Một Chiến Công Bị
Quên Lãng
A20 Đỗ Văn Phúc
Trận
tử thủ An Lộc được xem là một trong ba trận đánh lừng danh nhất trong quân sử
Việt Nam Cộng Hoà vào mùa hè năm 1972, mà sau này được nhà văn Dù Phan Nhật Nam
đặt tên là “Mùa Hè Đỏ Lửa”.
Bốn
mươi mốt năm về trước, đúng vào 7 tháng 4, 1972, Cộng quân đã tung ba sư đoàn bộ
binh (5, 7, và 9) cùng thiết giáp ồ ạt tấn công vào thị trấn bé nhỏ An Lộc, nơi
đang là tỉnh lị của tỉnh Bình Long, chỉ cách thủ đô Sài Gòn khoảng một trăm cây
số. Mục tiêu tối hậu của Cộng Sản Hà Nội là chiếm bằng được An Lộc để làm thủ
đô cho cái gọi là “Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam”, nhằm hỗ trợ
cho mục tiêu chính trị của Hà Nội là tạo một uy thế cho đám bù nhìn Mặt Trận Giải
Phóng để có tiếng nói tại Hội Nghị Paris.
Nhưng
sau ba tháng bao vây tấn công một thị trấn nhỏ bé có diện tích chỉ khoảng 4 cây
số vuông, sử dụng đến hàng chục ngàn binh sĩ, hàng trăm xe tăng tối tân, bắn
hàng trăm ngàn viên đại pháo, hoả tiễn, Cộng Quân đã chuốc lấy thảm bại và rút
lui sau khi để lại trên 10000 xác chết cộng với khoảng 25 ngàn khác bị thương.
Trận
tử thủ được xem là chấm dứt vào ngày 7 tháng 7, 1972 khi các đơn vị tăng viện của
Quân Lực VNCH tiến vào An Lộc, bắt tay với các đơn vị phòng thủ và tiếng súng địch
đã ngưng hẳn.
Đã
có nhiều bài viết về trận An Lộc với nhiều chi tiết và nêu danh các quân nhân
anh hùng đã tham gia trận đánh. Gần đây, Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh cho ra mắt cuốn
sách Chiến Thắng An Lộc 1972 dày 418 trang vớí nhiều sử liệu đáng giá.
Nhưng
không rõ lý do gì, trong hơn 400 trang giấy, một trong những người anh hùng có
công đầu trong trận đánh đã bị bỏ quên, hoặc chỉ được nhắc qua một cách mờ nhạt
trong vài câu như chỉ là một trong những chiến binh có mặt, tham gia trận chiến.
Trong các trang 181-183, Phần 1, Chương 11 ghi công trận các vị chỉ huy từ các
Tướng Nguyễn Văn Minh, Lê Văn Hưng, đến các Đại Tá Lê Quang Lưỡng (Nhảy Dù), Trần
Văn Nhật (TQLC), Mạch Văn Trường (Trung Đoàn 8 BB), Lý Đức Quân (Trung Đoàn 9
BB), Nguyễn Văn Biếc (BĐQ), Phan Văn Huấn (Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù), tuyệt đối
không có một câu nào cho Đại Tá Lê Nguyên Vỹ. Chỉ đến gần cuối, ở trang 188, mới
thấy ghi qua loa như sau: