12/5/19

ĐIẾU VĂN KHÓC NHÂN SĨ Ignatio PHẠM VĂN TƯỜNG

Thưa quý vị,
Trước anh linh của Nhân sĩ PHẠM VĂN TƯỜNG, toàn thể thành viên của Đại Hội Diên Hồng Thời Đại Chúng tôi xin cúi đầu tưởng niệm và nguyện làm hết sức mình để tiếp tục chí hướng cao cả của Bậc Trưởng Thượng, một đời ấp ủ lý tưởng yêu nước thương dân, hoài bão Phục Hưng Hào Khí Diên Hồng để cùng với toàn thể đồng bào Việt Nam góp phần trong công cuộc Cứu Dân Cứu Nước. Thưa tất cả quý vị,
Trong cõi trăm năm
Bể dâu định cuộc
Mây sầu ngun ngút trời cao,
Gió thẳm sóng xa biển lớn …
NHỚ LINH XƯA:

11/5/19

Hoa…mùa chinh chiến


 A20 Lê Phi Ô

                     Thương em nén tiếng thở dài
                  Nợ em một cuộc tình phai mất rồi ! *

   Tôi chợt thức giấc, miệng khô đắng vì khát. Theo thói quen tôi ngồi bật dậy để tìm nước uống, vừa xoay người chống tay ngồi lên, cạnh sườn trái tôi đau nhói, tôi nằm vật xuống… cơn đau thật khủng khiếp làm trán tôi vã mồ hôi !

   Cái đau làm tôi tỉnh hẳn, những hình ảnh trước khi bị thương hiện rõ mồn một trong trí. Thiếu úy Long Trung Đội trưởng TrĐ1 kiêm Đại Đội Phó nhảy qua một mương trầu vừa khoát tay ra lịnh trung đội tấn công thì trúng đạn khiến anh té sấp xuống không cựa quậy. Trung đội 2 của tôi ở bên phải TrĐ1, tôi cho tràn lên đánh xuyên hông địch để cứu nguy TrĐ1. Cối 82 ly của địch bắn cản tạo thành một vùng khói lửa mịt mù và bây giờ tới phiên tôi bị thương, đang cùng binh sĩ xung phong thì một mảnh đạn cắm vào giữa 2 xương sườn xô tôi té nghiêng và rớt xuống một mương nước. Khi chưa kịp hôn mê, lẫn trong làn khói lửa mịt mù tiếng Trung Úy Đức đại đội trưởng đang điều động đại đội xung phong chiếm mục tiêu… rồi tôi lịm đi.

17/2/19

VUI BUỒN TRẠI TỴ NẠN


A20 Bùi Đạt Trung

Sau lần bị bắt thứ hai với tội danh “Có hành vi chống lại XHCN”, chúng đem xe Falcon lại chở mình tôi (cứ như Bộ trưởng…) vào trại Phan Đăng Lưu ở Gia định cùng một đêm với NT Nguyễn Ngọc Tiên K.23 (Tư Rè).

Sau 7 tháng không khai thác được gì chúng kêu ra đọc lệnh thả với nội dung như sau:

“Xét hành vi không đáng bị bắt giữ, cho về”. Đọc xong chỉ muốn “mếu” mà thôi, ở yên cũng không xong, thế là trong vòng một tháng tôi đã chuẩn bị “Tìm đường cứu nước”, đi đường bộ qua Campuchia rồi qua Thái Lan.

Đường đi này cũng nhiều Hỉ Nộ Ái Ố lắm, người ta bị Hải tặc còn mình thì bị Đạo tặc, nhưng chuyện hơi dài, để lúc khác vậy…

Kẹt ở Miên 2 tháng, đến tháng 9 thì qua đến Thái Lan và vào trại Phanatnikom, một trong 3 trại tỵ nạn của Thái, 2 trại kia là Sikiu thuộc biên giới Thái Miên, còn trại cuối là SongKhla gần biên giới Thái Mã.

15/2/19

"CHỨC SẮC" trong TÙ





Vào thời điềm 1984; lúc đó tôi đang ở trại B của A.20 Xuân Phước, những đặc tính thường xảy ra với các trại là: chuyển trại, chuyển nhà hay chuyển "Đội". Mục đích để hóa giải những âm mưu nổi loạn hay vượt ngục cùng những lý do khác....

Thời gian lạnh lùng trôi đi, "Lịch" cứ mỗi ngày mỗi chồng chất không biết khi nào ngừng. Lúc đó một đội Tù gồm 3 Tổ, điều hành đội gồm Đội Trưởng, Đội Phó,Thư ký và 3 Tổ Trưởng.


14/2/19

Chiến tranh và Hòa bình



Hồi Ký Chiến Trường – A20 Lê Phi Ô

   Trước ngày ký kết Hiệp Định Paris chừng 3 tháng (gần cuối năm 1972) lúc đó tôi (người viết) đang là Tiểu Đoàn Phó TĐ344/ĐP nhận lệnh hành quân liên tục. Nhiệm vụ chính là vừa lùng địch vừa tìm những tản đá lớn trong rừng, càng lớn càng tốt có bề mặt bằng phẳng để vẻ cờ VNCH nền vàng 3 sọc đỏ để việt cộng không bảo với Ủy Ban Quốc Tế kiểm soát đình chiến rằng đó là vùng đất của chúng theo mưu đồ giành Dân, lấn Đất kiểu ngưng bắn “Da Beo”.

   Khi hành quân, chúng tôi mang theo cờ vải c lớn để treo trên ngọn cây cao và sơn để vẽ cờ VNCH trên những tản đá lớn để khi Trực Thăng chở Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến bao gồm nhân viên của 4 nước tham dự Hội Nghị Paris mà 2 nước thuộc phe cộng sản và 2 nước thuộc khối tự do, họ sẽ căn cứ vào vùng đất có treo cờ VNCH để xác nhận vùng đất đó của ta (kế hoạch nầy từ trung ương đưa xuống đã phá hỏng được âm mưu giành dân lấn đất của bọn “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN” trước Hội Nghị Paris).

  

26/11/18

LỐI THU XƯA


A20 Lê Phi Ô
  
Sáng nay vừa nhận được bài thơ của chị Uyên Thúy Lâm từ Boston, Massachusett:
TÌM NHAU
(tặng Huynh Lê Phi Ô)
Thời hoa niên yêu em không ngỏ,
Để bây giờ năm tháng tìm nhau.
Vẫn mơ ước vẫn hoài nhung nhớ,
Thu sang mùa vàng lá rơi mau.

4/8/18

Phượng !


A20 Lê Phi Ô

Có tiếng động nơi bực thềm, tôi xoay người nhìn ra cửa và… bỗng nhiên tim đập mạnh làm tôi choáng váng giây lát, miệng khẽ gọi:

- Phượng.... Phượng ! 

Cô gái dạ nhỏ một tiếng và hỏi lại: 
        
- Chú… à anh… anh gọi em hả ?

Tôi ngơ ngác:

- Không…ờ…không...

Cô gái hơi tròn mắt rồi xoay người để tránh cặp mắt tôi đang ngơ ngác như kẻ mất hồn. Tôi nhìn sửng em như bị thôi miên, những hình ảnh của một thời quá khứ xa xăm hiện về trước mặt thật rỏ và cũng thật gần.

Tôi ước chừng tuổi em chưa tới 30, Phượng của tôi bây cũng đã hơn 60 nên không thể nào là em được. Nhưng sao giống quá, khuôn mặt, vóc dáng bên ngoài và cả miệng cười tôi không thể nào biết đích thực ai là em và ai là… Phượng của tôi.
    
                                                *****


10/6/18

Xuống Đường 10-06-2018


A20 Nguyễn Thanh Khiết

                 "chống gậy xuống đường"







6/2/18

Những ngày cuối cùng tại Bình Thuận


Tác giả Phạm Ngọc Cửu

Ngày 4-4-1975 : Bỏ Ngỏ Bình Thuận.

Sáng mồng một tháng 4-1975, một cuộc họp được coi là lịch sử, đã được tổ chức tại Phòng khách danh dự trong Tòa Hành Chánh tỉnh, gồm BCH. Hành chánh, Tiểu khu và bảy Quận trưởng. Ðây là một buổi họp đặc biệt, mục đích để tìm cách đối phó hữu hiệu với đoàn di tản chiến thuật, từ Cao nguyên và Miền Trung, sắp tới Phan Thiết vì kể từ đêm qua tới nay, Bình Thuận vẫn không hề nhận được một chỉ thị hay câu trả lời ‘Ðã ghi nhận’ , chừng ấy thôi, từ BTL SĐ23BB, QĐ2,Trung tâm hành quân của Bộ TTM/QLVNCH và Phủ Thủ tướng. Thời gian này, tại địa phương, VC chỉ quấy rối lẻ tẻ nhưng không gây thiệt hại nào đáng kể. Xa hơn, tình hình chiến sự Lâm Ðồng, vừa được Trung Tá Tỉnh Trưởng Vương Ðăng Phong cho biết rất sôi động, nhất là tại mặt trận giáp ranh với Quận Ðịnh Quán (Long Khánh). Phía Nam, QL 1 đã bị VC bít cứng ở Rừng Lá (Bình Tuy), quân số tập trung cả Quân đoàn, với ý đồ chuẩn bị một trận tấn công khủng khiếp vào SÐ18BB tại Xuân Lộc. Ở Bình Tuy cũng đã lập một nút chặn rất hùng hậu, từ Căn cứ 10, ở Ngã ba cây số 46 chạy tới Thị xã La Gi, với mục đích giải giới Ðoàn quân trên.


20/7/17

Những viên gạch cũ



(Viết cho Trại Trừng Giới A20)

Những viên gạch cũ còn trên đất
đất nhuộm máu ai đỏ một màu
những viên gạch vỡ từ quá khứ
chồng lên nhau thành đống thương đau
viên lớn bể đôi rêu đã bám
viên nhỏ thời gian sớm phai màu
trên lối này chân thấp chân cao
đá sỏi dọc ngang làm chảy máu
Đám gạch lót đường trăm năm ấy
đón đưa chi triệu bước chân qua
kẻ thất phu dẫm lúc chiều tà
người cao quí đạp ngày nắng ngả
ta lăn lóc trong bầy gạch đá
mấy mươi năm tên tuổi không còn
phút cuối đời ngó núi cùng non
thành quách dở dang - vô phương chọn
Nhìn kẻ cùng đường vung tay hét
múa giáo gươm diệu võ dương oai
chỉ mua danh bán đức vô tài
dẫm đám gạch lót đường qua ải
Ôi đám gạch giờ nằm vương vãi
bốn hướng tha hương chẳng một lời
thuở xa xưa lót dặm đường đời
tan thành bụi, trên đường chưa tới
          A20 nguyễn thanh khiết
          (nhớ ngày Quốc Hận)
          20-07-2017

17/7/17

CÀ PHÊ LÍNH



San Jose có cà phê lính
Có tách trà thơm ngát yêu thương
Có những chàng trai đầu đã bạc
Xa lìa cố xứ nhớ quê hương
Có cô em nhỏ còn thương lính
Tóc xõa vai mềm dáng thướt tha
Ghé lại đôi lần thơ với nhạc
Ấm lòng chiến sĩ ở phương xa
Giọng hát của em thoáng chút buồn
Nghe như rả rích giọt sầu tuông
Nghe như vẳng tiếng hờn trong gió
Thương xót đời hoa khóc chiến trường !
Ta biết em buồn ta chẳng vui
Tuy vui ngoài mặt dạ ngậm ngùi
Đất nước vẫn còn in bóng giặc
Nung lòng phục quốc dạ không nguôi
Người lính Liên Trường* sống lưu vong
Giòng máu trong tim giống Lạc Hồng
Hẹn một ngày về nơi cố xứ
Không còn cộng phỉ kẻ thù chung
Ta đi tìm lại từng mảng vỡ
Một mảnh dư đồ đã rách bươm
Vá lại từng vùng sông núi lở
Dựng xây bờ cõi, trấn biên cương
Ngày ấy Sài Gòn ta gặp em
Vẫn bờ vai phủ mái tóc mềm
Nụ cười xinh quá vương màu nắng
Ngập ngừng khẽ nói - Ta nhớ...Em !

A20 Lê Phi Ô
*Liên Trường SQTB: Nam Định, Thủ Đức, Đồng Đế, Long Thành.



CÀ PHÊ LÍNH - thơ Lê Phi Ô / nhạc & trình bày Dzuy Lynh.

--- Xin mở Link để nghe nhạc --- (album "Hương Cà Phê Mùa Cũ").



7/5/17

Vĩnh biệt "Cô Ba"


Bỏ hết mày đi ! mày đã đi !
chưa nói câu nào đã biệt ly
Cà phê hẹn hò ! mình tao uống !
tiếc thương mày tao biết nói chi ?

Lứa tụi mình đâu còn mấy mạng
mày tha hương vẫn muốn về đây
gánh sơn hà- cái nợ gió sương
trả hết, trong một lần đứng dậy    

Hôm tao xuống đường - từ xa xôi
mày gọi về dặn dò trăm thứ
lâm trận-đã có mày nung chí
tao hiên ngang giữa đám giặc thù 

Mày mong một lần cùng tuổi trẻ
chống gậy với tao đi biểu tình
hát vang bài ca ngợi quê hương
bằng trái tim thằng từng ở lính


Mày mong đi thăm lom bằng hữu
một lần để trút hết tình xưa
mày về chi tháng tư - trời nắng?
sao lai đi tháng năm - ngày mưa?

Trình ơi! làm sao quên tù ngục
Phú Khánh nóng ran giữa xà lim
Đồng Xuân lũ về đêm ướt mưa
cây đàn vỡ - còn ai so phím?

Chỗ này, mày ngồi đọc thơ tao
bàn tay gõ cố tìm cung bậc
Trình ơi! nhắc chi làm thêm nhớ
âm điệu đau mang theo vào đất?

Vĩnh biệt "cô ba" ! thôi vĩnh biệt !
ngủ yên đi chí cả bằng không
nhục vinh, thân thế mày đâu cần
cứ coi như vừa qua giấc mộng

Trình hởi ! Trình ơi! thôi vĩnh biệt
đường trần, thui thủi một mình tao
hận nước, thù nhà đợi kiếp sau
tao, mày lại cùng nhau một dạo

"Cô Ba" ơi ! lệ lăn trên má
tiễn mày đi ! tao tiễn mày đi!

A20 nguyễn thanh khiết
 06-05-2017
 

20/2/17

Đọc hồi ký “Đời Tôi” của Nguyễn Liệu


Trịnh Bình An



Nguyễn Liệu từng bị kết án lưu đày Côn Đảo bởi Tòa án Quân sự Đặc biệt của chế độ Đệ nhất Cộng hòa, từng bất chấp khuôn phép hành xử thông thường khi đối đầu với Cộng sản và tệ trạng tham nhũng dưới chế độ Đệ nhị Cộng hòa. Nhưng cũng chính Nguyễn Liệu với hai bàn tay trắng đã tạo dựng Quảng Ngãi Nghĩa Thục, một cơ sở giáo dục miễn phí cho học sinh nghèo. Ngôi trường này từng thu hút sự hưởng ứng khắp miền Nam và nhiều tổ chức quốc tế.

10/1/17

TẾT TIỀN ĐỒN


(Kính tặng QLVNCH)

Đồng đội cũ trong tim buồn và nhớ
Áo nhà binh, giày trận, súng, ba- lô
Thịt ba-lát, rau rừng, cơm gạo sấy
Chiều dừng quân thương em gái vô bờ !

Tết tiền đồn, lương khô thay bánh mứt
Bàn thờ Cha bằng thùng đạn Pháo binh
Bình vỏ đạn cắm đầy hoa cỏ dại
Tấm lòng con trong thời buổi đao binh.

Đêm Ba Mươi mượn vài chung nước lã
Thay trà thơm chờ đón phút giao mùa
Nơi quê nhà một mình ai tựa cửa
Thương quá Mẹ già ngóng đợi con xa !

Đón Giao Thừa quây quần trong lô-cốt
Rượu bi-đông uống cạn lãng quên đời
Tiếp tế trễ, chuyền tay từng điếu thuốc
Chúc mừng nhau Năm Mới ấm tình người.

Đời lính chiến chẳng màng gì danh lợi
Trĩu đôi vai gánh vác nợ sơn hà
Mơ ước một ngày thanh bình muôn lối
Khắp thôn làng rộn rã khúc hoan ca. 

Ta đã từng sống một thời như thế
Chí làm trai không thẹn với non sông
Xin cúi đầu tạ hồn thiêng sông núi
Sinh ra ta, con cháu giống Lạc- Hồng !

                                       A20 Lê Phi Ô

TẾT TIỀN ĐỒN
thơ Lê Phi Ô / nhạc Dzuy Lynh
album Hương Cà Phê Mùa Cũ


8/12/16

Một chuyến ra Trung


Chạy một mạch từ Sài-Gòn ra tới Hàm Tân trên chiếc xe gắn máy, tôi nghe chừng đã mỏi, mới biết ở cái tuổi hơn 60 không dễ dàng cho những chuyến đi xa. Dù vậy cũng phải đi, đi cho bỏ những ngày trói chân trong thành phố tù túng, bực bội bởi cái không gian như quá chật, quá hẹp cho cái thú dong ruỗi của mình.

Hàm Tân, danh gọi không quên. Ba năm tôi ở đó, trại Z30D. Cho dù bây giờ nó thay tên đổi họ, cho dù nó được xây dựng nguy nga hơn, kiên cố hơn. Quẹo phải tôi đi thẳng vào cổng trại giam, tất cả thay đổi hoàn toàn, ba mươi mấy năm chứ ít gì. Dù rằng, vào năm 2006 có lần tôi đu dây theo một thằng anh em xâm nhập vào trại này với tư cách là thành viên của một công ty mua bán gỗ, vào trại để thương lượng giá cả cho mấy hecta rừng tràm bông vàng sắp khai thác do trại này trồng. Lúc đó tôi ngang nhiên bước qua khỏi cái cổng luôn được chắn ngang lối vào to đùng như trước các dinh thự, khi bước qua cánh cổng này, tất cả điện thoại cầm tay đều vô dụng. Tôi không nén được  kinh ngạc khi nhìn mấy tòa nhà xây đường bệ theo phong cách, kiểu mẫu của Toà Đô Chính Sài Gòn, nó còn có vẻ lớn hơn và tân kỳ gấp bội.