Với những ai đã từng biết những quái ác tàn độc của những trại tù trong hệ thống nhà tù cải tạo dày đặc tại Việt Nam sau biến cố Saigon thất thủ 30 tháng Tư năm 1975… đều không chút ngạc nhiên về cách thế xưng hô bắt buộc do kẻ thắng trận là Việt cộng miền Bắc bày ra giữa tù nhân cải tạo (quân cán chính VNCH) với quản giáo (Việt cộng) ở những trại giam tù cải tạo trên toàn quốc sau tháng Tư đen 1975.
Tù nhân bị buộc phải gọi cán bộ quản giáo bằng cán bộ, hay bằng “ông” [“ông”: ở các trại tù Phú Túc (quận Hiếu Đức nay VC nhập chung vào thành quận Hòa Vang), trại An Điềm (Đại Lộc), trại Sườn Giữa (thuộc trại An Điềm nhưng cao hơn, xa hơn An Điềm và nước độc hơn), trại Tiên Lãnh (quận Tiên Phước)… thuộc vùng ngược miền núi tỉnh Quảng Nam đầy hiểm trở và ma thiêng nước độc), và tự xưng là tôi… dù “ông” đó tuổi chưa đáng tuổi con của những tù nhân VNCH vừa bại trận.
“Ông Be”, chính là tù nhân chính trị A20 còn rất trẻ, cho tới ngày anh bị tà quyền xử bắn 1982 chỉ mới ba mươi tuổi… nhưng sao lại được anh em chiến hữu đang ở tù lẫn bọn cán bộ quản giáo trại tù khét tiếng tàn ác Thung Lũng Tử Thần này gọi bằng ÔNG sau khi bị xử bắn vì vượt ngục???
Vài hàng về xuất thân của Ông Be
Ông Be tức anh Phan Văn Be Theo dòng chữ anh em A20 lập bia mộ ghi nhầm trong các ảnh chụp dưới đây - tháng 5/2015. Nhưng thực ra chắc chắn họ tên anh chính xác là Phạm Văn Be, sinh 1952 tại xã Phước Thạnh, quận Châu Thành, tỉnh Kiến Hòa (ven bờ sông Ba Lai), trước 75 anh là lính trinh sát Trung Đoàn 10 / Sư Đoàn 7 Bộ Binh quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đóng tại ngã ba Tháp tỉnh Kiến Hòa (tức Bến Tre theo danh xưng của Việt cộng sau 1975)
Sau khi cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam, tại Kiến Hòa có 2 tổ chức kháng cộng phục quốc sớm nhất đó là Mặt Trận (MT) Quốc Gia Liên Kết do anh Nguyễn văn Mười và anh Trần văn Hiếu tức Tám Hiếu (TPX tức đoàn Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội do anh Tám Hiếu sáng lập) cầm đầu.
Tổ chức thứ hai là MT Dân Quân Phục Quốc. Năm 1976, anh Be được anh Trương Kim Chi móc nối vào MT Dân Quân Phục Quốc và giao trọng trách tổ chức và kiện toàn lực lượng nầy tại tỉnh Bến Tre chuẩn bị cho đại cuộc lật đổ bạo quyền cộng sản.
Hoạt động chưa đầy năm thì MT Dân Quân Phục Quốc bị lộ và anh em bị bắt (1977) gồm nhiều anh trong đó có các anh anh Hiếu và anh Mười bị tử hình cùng ngày mà khác chỗ, anh Be và nhiều anh khác bị xử chung thân. Vụ này, bạo quyền cộng sản xử vội trong các cái gọi là phiên tòa (rừng rú) của chúng vào 1979 và các án tử thi hành trong năm.
Kiên Cường & Vượt ngục Bến Tre
Giáp Tết Mậu Ngọ 1978, anh Lê Ngọc Vàng (*) chỉ huy một cánh quân chuyển về Bái Đầm thuộc xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre, các anh em tù phục quốc đang bị giam trong trại hay tin này nên lên tinh thần và quyết tâm tổ chức phá khám.
Khu P5 -phòng 5- tại khám lớn Bến Tre là nơi VC chỉ dùng để nhốt những thành phần có Án Chữ chớ không phải Án Số, tức những thành phần đầu vụ kháng chiến phục quốc có tổ chức và những thành phần được Việt cộng gán cho là “có nợ máu với nhân dân”, tức là mang ý nghĩa nguy hiểm cho chế độ của chúng.
Mồng 2 Tết Mậu Ngọ 1978 anh Be cùng với các anh Phơi (cựu Cảnh Sát Quốc Gia), anh Mười Tây, anh Nhân, anh Hòa rắp tâm phá khám lớn (khám lá) tại thị xã Bến Tre, là nơi các anh vừa bị giam vào sau thất bại 1977.
Cuối năm 1977 qua 1978, anh em tại P5 được các anh em tù đi làm rộng ra bên ngoài, mua và chuyển dần về một số dao mác để làm khí giới, đúng đêm giao thừa cùng nguyện nếu xẻ trái dưa có ruột trắng thì biểu hiện của điềm xui rủi, còn nếu ruột đỏ thì là điềm tốt đẹp, làm việc gì cũng thành công. Giờ giao thừa bổ dưa ra nhằm trái dưa có ruột đỏ, nên anh em lên tinh thần rất cao.
Giây phút khởi sự, anh Lê văn Hòa và anh Rừng cầm dao từ P5 chạy lên cổng trước trại giam –cách chừng 100m, giết chết tên Lấn Giám thị trưởng, đoạt được khẩu K59. Liền đó 2 anh thừa thắng xông ra chỗ tên gác cổng, nhưng không may, anh Rừng bị trúng đạn vỡ bụng chết tại chỗ, anh Hòa nhanh lẹ cầm khẩu K59 xông lên bắn tên gác cổng và bỏ chạy sau thu được khẩu AK 47 của hắn.
Bên trong, anh em nhất loạt vùng lên làm chủ tình thế vừa chiến đấu với bọn cai tù đang còn ngỡ ngàng vì không khí các ngày Tết khiến chúng vẫn còn buông lơi trong việc canh giữ tù.
Trong diễn biến đó, anh Be dũng cảm chiến đấu rất hiên ngang giữa ban ngày và được dân chúng chào đón như các người hùng trở về giải phóng người dân Bến Tre khỏi ách cộng sản sau tháng Tư đen 1975. Trong vụ phá ngục nầy còn có nhiều người hùng sát cánh cùng anh Be.
Anh Be có dáng người nhỏ con, tính tình vui vẻ hòa đồng nhưng rất kiên cường và anh hùng khẳng khái, thời là trinh sát Bộ Binh, anh chỉ là hạ sĩ quan nhưng tinh thần quốc gia rất cao, sau khi miền Nam thất thủ anh cũng giữ nguyên khí khái, không hề chịu khuất phục bạo quyền.
Sau khi giết chết tên Lấn (Giám thị trưởng khám lá Bến Tre), phá kho súng, anh không giết những tên cán bộ trại giam mà bắt chúng giam trở lại vào trong Phòng 5 nơi mà anh và các anh em khác vừa bị nhốt mới đây. Chủ ý của anh Be là tấn công địch nhằm mục đích sống còn và chiến thắng chớ không chịu rút lui và đầu hàng.
Trong một trận quyết chiến với 1 tốp công an VC (dưới quyền chỉ huy của Trần văn Chiến tức Hai Chiến lúc ấy là trưởng ty công an Bến Tre) mấy ngày sau, anh Be bị bể một cánh vai và bị VC bắt sống.
Viên đạn thù bắn trúng bả vai khiến anh bị vỡ một bên vai và sau lần ấy, anh Be và đồng đội bị bắt lại tại ngã tư Phú Khương, mang án chung thân với viên đạn thù vẫn còn nằm nguyên trong vai, máu mủ vẫn còn rỉ chảy cho tới ngày bị đưa ra A20.
Sau chuyến phá ngục ấy, anh và đồng đội bị VC xử án chung thân năm 1980 ở Bến Tre và đến 1982 bị chuyển thẳng từ Bến Tre ra A20 Xuân Phước Phú Yên cùng với vụ của anh Mười và Hiếu tức MT Quốc Gia Liên Kết .
Vượt ngục ở A20
Nhóm vượt ngục lần nầy toàn là người của tỉnh Bến Tre cùng vụ anh Be, vừa mới chuyển ra A20 là anh em đã mau chóng toan tính tổ chức vượt ngục liền, vì tinh thần nầy các anh đã được hun đúc từ thời P5 của nhà giam tỉnh Bến Tre 2 năm trước, trong vụ nầy còn có Thiếu Úy Hải Quân VNCH Nguyễn Văn Hiệp, vì kháng cự nên bị VC bắn chết tại chỗ, việc này lấp trong loạt diễn biến đầy sôi động và kiên cường của thuở đó nên ngày nay ít ai còn nhớ tới, nhắc tới. Trước 1975, Thiếu Úy Hiệp bị thương một bên mắt khi giao tranh với cộng quân.
Trong nhóm vượt ngục từ Bến Tre, có Lê Văn Hòa vốn được anh Lê Ngọc Vàng là người đỡ đầu cho (nghi thức rửa tội do Linh Mục Phạm hoàng Điềm thực hiện ngay trong nhà tù), và các anh đã hạ quyết tâm dù có bị đưa đi giam ở bất cứ nơi đâu cũng phải vượt ngục chứ không chịu thủ phận chờ ngày thả.
1982, lúc anh em Bến Tre vừa mới chuyển ra nên khi còn bị nhốt chung phòng, chính Triệu là người nhắc lại lời đồng tâm đã nguyện và khởi xướng lại quyết tâm vượt ngục, còn Hiệp đóng góp và phân tích, Tây –Nguyễn Phương Tây, là Trung Úy địa phương quân QLVNCH- quyết định cưa song sắt. Lúc ấy, các anh đã cùng nhận định lợi dụng lúc mới chuyển ra này, nhà trại không kịp để ý thì tổ chức vượt ngục sẽ dễ dàng hơn bởi anh em e rằng sau khi ổn định tù nhân thì nhà trại có thể tổ chức lại và phân anh em ra tứ tán thì việc cùng chung lưng đâu cật rắp tâm vượt ngục sẽ khó hơn nhiều. Đây là việc cấp bách và hệ trọng bởi anh em ai cũng ý thức rằng, VC cực kỳ tàn ác, nếu chuyện vượt ngục bất thành thì coi như cầm chắc cái chết thảm khốc dưới bàn tay của lũ quỷ đỏ vô thần mất hết nhân tính.
Nhân lúc ấy Lê Văn Hòa được nhà trại phân công trực sinh đã cùng các anh em khác (cũng từ Bến Tre ra) âm thầm cưa song sắt. Khi đã phá được song sắt, anh em lợi dụng lúc nhà trại tổ chức bữa văn nghệ ngày Xuân, đã đồng loạt vượt ra. Hòa đi thoát.
Anh Be, Lê Văn Triệu, Hiệp đều vượt rào thoát ra được khỏi trại, nhưng do vì toàn là những người sống quen với vùng đồng bằng sông nước Nam phần nên khi gặp rừng núi hiểm trở, lạ địa hình lại không thông thạo vì chưa ở đây lâu… cho nên các anh không biết đường đi thoát. Cả tuần lễ các anh cứ lẩn quẩn ở vùng núi gần quanh trại A20 chứ không đi xa được, phần vì bị đói nhiều ngày nên việc dò đường thoát đi của các anh thập phần khó khăn…
Cũng nên biết thời đó (7 năm sau khi miền Nam thất thủ) toàn quốc lâm vào cảnh đói kém chưa từng thấy do chính sách kinh tế Sô Viết quái đản ngăn sông cấm chợ mà tập đoàn cộng sản Hà Nội bê nguyên xi về Việt Nam áp dụng… đã khiến người dân sống quanh vùng Xuân Phước vốn đã nghèo nàn lạc hậu nay còn nghèo khổ hơn bội phần. Chỉ cần bọn quản giáo trại tù hứa cho 1 chiếc áo, quần hay 1 tấm chăn đắp thôi chứ chưa cần đem thực phẩm gạo thóc ra dụ, là họ cũng sẵn sàng hè nhau đi truy tìm tù nhân vượt ngục đem về nộp để lãnh thưởng.
Khi bị phát hiện thì Hiệp bị bắn chết, Be, Triệu, Phương Tây bị bắt trở lại. Anh Nguyễn Phương Tây trước đây bị kêu án 20 năm thì nay bị xử lên chung thân, Lê Văn Triệu 20 năm lên chung thân, anh Phạm Văn Be trước đây chung thân nay lên tử hình.
Theo anh Lê Ngọc Vàng, năm 1990 khi anh bị chuyển ra A20 (từ trại tù Z30A Xuân Lộc) thì có gặp anh Lê Văn Triệu. Triệu có chỉ cho anh Vàng những cụm núi nằm trong vùng núi chung quanh trại A20 là nơi mà các anh cứ bị lẩn quẩn cả tuần mà không đi thoát được 8 năm trước. Triệu nhìn nhận chung thất bại nầy phần lớn do Triệu, bởi Triệu trước đây còn là học sinh, nhỏ tuổi, không kịp thích nghi với gian khổ cũng như không có kinh nghiệm địa hình địa vật…Triệu vốn là học trò của một người bạn (chung vụ với) anh Vàng ở huyện Ba Tri, Bến Tre 1977 (tức vụ Mặt Trận Dân Tộc Tự Quyết, bị bắt 1978, ra tòa 1982)
Thời các tổ chức kháng chiến phục quốc vùng Kiến Hòa (Bến Tre) còn có các anh hùng Lê văn Bé, Trần thị Bạch Phượng, ở Long An còn có anh hùng Nguyễn văn Te.... thuộc MT Dân Tộc Tự Quyết, chúng tôi hy vọng sẽ dần bổ túc và tái hiện lại đầy đủ hình ảnh, nhân dáng của những lớp người tiền phong anh hùng này.
Ông Be
Anh Be là người trai rất hiền lành, khiêm tốn, khi nói hay cười, dáng nhỏ con với cặp mắt mí lót, da ngăm ngăm chứng tỏ con người rất lì lợm, gan dạ, anh chưa có gia đình, nhà nghèo và đơn chiếc, với tính tình dễ thương như thế, không ai có thể ghét anh được.
Theo những ký ức chưa phai mờ trong những người anh em cựu tù chính trị A20 đang còn ở trong nước cũng như đã vượt thoát ra hải ngoại thì anh Be sau khi bị bắt lại đã bị bọn cai tù VC ở A20 đánh đập dã man bởi tính khi can cường không chịu khất phục kẻ thù của anh. Chúng rất hèn hạ, đã ỷ thế lại còn dùng số đông đánh đập hành hạ một người tù thất thế. Khoảng 1 tuần sau chúng đem anh Be ra xử vội trong một “phiên tòa” ngay tại trại A20. Theo nhiều anh em thuở ấy cho biết, anh Be không thể có mặt vì gần như đã bất tỉnh bởi sự đánh đập, bỏ đói nhịn khát suốt mấy ngày hung hiểm đó, anh Be hầu như đã đi vào cõi hôn mê.
Án chúng hô xong là đem anh ra bắn ở cây me to mé trái lối mòn đi vào lô 17 (cây me này nay đã không còn sau hơn 30 năm…) vào một ngày tháng 2/ 1982. Các anh A20 cũng không quên chi tiết khi chúng bắn anh Be xong, bạn tù khiêng anh đi tẩm liệm và mai táng còn thấy rõ những vết đạn thủng trước ngực anh chẳng có rỉ máu ra bao nhiêu… như thể bọn cai tù đã hành hạ anh Be đến “hết máu” trong cơ thể!
Anh Be được chôn tại một khoảnh đất nhỏ ở chân đồi cách chỗ xử bắn chừng hơn 200m. Mộ anh được đặt nông vội tạm ở kế một lạch nước nhỏ tuôn chảy xuống từ trên phía cao của ngọn đồi này, quanh đấy có rất nhiều hòn đá non vàng nhạt nhỏ to vô định hình do đó ngày ngày anh em bạn tù đi làm ngang qua lúc đi cũng như lúc về, chẳng ai bảo ai đều tự nguyện tìm một hòn đá quanh đấy mà đắp lên mộ. Vì các anh em tù A20 e rằng nếu không được đắp đá dần lên như thế thì theo thời gian tàn phá cộng với lạch nước chảy như thế sẽ khiến mộ anh Be rất dễ bị xói lở dẫn đến mất dấu hẳn. Chính nhờ việc làm có ý thức này lâu ngày thành một tập quán mà mộ anh Be mới còn có thể tồn tại đến ngày nay tuy tháng 5/2015 này khi chúng tôi đến cúng viếng anh, thì thấy phần nấm đất trên mộ cũng như sụt thấp xuống chứ không cao nhiều như thời 20 năm trước trong trí nhớ của các bạn tù A20.
Ngôi mộ thiêng của người anh hùng
Cũng theo anh em A20, sau khi chết đi, anh Be rất thiêng.
Rất nhiều tên quản giáo VC ngang ngạnh vô thần chẳng coi Trời Phật ra gì mà khi ngang qua mộ anh (trong những lần dẫn tù đi làm), chúng cũng tự nguyện tìm một hòn đá đắp lên mộ như bao nhiêu anh em bạn tù khác của anh Be. Sau này có tên tự kể lại rằng chúng đã từng bị anh “phạt” nặng tới nỗi chúng đã rất khiếp sợ mỗi khi đi ngang qua đây, và phải noi gương các anh em tù đắp đá lên mộ thì mới được yên thân.
Cựu A20 Phạm Văn Thành nhớ lại...: “năm 1994, tôi có lần được cho ra đội 12 tát ao bắt cá cho giám thị đem bán. Anh Phan văn Bàn chỉ về hướng một cây lớn, bảo "Mộ anh Be ở đấy! Rất linh! Công an, Cán bộ... đều né không muốn đi qua ...".
Buổi chiều tôi cố nài nỉ người sĩ quan võ trang canh tù nhưng bất thành. Y ta nói "ở đây có ngôi mộ lớn và đẹp, xây bằng đá ong ... của một vị lãnh tụ Phong Trào Cần Vương, anh có đến đấy thì đưọc, nhưng anh Be thì không ..." .
Tôi đã đến ngôi mộ của vị lãnh tụ Cần Vương ấy để đưọc nhìn gần hơn về mộ anh Be! Chỉ thấy bạt ngàn cỏ và cỏ ...”
Với anh em bạn tù thì mỗi khi ai bị đi lạc trong núi, cứ việc khấn nguyện “Ông Be” là y như rằng sẽ tìm được lối ra.
Kể từ tiếng linh thiêng của Ông Be, ngay cả bọn cai tù cũng phải gọi anh bằng Ông Be chứ nếu chỉ cần bọn chúng thất kính khi nói tới anh thì sẽ bị anh “phạt” nặng.
Từ sợ hãi dần dần chuyển sang mê tín. Chẳng ai ngờ bọn người tàn ác vô luân vô thần cộng sản, lại rất tin vào một linh hồn bị chúng giết chết oan uổng là anh Be… sẽ phù hộ cho chúng trúng vé số hay trúng số đề!!! Bọn quản giáo rất thường hay ra mộ anh nhang khói và cầu xin số đề khởi từ đó!
Thăm Mộ anh Be
Vào một ngày hè tháng 5/ 2015 nắng như đổ lửa ở cái vùng Phú Yên này, chúng tôi trực chỉ Xuân Phước sau khi ghé chợ Phước Lộc sắm sửa vài thức đơn sơ như nhang trầm, hoa, rượu và trái cây mang lên cúng mộ anh Be.
Chúng tôi chọn ngày Chủ Nhật để tránh mọi sự gặp gỡ ngoài ý muốn.
3km sau khi đi từ Chí Thạnh trực
chỉ La Hai, đây là ngã ba Phụng Niên, còn cách La Hai 10km
Từ chợ Phước Lộc đi lên Xuân Phước.
Còn 6km
Ngã Ba đi A20... lên Kỳ Lộ (rẽ phải)
Cách đây chừng hơn 4
tháng, chúng tôi cũng đã có viếng chớp nhoáng mộ anh Be dịp cận Tết Ất Mùi 2015.
Tuy mộ anh Be nay đã biến dạng khá nhiều so với bao năm qua nhưng vì mới đi thăm nên chúng tôi nhớ chỗ dừng thật chính xác, nếu không từng đi 4 tháng trước thì nay thật khó mà tìm ra vì cảnh vật đã đổi thay quá nhiều so với những mô tả của các anh cựu A20.
Tuy mộ anh Be nay đã biến dạng khá nhiều so với bao năm qua nhưng vì mới đi thăm nên chúng tôi nhớ chỗ dừng thật chính xác, nếu không từng đi 4 tháng trước thì nay thật khó mà tìm ra vì cảnh vật đã đổi thay quá nhiều so với những mô tả của các anh cựu A20.
nếu theo con đường đất mà đi thẳng
quá điểm "4" thì sẽ vào phân trại B khi xưa (nay bọn chúng đã dẹp
bỏ B - C - D để làm một thủy điện nhỏ khoảng sau năm 2000)
Mộ anh Be không người chăm sóc cho nên cỏ mọc lút đầu rất khó nhìn thấy. Cái lạch
nước nhỏ khi xưa nay đã không còn, chỉ nghe người địa phương nói lại rằng vào
mùa mưa chính thức thì chỗ lạch nước ấy vẫn còn nước chảy xuống từ trên đồi cao
nhưng mạch nước yếu và rất chóng khan khi mùa mưa dứt.
Khi đi hết khúc quanh ven theo ngọn đồi (trong ảnh có mũi tên xanh bên trên) thì tới mộ. Lần này chúng tôi khá ngạc nhiên khi thấy có 1 ngôi mộ đắp nấm đất sơ sài không bia nằm kế mộ anh Be… Vì mua theo 3 bó hoa nên chúng tôi mang qua “hàng xóm” 1 bó và thắp nhang cho bên đó nữa.
Khi đi hết khúc quanh ven theo ngọn đồi (trong ảnh có mũi tên xanh bên trên) thì tới mộ. Lần này chúng tôi khá ngạc nhiên khi thấy có 1 ngôi mộ đắp nấm đất sơ sài không bia nằm kế mộ anh Be… Vì mua theo 3 bó hoa nên chúng tôi mang qua “hàng xóm” 1 bó và thắp nhang cho bên đó nữa.
Sở dĩ chúng tôi ngạc nhiên vì lần thăm mộ anh Be trước Tết Ất Mùi vừa rồi chúng
tôi chưa thấy có ngôi mộ này. Sau cuộc Nổi Dậy lừng tiếng hồi tháng 10/1994 của
hàng trăm tù chính trị A20, tà quyền Hanoi đã vội vã dời hết tù chính trị ra
Đầm Đùn Thanh Hóa. Từ đó tới giờ, A20 chỉ là trại tù hình sự nên có lẽ đây là
nơi an nghỉ của 1 tù nhân hình sự xấu số mới vừa tạ thế.
Trên đường đi vào mộ, chúng tôi có gặp 1, 2 tù nhân (mặc bộ đồ sọc tù)
chăn bò đi tha thẩn trên lối đường đất lên lô 17 này.
Giữa khung cảnh núi đồi nắng cháy hoang sơ cỏ lá của Thung Lũng Tử Thần…chúng tôi như quên đi cái nắng như thiêu hơn 400C khắc nghiệt ngoài trời, để chỉ còn nghe nỗi tràn dâng xúc động từ tim mình, chúng tôi như thấy rõ nét người tù Phạm Văn Be anh dũng ngày nào, dễ mến nhưng kiên cường vượt ngục chứ không chịu tù đày trong vòng giam nghiệt ác của giặc cộng.
Giữa khung cảnh núi đồi nắng cháy hoang sơ cỏ lá của Thung Lũng Tử Thần…chúng tôi như quên đi cái nắng như thiêu hơn 400C khắc nghiệt ngoài trời, để chỉ còn nghe nỗi tràn dâng xúc động từ tim mình, chúng tôi như thấy rõ nét người tù Phạm Văn Be anh dũng ngày nào, dễ mến nhưng kiên cường vượt ngục chứ không chịu tù đày trong vòng giam nghiệt ác của giặc cộng.
Trong ban trưa lặng lẽ, anh em chúng tôi người cắm hoa vào bình, người rót rượu
ra ly, người thắp nhang, người bày dăm quả trái cây đơn sơ ra dĩa để thực hiện
nghi lễ thiêng liêng trước phần mộ anh Be.
Phần Mộ: Phan Văn Be. Năm Sinh
1952.
Sinh Quán: Bến Tre
Tử: tháng 2 – 1982 (không rõ ngày)
Lập Bia: T V
A20
Trong tâm cảnh thiêng liêng rợn người giữa một bên là Thung Lũng Tử Thần, một bên là mộ anh Be, chúng tôi đã đồng lòng khấn như sau:
“Kính anh Be
Hôm nay anh em chúng tôi có chút lòng thành đến kính viếng hương hồn anh, cầu mong anh chóng siêu thoát về miền tịnh độ, cầu anh sống khôn thác thiêng xin anh phù trì ủng hộ cho quốc thái dân an, đất nước sớm thoát ách bạo tàn cộng sản, cầu anh phù hộ cho công cuộc của anh em quốc gia đang trực diện đấu tranh gạt bỏ bạo quyền… được an toàn, hanh thông và mau chóng dễ dàng thành tựu mọi sự.”
“Xin hồn anh linh thiêng về hỗ trợ cho anh em Nhóm Cựu Tù A20 gặp được nhiều thuận lợi và đồng tình của đồng bào còn tha thiết với tiền đồ của quê hương xứ sở…
Khi đại cuộc viên thành, Chúng tôi nguyện sẽ dựng lại ngôi mộ anh thành một nơi trang nghiêm kỳ vỹ để vừa làm nơi chiêm bái cho các lớp hậu duệ mai hậu, vừa làm một chứng tích trước công luận về sự tà mỵ, độc ác của bạo quyền cộng sản Hà Nội bán nước hại dân”
Sau nghi thức tưởng niệm và khấn nguyện anh Be như trên, chúng tôi quay về mà lòng ngậm ngùi khôn nguôi trong cái nắng cháy nung người giữa hè 2015 miền Trung Việt Nam.
Nhóm Thư Viện Phạm Văn Thành,
Việt Nam tháng 5/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét