ngay lấy tô khoai, một tay chận khoai mì một tay nghiêng cái tô để lọc hết nước muối xuống thùng nước tiểu nằm trên một lối đi hẹp giữa hai bệ nằm, trước khi nước muối thấm đẫm vào khoai.
Trần Danh San là một trong những sinh viên trường Ðại học Luật Khoa Saigon nổi tiếng là hùng biện và là thần tượng cho lớp sinh viên mới bước vào trường luật như chúng tôi vào đầu thập niên 1960. San nổi tiếng rất mau trong những vụ án liên quan đến chính trị hay tội đại hình. Những bạn bè của anh từ khi còn học trung học ở những trường Pháp và sau này cũng theo đuổi nghề luật như anh cho biết, dù là một tay chơi trong đời sống tư, nhưng khi đã nhận bênh vực cho thân chủ nào anh làm việc hết mình bất kể công sức anh bỏ ra bao nhiêu. Sự kiện Trần Danh San bị đưa vào xà lim kiên giam không làm tôi ngạc nhiên, nhưng dù bị cùm cứng hai chân trên bệ nằm, tôi củng cố nhổm người lên để xem có thể nhìn thấy San qua lỗ tò vò ở giữa cánh cửa phòng giam hay không. Tuy nhiên, các cố gắng của tôi thất bại. Lúc đó tôi mới nhận ra rằng, khi đã bị cùm hai chân thì chỉ có cách nằm ngửa trên bệ ngủ là cái cùm chân ít gây đau đớn cho tôi hơn. Mỗi lần ngồi dậy, tôi phải cố gắng như người tập bụng và những lần như thế hai vòng cùm ở hai cổ chân siết chặt vào da rất đau đớn.
Như mọi người đều biết rằng tại những phòng tập thể dục, người lực sĩ nằm thẳng người trên sàn rồi nhờ một người khác cầm hai chân kìm cứng lại, hai tay của lực sĩ co lại nâng gáy lên và lấy kết sức mình nhấc phần thân thể từ bụng trở lên. Họ làm những động tác này để làm nổi những bắp thịt bụng. Người tù cải tạo ở khu xà lim A-20 Xuân Phước hai chân bị cùm vào thanh sắt trên bệ nằm khi đã nằm ngửa trên bệ nếu muốn ngồi dậy cũng phải làm như thế, nhưng tất nhiên không còn thịt còn mỡ đâu mà phải tập. Do thiếu ăn đã năm sáu năm rồi nên tôi rất gầy yếu, phải cố gắng hai ba lần mới ngồi dậy được, nhưng da ở cổ chân thường xuyên bị trầy xước. Chúng tôi tránh nhiễm độc bằng cách đổ nước muối vào những vết trầy.
Bên ngoài sân khu biệt giam có tiếng của trật tự Của: “Tại sao các anh cứng đầu quá vậy. Trước đây các anh có cả triệu quân mà chưa làm gì được huống chi bây giờ. Chỉ cần các anh bước ra cái xã Xuân Phước này là dân nó đập chết các anh ngay.” San giọng bình thản nhưng đầy diễu cợt: “Thế ạ, nhưng sao tôi thấy từ cán bộ trại trưởng đến cán bộ Lý rồi xuống tới anh nói giống nhau quá. Phải nhìn nhận là các anh thuộc bài lắm. Bữa nào anh trình cán bộ cho tụi này ra ngoài xã mua con gà luộc ăn chơi rồi dân nó có đánh chết cũng cam lòng.” Tiếng Của: “Thôi, đừng có bố láo nữa, tao lại cho một trận bây giờ.” Vừa lúc đó tôi nghe tiếng của trực trại Luật: “Của, mở số 3.” Có tiếng khóa lách cách và có tiếng kéo sợi dây xích ở khóa cửa bên ngoài buồng giam. Tiếng Của hỏi trực trại Luật: “Cùm nó vòng cùm số mấy cán bộ?” Luật giọng gắt gỏng: “Anh làm trật tự hay tôi làm trật tự. Làm sao khóa hai chân nó lại thì làm. Nhanh lên.” Dường như trật tự Của chọn vòng cùm 16 vì sau đó tôi nghe tiếng búa đóng, điều này chứng tỏ cổ chân San lớn hơn vòng cùm nhỏ nhất là 16. Như thế là đau đớn lắm, nhưng tôi không nghe một tiếng kêu la nào của San. Rồi lại có tiếng trực trại Luật ra lệnh cho Của: “Lên trên đội lấy hết tư trang xuống cho chúng nó.”
Chừng khoảng 10 phút sau, Của đi xuống. Tiếng trật tự Luật ra lệnh: “Khám kỹ vào, ngoài quần áo chăn mền, còn tịch thu tất.” Việc khám xét tư trang kéo dài khoảng 15 phút và Của theo lệnh của trực trại Luật mở cửa phòng giam đưa vào cho tôi chiếc ba lộ đựng quần áo. Nhìn chiếc ba lô, tôi nhận ra ngay chiếc ba lô của tôi, nhưng phần bên trong thì không. Như thế vào buổi sáng Hải “bầu” đã “dọn dẹp” tất cả nên tôi yên tâm là tài liệu đã được di chuyển an toàn đến nơi cất giấu.
Trong ba lô chỉ có một cái mền bằng len do Trung Quốc dệt và hai bộ đồ trận vá chằm đụp bằng những miếng vải bao cát, một ca nhựa để đựng nước uống, một cái muỗng nhựa và một tô đựng thực phẩm cũng bằng nhựa đã nứt và được hàn lại bằng một miếng nhựa khác. Cái muỗng, cái tô và cái ca này đã theo chân tôi từ thời gian tôi bị bắt và nằm biệt giam ở nhà tù B-5 Tân Hiệp Biên Hòa ngày 16 tháng 8, 1975. Nó theo chân tôi về đến biệt giam khu ED, rồi ra đến trại Hàm Tân Z-30C. Khi ra tới Hàm Tân, trong một buổi tù ca đêm Giao Thừa Tết 1978, nổi hứng tôi dùng cái tô nhựa của mình làm trống khiến nó nứt toác ra. Việc kiếm để xin anh em một cái tô khác không phải dễ dàng và cũng không muốn phiền ai nên tôi dùng một cộng kẽm mạnh may chỗ nứt toác ra rồi kiếm một miếng nhựa bể khác để hàn đè lên. Do tôi không được khéo tay, nên vết hàn trông thật thảm hại. Nhưng trong tù nào ai cần bày biện làm gì, miễn sao có cái đựng là tốt rồi!
(Ghi chú: Ðầu tiên nhiều cựu sĩ quan khi đi trình diện đã mang theo trong ba lô của mình nào là gà-mên bằng sắt không bị rỉ trên cán gà-mên còn khắc chữ US. Cả những chiếc bi-đông nước cũng vậy, có cả bao ngoài in chữ US bằng sơn đen.
Nhiều người còn mang theo cả cái ca đa năng cũng bằng sắt không rỉ. Nhưng chính vì chữ U.S. (United States) này mà những vật dụng bình thường này trở thành mục tiêu tịch thu của những cán bộ công an trại giam. Lý do chỉ vì họ rất khoái những loại quân trang này của Hoa Kỳ và rất thích lấy lý do nội qui không cho sử dụng vật bén nhọn , vật dụng làm bằng nhôm, sắt, thép nên phải tịch thu. Trại “đền” lại bằng cách cấp phát cho mỗi tù cải tạo một bộ gồm ba thứ hoàn toàn bằng nhựa: tô đựng cơm, ca đựng nước và muỗng để múc. Giai đoạn sau này khi được thăm gặp gia đình, một số tù cải tạo nhắn người thân mang lên cho họ những hàng bằng nhựa tốt hơn và đẹp hơn. Tuy nhiên, chúng tôi không muốn như thế.
Ðã đi tù khổ sai, ăn đói, làm việc nặng, quần áo vá chằm vá đụp thì sá gì một cái tô hay muỗng bằng nhựa, không vạ gì mà phải làm đẹp thêm cho một chế độ lao tù coi con người không hơn một con vật như vậy. Cho nên nhiều tù cải tạo giữ những vật dụng bằng nhựa này cho tới khi ra khỏi cánh cổng nhà tù dù đã phải hàn những chỗ nứt bằng những cách dùng một bao bì bằng nylong hơ vào ngọn lửa cho chảy ra thành một chất nhựa dẻo rồi nhỏ xuống những vết nứt. Một số anh em tù cải tạo ý thức cao hơn cũng muốn mang theo những trang phục và những vật dụng từng dùng hàng ngày trong tù về làm kỷ niệm khi họ nhận được giấy ra trại, nhưng hầu hết không ai mang ra được. Lý do dễ hiểu là trước khi cầm trong tay cái giấy xuất trại để ra khỏi cổng nhà tù, tư trang của họ vẫn bị khám xét, khám còn kỹ hơn lúc còn ở trong trại. Tất cả quần áo, vật dụng dùng trong tù phải bỏ lại hết và không người nào được mặc quần áo rách hay vá khi ra cổng trại. Tại những trại mà tôi trải qua, những người được thả không phải được kêu tên để nhận giấy ra trại về ngay đâu. Họ bị tập trung vào một khu nhà khác bên ngoài trại tù để khai lý lịch và nghe giảng chính trị. Sau đó người nào không có một bộ quần áo nào lành lặn thì được cấp một bộ đồ tù mới may bằng vải thô xám. Thành thử khi ra khỏi trại, người tù cải tạo nào cũng ăn mặc tươm tất. Chỉ có nước da xanh mét và thân thể như cái xác ve của người tù cải tạo là có khả năng cáo chế độ lao tù khắc nghiệt dưới chế độ Cộng sản mà thôi)
Những bạn nào đã từng vô nằm “chuồng cọp” ở các trại tù cải tạo tất thắc mắc: đi cùm trong nhà kỷ luật cùng lắm là một hai tháng, trại cần gì phải đưa tư trang cá nhân của tù vào làm gì? Quí vị thắc mắc cũng phải thôi vì đây cũng là thắc mắc của chính tôi lúc đầu. Nhưng chỉ 10 phút sau khi cửa phòng biệt giam số 5 đóng lại, tôi hiểu ra ngay số phận của mình.
Tôi sẽ không có ngày ra khỏi phòng biệt giam này trừ phi bỏ thân nơi đây hay có một đột biến nào về chính trị ở bên ngoài trại giam. Những tiên đoán của tôi được kiểm chứng bằng thời gian gần 5 năm liên tiếp trong những cái hộp bé tí bị cô lập hẳn với thế giới bên ngoài trước khi tôi được chuyển về một trại bình thường và ở gần Saigon hơn, đó là trại Z-30A ở Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh, nơi trước đây đặt bộ chỉ huy của Trung Ðoàn 54 Bộ Binh/VNCH.
Ngay buổi chiều hôm đó, khi vẫn còn loay hoang chưa biết làm cách nào liên lạc với Trần Danh San ở xà lim số 3 thì đã tới giờ lãnh khẩu phần cho bữa ăn tối. Trật tự Của là người chia thực phẩm cho các xà lim dưới sự giám sát của trực trại Luật. Tôi và San là những người cuối cùng trong khu biệt giam được chia thực phẩm. Của vào phòng lấy tô nhựa và ca đựng nước của tôi ra ngoài chia khẩu phần ngay trên bậc thềm của xà lim. Tôi thấy anh ta đếm đủ 5 lát khoai mì khô luộc và chan vào đó hai muỗng lớn nước muối. Sau đó dùng cái ca đựng nước của tôi thọc vào trong thùng nước uống múc ra khẩu phần nước uống mà khi cửa biệt giam vừa đóng lại thôi dùng ngón tay để đo mực nước trong ca. Tôi thấy chiều sâu khoảng nửa lóng tay. Rất nhanh, tôi cầm ngay lấy tô khoai, một tay chận khoai mì một tay nghiêng cái tô để lọc hết nước muối xuống thùng nước tiểu nằm trên một lối đi hẹp giữa hai bệ nằm, trước khi nước muối thấm đẫm vào khoai.
Kiểu tra tấn vượt xa Ðức quốc xã!
Trước đó, P. Ð.
Nh. là người nhóm sĩ quan đầu tiên trải qua những đòn trừng phạt không trại
nào có trong chuồng cọp sau khi anh tổ chức cuộc lãng công gọi nôm na là “No
Eat, No Work” (Không Ăn thì Không Làm) đã chuyển đạt cho tôi một kinh nghiệm về
những điều cần làm để đối phó với chế độ “hai muỗng cơm, hai muỗng nước và hai
muỗng muối” trong biệt giam. Anh nói: “Việc
cần làm ngay đầu tiên của Alpha (tên anh em gọi tôi theo mẫu tự đầu của Việt
ngữ) là phải chắt nước muối khỏi tô khoai
mì ngay lập tức, sau đó chỉ ăn một chút cầm chừng thôi. Nước uống thì đừng vội
vã ực một hớp là hết ngay. Hãy làm chậm và nhạt cơn khát của mình bằng cách uống
từng nửa muỗng một, không nuốt mà để nước nhỏ từng giọt xuống chân răng rồi thấm
dần vào cổ họng, cơn khát sẽ dịu xuống dần dần. Việc cần làm thứ hai là mỗi khi
bị gọi đi thẩm cung thì cố gắng kéo dài thời gian thẩm cung và số lần thẩm
cung. Ðể làm gì? Alpha cần lợi dụng những lần này để xin uống nước. Mình phải
giở trò lì ngay: nói thẳng với chúng là nếu không được uống nước thì không có sức
đâu mà nói và cương quyết tốt yêu cầu chúng đem Alpha ra sân trại bắn bỏ. Khi
được dẫn trở lại phòng giam, Alpha đái ra cái ca nước. Nước tiểu lúc đó còn nhạt
dễ uống và không nguy hiểm.”
Bài học mưu sinh thoát hiểm của P.Ð.N khá chính xác, nhưng trường hợp của tôi không giống trường hợp
của anh. Anh chỉ phải ở trong thời gian vài tháng, nhưng tôi phải ở một thời
gian dài hơn nhiều, cho nên cái trò nhục hình này chỉ xảy ra vào tuần những tuần
lễ trước và sau khi tôi bị thẩm cung. Ngoài thời gian ấy, chúng phát nước uống
trở lại mức bình thường nghĩa là một phần tư ca nước cho mỗi bữa ăn. Những thời
gian bị “đì” và phải ăn chế độ được tính toán theo công thức “qui ra” cơm canh
như dưới đây:
Năm (5) lát khoai mì = 2 muỗng cà phê cơm
Nửa lóng tay nước uống = hai muỗng “canh đại dương”
Nửa lóng tay nước uống = hai muỗng “canh đại dương”
Tôi hiểu ngay đây là một lối giết người dần dần bằng cách
làm cho người tù bị phù thũng vì “ăn mặn và uống ít nước.” Vì thế, tôi giảm việc
ăn tới mức tối đa nghĩa là có bữa chỉ ăn hai lát khoai mì. Ðói kinh khủng,
nhưng ngược lại bớt khát hơn. Người tôi gần như lả đi, nhưng vẫn cảm thây đầu
óc tỉnh táo. Tôi tập uống nước theo kiểu đếm từng giọt để cho cơ thể quen dần,
chịu đựng được những cơn khát cháy cổ họng. Việc tập luyện cộng thêm với việc
ngồi yên, tập trung và thở đều có khả năng làm cho cơn khát tạm dịu xuống. Khát
cộng thêm với muỗi hành vào ban đêm nên suốt đêm tôi không thể chợp mắt được
chút nào. Không khí trong chuồng cọp mùa hè nóng như một lò than, ngột ngạt,
khó thở. Nhưng chỉ khoảng 5 giờ chiều dù vẫn còn chút ánh tà dương lọt qua cửa
tò vò của xà lim, muỗi rừng đã kêu như sáo. Loại muỗi rừng này nhỏ mình đen thẫm
và có vân, chích vào người đau, da phồng rộp lên như nổi mề đây và ngứa. Mặc áo
thì nóng hừng hực không thể nào chịu được mà cả cởi áo ra thì bị những đàn muỗi
tấn công. Suốt đêm tôi chống trả bằng cách dùng chiếc áo vung lên không trung.
Ðến khoảng 5 giờ sáng, khi tay mỏi nhừ thì nằm vật xuống ngủ thiếp đi.
Khi trật tự mở cửa vào lúc 6 giờ sáng để trực trại Luật
điểm số xem ban đêm có tù nhân nào phá được cái cùm sắt 16 ly trổ nóc bê tông của
xà lim trốn hay không, nhìn xuống sàn nằm, tôi có thể thấy hàng trăm xác muỗi,
có nhiều con còn động đậy. Hóa ra những con muỗi này hút máu đến no nê không
bay nổi lăn kềnh ra. Dùng bàn tay chà một lượt, máu muỗi đỏ bàn tay.
Cũng mất đến 3 ngày sau tôi mới tìm cách liên lạc được với
Trần Danh San nhờ một em tù hình sự nằm ở biệt giam 6 tức là ngay cạnh xà lim
tôi đang nằm.
Thông thường cách liên lạc trong tù tốt nhất là dùng
morse mà anh em chúng tôi gọi nôm na là “tạch tạch xè.” Morse là phương pháp
truyền tin cổ điển. Tôi biết sử dụng morse do tình cờ. Khi phục vụ tại Hệ Thống
Truyền Thanh Quốc Gia, Sở Thời Sự do tôi điều hành, về phương diện tổ chức
không có Phòng Kiểm Thính vốn luôn luôn thuộc Sở Kỹ Thuật, nhưng về hoạt động tức
là công việc hàng ngày lại nhắm vào phục vụ cho Sở Thời Sự. Nhiệm vụ của Phòng
Kiểm Thính tức là nghe xem những đài sau đây nói gì hàng ngày: Ðài Giải Phóng của
Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, Ðài Tiếng Nói Việt Nam của Hà Nội, Phần
phát thanh bằng Việt ngữ của Ðài Mạc Tư Khoa (Liên Xô), Phần phát thanh Việt ngữ
của Ðài Phát Thanh Bắc Kinh (Trung Cộng), Phần phát thanh Việt ngữ của Ðài BBC,
Phần phát thanh Việt ngữ của Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA và đặc biệt Phần phát tin
bằng morse của hãng thông DKP (Ðông Ðức). Ðây là một hãng thông tấn chuyên gởi
đi những bản tin bằng morse bằng ba thứ tiếng Ðức, Pháp và Anh nhằm lũng đoạn
thế giới tự do. Kỹ thuật của họ là “lấy một phần sự thật của các bản tin quốc tế
được xác nhận và thêm vào những chi tiết do họ chế tạo ra chỉ để gây bất lợi
cho Hoa Kỳ và thế giới Tây phương.”
Chẳng hạn như năm 1968, tổng bí thư theo chủ nghĩa xét lại
của đảng Cộng sản Tiệp là ông Ducek bị bắt sau khi ông giấy lên cuộc Cách Mạng
Nhung vào mùa Xuân tại Tiệp Khắc thì lập tức 3 giờ đồng hồ sau, đài DKP cho
phát đi một bản tin xác nhận Tổng Bí Thư Ducek bị bắt và ông đã đồng ý đọc một
bản phản tỉnh “xin lỗi nhân dân Tiệp.” Thời điểm nói trên, các phương tiện
thông tin không có nhiều như hiện nay nên khó phối kiểm tin này. Cuối cùng
chúng tôi biết đây là một tin dởm mà DKP đưa ra để nhằm kiểm soát sự thiệt hại
cho đảng Cộng sản Ðông Ðức mà thôi nhờ bảo một bản tin của hãng thông tấn Pháp
sau đó. Ngoài nhiệm vụ kiểm thính, Phòng Kiểm Thính, gọi nôm na là Phòng Thâu
Tin còn phải phụ trách coi 4 máy viễn ấn tự của các hãng thông tấn quốc tế nổi
tiếng lúc bấy giờ như Reuters, Associated Press (AP), United Press
International (UPI), Hãng thông tấn Pháp AFP. Hệ thống truyền thanh Quốc Gia có
hợp đồng ký với những hãng này và họ đặt máy viễn ấn để chúng tôi có thể lấy
tin trực tiếp với họ và chuyển thành tiếng Việt.
Phòng kiểm thính phải nghe và thu những tin tức này các
đài nói trên, rồi ngồi nghe lại đánh máy ra nội dung, một bản sẽ chuyển cho văn
phòng tổng giám đốc, bản thứ hai sẽ chuyển xuống Sở Thời Sự để tôi và các chủ
bút đọc. Thấy gì cần khai thác và phản tuyên truyền, tôi có trách nhiệm phải
triệu tập phiên họp các trưởng phòng Bình Luận và Chủ bút Tin Tức để thảo luận
về nội dung cần phải phản tuyên truyền. Phòng Kiểm Thính có hai nhân viên nghe
morse rất giỏi. Tôi tìm hiểu và tập nghe morse từ hai nhân viên này sau khi họ
hướng dẫn tôi cách nghe và sử dụng. Khi đi tù, ngồi tẩn mẩn tôi nghĩ ra việc
dùng morse đơn giản hơn và để giết thì giờ, tôi hướng dẫn San cách liên lạc bằng
morse đơn giản để sử dụng trong những trường hợp cần thiết, chẳng hạn như khi
vào biệt giam có thể liên lạc với nhau.
Nhưng trường hợp các xà lim biệt giam ở khu biệt giam trại
A-20 khá phức tạp vì chỉ khi nào hai người nằm sát nhau ở hai bệ nằm ngăn bằng
bức vách chung thì mới sử dụng morse gõ vào tường được. Còn nếu nằm hai xà lim
cách nhau thì khi gõ vào tường người bên kia chỉ nghe những tiếng động bị
“echoed” (tạm dịch là bị vang vọng) và bị cộng hưởng nên không thể nhận ra được.
Trong suốt 3 ngày tôi gõ mấy lần, nhưng rõ ràng San không thể nhận ra những điều
tôi muốn nói. Nhưng vào buổi tối ngày thứ tư kể từ khi vào biệt giam, tôi bỗng
nghe người bạn tù ở phòng số 6 tức là nằm ngay sát tôi lên tiếng. Tôi nghe văng
vẳng nhưng khá rõ:
“Anh..... số.... 5... ơi...
Em..... là.... Trí.... tù... ở.... đội.... hình.... sự.... Anh.... không......
cần.... gõ.... vào.... tường.... Muốn... liên.... lạc... anh..... chỉ.... cần....
nói....... lớn...... và... chậm.... Bên... kia... sẽ..... nghe....”
(Ghi chú: mỗi dấu chấm là tượng trưng chữ bị “echoed,”
nhưng rất nhẹ, cho nên nói với tốc độ càng chậm càng nghe rõ)
Tôi thử và tập luyện với người bạn trẻ tù hình sự nằm ở
biệt giam 6 vào nửa đêm hôm sau. Kết quả khá tốt. Trường hợp hai xà lim nằm
cách xa nhau, chẳng hạn như ở xà lim hai muốn liên lạc với xà lim 10 nếu gặp
khó khăn thì có thể nhờ một xà lim nào ở gần giữa tiếp vận. Trong suốt thời
gian 4 năm nằm xà lim ở Phân Trại E của tại A-20, tôi dùng phương pháp này để
liên lạc với các xà lim khác: linh mục Nguyễn Văn Vàng dòng Chúa Cứu Thế ở xà
lim 10, linh mục Nguyễn Luân, một linh mục mới chịu chức còn đang tập sự tại
nhà thờ chính tòa Phan Thiết bị suyễn khá nặng ở xà lim 7 và dĩ nhiên Trí ở xà
lim 6, số 4 bỏ trống, rồi xà lim 3 là nơi luật sư Trần Danh San mới bị đẩy vào,
xà lim số 2 là nơi hai linh mục Nguyễn Quang Minh và Nguyễn Huy Chương (vụ nhà
thờ Vinh Sơn) bị cùm chung và ở xà lim 1 là phòng biệt giam Nguyễn Ðình Quý một
sĩ quan cảnh sát phục vụ tại Bộ Tư Lệnh CSQG. Liên lạc theo kiểu nói chậm mà
chúng tôi gọi là “phương pháp của người robot” có điều không thuận lợi là chúng
tôi phải nói bằng bạch văn, người ở các xà lim khác có thể nghe và hiểu câu
chuyện. Hơn nữa, bọn vệ binh có nhiệm vụ tuần tra khu vực xà lim vào ban đêm có
thể nghe thấy. Dù không hiểu rõ lắm nội dung việc thông cung giữa các tù nhân
biệt giam, chúng cũng can thiệp để cắt ngang các câu chuyện giữa chúng tôi bằng
cách đạp chân vào khóa cùm xuyên qua bức tường phía chân cùm trổ ra phía ngoài.
Mỗi lần như vậy, các vòng cùm siết chặt hai cổ chân tù nhân xà lim chuyển động
khiến cho họ đau đớn vô cùng.
Nhưng đồng thời chúng tôi hiểu rằng luật lệ mở cổng khu
biệt giam và các phòng biệt giam vào ban đêm rất khó khăn, chỉ trường hợp bất đắc
dĩ phải đưa tù nhân mới vào biệt giam hay tù nhân biệt giam bị bệnh chết đột ngột,
trực trại mới chịu vào mở cổng. Cho nên, tù nhân khu biệt giam nếu bị bệnh đột
ngột vào ban đêm liên quan đến tim mạch sẽ cầm chắc cái chết. Lý do chính khiến
trực trại chỉ mở cổng khu biệt giam vì anh ta lười cũng có, nhưng yếu tố chính
là do vấn đề an ninh. Ban đêm vào khu xà lim, trự trại phải mang theo ít nhất
là hai vệ binh súng dài và một hoặc hai trật tự. Chúng sợ bị tù nhân xà lim tấn
công cướp súng trốn trại, nhất là sau vụ cướp súng tại bãi lao động để trốn trại
của 6 sĩ quan xảy ra gần một năm trước đó.
Cá nhân, trong thời gian đầu bị “đì” phần nước, tôi hết sức
giới hạn việc liên lạc với San và những phòng biệt giam khác trừ trường hợp thật
cần thiết để thông cung. Lý do rất dễ hiểu: nói nhiều thì khát nhiều. Với 4 muỗng
nước mỗi ngày, cổ họng cháy bỏng chỉ cần nói một hai câu là tôi có cảm tưởng
cái màng mỏng ở lưỡi gà rộp lên. Tình trạng kéo dài khoảng 10 ngày. Trong mười
ngày đó biện pháp đối phó của tôi là giảm ăn tới mức tối đa. Tôi chỉ ăn khi nào
thấy chân tay bủn rủn và người toát mồ hôi lạnh. Cộng thêm vào với phương thức
này là ngồi thiền theo phương thức mà một tu sĩ Phật giáo thân với tôi là Thượng
tọa Thích Huệ Ðăng chỉ dẫn: nếu hai chân bị cùm thì ngồi duỗi thẳng chân ra,
thân mình phải thẳng thành một góc 90 độ với hai chân, hai tay chống nhẹ xuống
đùi và thở ra hít vào thật nhẹ, phải đếm mỗi lần thở trong giai đoạn đầu để đầu
óc thảnh thơi không suy nghĩ gì cả, quên tất cả mọi chuyện kể cả chuyện đói,
chuyện khát.
Ba bốn ngày đầu thì còn chật vật, nhưng kể từ ngày thứ
năm kể từ khi vào biệt giam có thể là vĩnh viễn, tôi thấy mình quen dần với
phương thức “thiền kiểu biệt giam” này. Nó đã khiến tôi có thể bớt việc nghĩ đến
khát và khiến tôi tin tưởng mạnh hơn vào ý chí chống lại kiểu nhục hình này
trong nhà tù cộng sản.
A20 Vũ Ánh
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét