23/4/20

CÔ GÁI CÙNG CHUYẾN XE



A20 Lê Phi Ô


Thưa Bác… ghế nầy có ai ngồi chưa ạ !

- Thưa…Cô, ghế còn trống.

Tôi vội lấy cái túi đeo lưng (backpack) về phía mình trả ghế trống cho người vừa hỏi. Cô gái… thiếu phụ thì đúng hơn, tuổi khoảng chừng ngoài 30. Nàng ngồi xuống cạnh tôi, hương thơm của mùi nước hoa thoảng nhẹ trong không khí ban mai thật dễ chịu. Đã lâu, hình như lâu lắm mùi nước hoa quen thuộc nầy… nhất thời tôi chưa nhớ ra là tôi được thưởng thức hương thơm nầy từ… đâu.

   Tôi kín đáo nhìn ngang để xem người vừa ngồi có quen biết gì không. Ngoại hình và mái tóc có nét gì đó quen thuộc nhưng gương mặt thì không thể nào nhìn được vì nàng mang một cặp kính mát lớn che cả nửa phần trên của gương mặt nhưng… hình như cũng có một nét gì đó quen quen.

22/3/20

ĐỊA PHƯƠNG QUÂN / NGHĨA QUÂN QLVNCH


VIDEO KHÔNG PHẢI VINH DANH TÔI MÀ VINH DANH TOÀN THỂ ĐỊA PHƯƠNG QUÂN/ NGHĨA QUÂN: 

"Đứa con không được chăm sóc của QLVNCH"  

A20 Lê Phi Ô


ĐỊA PHƯƠNG QUÂN / NGHĨA QUÂN QLVNCH
Thực Hiện: LS. Bích Hà




*
Tôi được biết Luật Sư Phạm Bích Hà là con gái của Thiếu Tướng Phạm Văn Đỗng, Bộ Cựu Chiến Binh VNCH đồng thời là con nuôi của Đại Tá Ngô Văn Định (Đồ Sơn) Tư Lệnh Phó Sư Đoàn TQLC/VN.



A20 Lê Phi Ô 



28/12/19

Xin Cầu Nguyện

 A20 Nguyễn Đại Thuật

 Thưa cùng quý bạn A.20,

 Hôm nay là ngày lễ Giáng-sinh, anh em chúng ta rải rác khắp nơi trên thế giới cùng chào mừng ngày lễ tôn-giáo này. Có lẽ trong chúng ta cũng có người không theo đạo Thiên chúa, nhưng sự phổ thông của ngày lễ nầy không khỏi  hằn sâu vào tâm trí ta cái giá trị tâm linh mà tôn giáo nầy trao tặng.

Hiện nay anh em chúng ta là những người chỉ có quê hương thứ hai, còn quê hương thứ nhất, quê hương vàng son nhất của một thời tuổi mộng không biết bao giờ có lại được, mặc dầu ai trong chúng ta, bằng cách nầy hay cách khác, dưới cách đấu tranh nầy hay đấu  tranh khác, tích cực trong việc cứu lấy quê hương để được trở về .

24/12/19

GIÁNG SINH TRONG NGỤC TÙ (Lời Nguyện Trong Tù)


Nhạc và lời: Khuất Duy Trác

Trình bày: VŨ TRỌNG KHẢI
Dương cầm: ĐỨC MINH
Vĩ cầm: QUỐC VINH

Có con chim nhỏ trên hàng rào kẽm gai.
Đứng im than thở; cuộc đời còn có ai?
Này chim có biết nơi đây sống kiếp đọa đày,
sống không ngày mai, như kiếp cỏ cây.
Có ngôi sao nhỏ trên bầu trời giá đêm.
Suốt đêm không ngủ thương ngục tù tối đen.
Nhờ sao đem đến tin vui tới khắp mọi người.
Chúa đã giáng sinh cứu rỗi trần ai.

21/12/19

Vĩnh Biệt A20 Ngô Khắc Tỉnh




Cựu Tổng Trưởng Giáo Dục Ngô Khắc Tỉnh

Ông Ngô Khắc Tỉnh sinh năm 1922 tại Phan Rang.
Ông tốt nghiệp với văn bằng Tiến sĩ Dược khoa  Đại học Toulouse ở Pháp.
Từ năm 1971 đến 1975 làm Tổng trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh Niên thời Đệ Nhị Cộng Hòa.
Từ năm 1975 đến 1988 bị tù cải tạo dưới chính thể Cộng Sản.

Khi ra khỏi trại tù Cộng sản, ông qua Mỹ theo diện ODP được đoàn tụ với gia đình trong tuổi già bóng xế. Ông định cư và sống tại Hoa Kỳ cho đến cuối đời,

Tháng Mười Một năm 2005, cựu Tổng Trưởng Giáo Dục Ngô Khắc Tỉnh qua đời tại San Jose, thọ 82 tuổi.

DIỄN VĂN CỦA ÔNG NGÔ KHẮC TỈNH


DIỄN VĂN CỦA ÔNG NGÔ KHẮC TỈNH
TỔNG TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA GIÁO DỤC VÀ THANH NIÊN
ĐỌC TRONG DỊP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 3518 VÀ
LỄ KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP
VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH
(06 - 5 - 1974)
 
Kính thưa chư tôn Hòa thượng,
Thưa Thượng tọa Viện trưởng,
Thưa Quí vị,

Tôi rất hân hoan đón nhận vinh dự mà Viện Đại Học Vạn Hạnh đãdânh cho tôi, đến chủ tọa lễ kỷ niệm mười năm thành lập Viện ngày hôm nay. Nhân cơ hội này, tôi gửi lời chào mừng chư tôn Hòa thượng, cùng toàn thể liệt Quí vị quan khách.

Thấm thoát mười năm trôi qua. Trong khoảng thời gian qua nhanh như chớp mắt ấy, Viện Đại Học Vạn Hạnh đă thắng lướt không biết bao nhiêu khó khăn, thử thách để trưởng thành và dầndần hoàn tất mục tiêu dự liệu.Với một cơ sở khang trang và đầy đủ phương tiện giảng huấn bậc Đại học như hiện có, cộng thêm những nổ lực không ngừng nhằm kiện toàn chuơng trình giảng dạy, cải thiện lề lối sinh hoạt của sinh viên,

11/12/19

Người Hát Rong Trong Hầm Xe Điện Ngầm

 A20 Nguyễn-Đại-Thuật


 Con tàu TGV nối liền thành-phố Dijon-Paris ngừng tại điểm đến ga Lyon. Phú xuống xe, kéo va-li đi dọc theo hành lang ga, xuống hầm xe điện ngầm để đón xe về khách-sạn.


Chiều thứ sáu, đang là giờ cao-điểm cuối tuần nên hành khách đi lại rất đông. Phú chen đi trong dòng người vội vã, vừa ra khỏi cầu thang cuốn, anh thoáng nghe có tiếng đàn guitar hòa lẫn giọng ca nam nhẹ vang lên trong góc hầm, giọng ca tiếng Việt buồn não, lời bài ca đã lâu lắm anh mới có dip nghe lại:

 

Trời đêm dần tàn, em đến sân ga để tiễn người trai lính về ngàn.

Cầm chắc đôi tay, ghi vào đời tâm-tư ngày nay.

Gió khuya ôi lạnh sao, vấn nhẹ đôi tà áo.

Tàu xa dần rồi, thôi tiếc thương chi khi biết người ra đi vì đời

Trở gót bâng-khuâng em hỏi lòng đêm nay buồn không.

Chuyến xe đêm lạnh không ?  Để người yêu vừa lòng ?

Ngày tháng đợi chờ, em đến sân ga nơi tiễn người trai lính ngày nào

Tàu cũ năm xưa, mang người tình biên khu về chưa ?

Trắng đêm em chờ nghe tiếng tàu đêm tìm về....

 

5/12/19

SỐNG VỚI ĐÀN ANH, KHÔNG PHẢI DỄ.. !



A20 Kiều Công Cự K22

Khóa 22 nhập học ngày 2/12/1965, nhưng phải đợi 5 ngày sau một phái đoàn gồm 52 “nhân tài” của 4 tỉnh Trị -Thiên – Nam – Ngãi, được một chiếc phi cơ quân sự đưa từ Đà Nẵng vào Liên Khương cho đủ túc số 274 người. Thôi thì quí vị “hung thần Khóa 21”, đang huấn luyện khóa 22, đổ cho đủ thứ tội như là các anh biểu tình chống đối, tà tà câu giờ, bạn bè các anh đang thi hành lịnh phạt còn các anh thì đang thảnh thơi.. .. Nhưng “Biệt đoàn B52” vẫn bình tĩnh chấp nhận mọi hình phạt, lắng nghe mọi lời nặng nhẹ… không có gì chống đối hay phản đối (nếu làm ngược lại là chết ngay).. Mà quả thật biệt đoàn này có nhiều nhân tài như Vua Lâm Viên Đỗ Văn Chánh (Quảng Ngãi), thủ khoa Rừng Núi Sình Lầy là Châu Văn Hiền tự Cóc (Huế), hai người thủ Quốc Quân kỳ (có chiều cao nhất khóa) là Trần Đình Thạnh và Phan An (Thừa Thiên). Tội nghiệp Thạnh đã chết trong đợt thảm sát tết Mậu Thân khi cùng người yêu tên Ly về Huế thăm nhà và xin mẹ làm phép cưới. Đặc biệt Huỳnh Văn Thảo (Huế), một trong những người trẻ nhất khóa, đã hy sinh trong khi đi giữ thùng phiếu tại Suối Vàng nhân bầu cử Tổng Thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Đúng là Thảo đã đến Suối Vàng và không bao giờ muốn trở lại Dương Thế và khóa 22A rất hãnh diện ra trường năm 1967 với cái tên của người bạn mình, Khóa Huỳnh Văn Thảo, và thủ khoa khóa 22B Nguyễn Đức Phống (Huế) cũng là nhân tài của biệt đoàn B52. Phống ra trường sau 4 năm học chọn về Thiết giáp và cũng đã “DA ngựa bọc thây” tại chiến trường Campuchia năm 1970. Khóa 23 ra trường có tên gọi là Khóa Nguyễn Đức Phống. Và còn nhiều nữa kể ra không hết.

1/12/19

Ðại Úy KIỀU CÔNG CỰ




CÔ TÔ là biệt danh của Cựu Đại úy KIỀU CÔNG CỰ .
Anh sinh ngày 18/6/1942 tại thị trấn Ái nghĩa, quận Đại lộc, tỉnh  Quảng Nam.
Học Trường Tiểu học Xuân An (Đà lạt), Trung học Trần Quí Cáp (Hội An) và Đại học Khoa học (Sài gòn). Tình nguyện gia nhập Khóa 22 Trường Võ Bị  Đà-Lạt ngày 22/11/1965 và mãn khóa (Huỳnh Văn Thảo) ngày 2/12/1967 .
Tình nguyện về Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến và được đưa về TĐ2/TQLC có Hậu cứ tại trại Lê Hằng Minh (Tam hà, Thủ Đức). Làm Trung đội trưởng Trung đội 42 thuộc ĐĐ4 của Tr/U Trần Văn Hợp. Rồi ĐĐ phó ĐĐ4, Trưởng ban 3/TĐ và Đại đội trưởng ĐĐ4 ( 12/1969) .
Bị thương tại chiến trường Hạ Lào (1971). Xuất viện chuyển về TĐ9/TQLC của Th/tá Nguyễn Kim Đễ, giữ chức vụ Trưởng ban 3 và Đại đội trưởng ĐĐ1cho đến ngày đi học khóa 5/74 Bộ binh Cao cấp tại Trường Bộ binh ở Long Thành.
Mãn khóa học về làm Trưởng ban 3 /TĐ2/TQLC cho đến ngày 30/4/1975.
Gần 10 năm tù CS qua các trại từ Nam ra Bắc.
Qua Mỹ theo chương trình HO 22 ngày 22/11/1993.
Hiện cùng Gia đình định cư tại Anaheim, Nam California.

25/11/19

ĐÀ LẠT, KHUNG TRỜI NGHỊCH NGỢM


        A20 Bùi Đạt Trung 25
    Đó là “Nhất Quỷ, Nhì Ma, thứ Ba Học trò”. Nguyên lý không bao giờ sai, trong tất cả mọi môi trường học vấn, ở bất cứ nơi nào. Chính từ những nghịch ngợm đó mình mới có những kỷ niệm sâu đậm trong cuộc đời khi mình còn son trẻ, đầy nhiệt huyết.
Để ghi dấu những kỷ niệm đó, tôi xin ghi lại một vài khung trời lặt vặt, mà trong đó những bạn nào đã khuất tôi có thể nêu tên, để chúng ta cùng tưởng nhớ các bạn đó, còn những bạn vẫn sống nhăn răng, thì tôi không dám vì sợ những tên này sẽ tìm đến giết tôi như giết người trong mộng, ai muốn đoán ai thì đoán, trời kêu ai nấy dạ.
1.     KHUNG TRỜI “NGHÊU NGAO”
Năm thứ hai, tôi ở Đại Đội D, lầu ba, Nguyễn Minh Chánh ở lầu hai. Ngay chân cầu thang, đối diện với phòng Sĩ quan Cán bộ Đại Đội Trưởng, lúc đó là Niên Trưởng Lê Diêu K16. Một hôm có một giờ tự do không đến lớp, tôi lại phòng Chánh ngồi đấu láo, nghe nhạc. Ngay lúc đó nhạc đang lên bài LỆ ĐÁ, bỗng Chánh ngẫu hứng hát: “Đại Úy Lê Diêu… bao nhiêu tuổi đời……”. Làm tôi cũng ngẫu hứng hát theo: “Đại Úy Lê Diêu…35 tuổi rồi…”. Ai dè lúc đó Đại Úy Lê Diêu vừa lên khỏi cầu thang, ông nghe vậy, liền tung cửa phòng và hỏi: “Ông nào vừa mạ lị tôi ĐỌ ?”

13/11/19

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (Kỳ 14 "Hết")



A20 Vũ Ánh


Vẫn mang nặng trên lưng một gánh thảm kịch

Có lẽ trong số tất cả những người bạn thương phế binh, hiện nay tôi chỉ còn liên lạc được với Tùng. Cuộc sống của vợ chồng Tùng tương đối vững vàng. Hai vợ chồng đã mở được một quán ăn thay cho cái quán cà phê nghèo nàn trước đây. Lá thư Tùng qua e-mail cho tôi cách đây vài tuần cho thấy rằng Cúc và Tùng có thể bành trướng thêm cái quán ăn này, nhưng Tùng nói rằng đời sống của họ như vậy là bonus rồi, không đòi hỏi gì hơn nữa. Nhưng điều Tùng buồn nhất là đám bạn bè thương tật cũ nay không còn tìm lại được đứa nào. Nghèo khó, đói, bệnh tật và những chiến dịch tảo thanh “làm sạch đường phố” khiến cho họ thất tán thêm một lần nữa.

Tùng cho biết có mùa Xuân vừa rồi, anh lên mấy trại được mệnh danh là phục hồi nhân phẩm tại Phước Long để tìm tông tích những bạn cũ, nhưng không gặp được người nào. Tùng viết: “Tại sao em lại lên vùng này tìm các bạn chúng ta, vì bọn họ không biết nhốt những người như chúng em mà phải sống trên hè phố vào đâu, nên cứ hốt được người nào là thẩy lên Sông Bé. Dường như trên bờ con sông này hiện nay là quần đảo của trại giam những phạm nhân nam nữ tệ nạn xã hội. Cái đau của em là những bạn chúng ta là tuy phải sống trên hè phố, họ vẫn sống lương thiện như lối sống của sống của những người lính”.

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (Kỳ 13)



A20 Vũ Ánh

Cái hậu dành cho một thương binh

LTS.- Trong bài 12 của số báo trước, tôi viết dở dang câu chuyện về người thương binh Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Tùng sống bằng nghề bơm ga hộp quẹt trên đường Nguyễn Minh Chiếu. Câu chuyện được tiếp tục trong kỳ này.
Có thể nói gia đình Tùng là gia đình quân đội: Từ bố Tùng cho đến 3 anh lớn của Tùng đều là lính. Tùng cho biết:
- Bố em chỉ là hạ sĩ quan, tử trận trong cuộc hành quân Ðỗ Xá thời Tổng Thống Diệm. Em là con út lúc đó còn ẵm ngửa, không biết gì. Sau này mẹ em mới kể lại. Gia đình sau này sống cũng nghèo khó nhờ vào gánh bún riêu của mẹ em. Ba người anh trên em đều tình nguyện vào trường Bộ Binh Thủ Ðức, phần vì muốn theo con đường của bố em, phần vì cũng muốn đỡ gánh nặng cho mẹ em. Hai anh lớn nhất của em đi trước, hai năm sau đó thì anh thứ ba mới nhập ngũ. Năm 1966, 1967 và 1969, mẹ em và em đón liên tiếp mấy cái tang. Anh Cả em tử trận tại Kinh Thác Lác, Sóc Trăng, giữa năm 1966. Không đầy một năm sau, anh Ba em tử trận vì máy bay trực thăng rớt trước lúc đổ quân ở gần Mỏ Vẹt, Tây Ninh. Người anh kế em chết vì mìn trên đường từ Qui Nhơn đi quận Hoài Ân trong cuộc hành quân mở đường Tháng Mười 1969. Bây giờ gia đình chỉ còn mình em với mẹ em thôi.

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (kỳ 12)


A20 Vũ Ánh

Cũng là để nhận nhau!

Cuộc sống của thương binh Nguyễn Văn Tùng sẽ là một cuộc sống tốt đẹp nếu không có những điều bất hạnh về tình cảm. Tôi quen Tùng tại chiếc tủ bơm ga hộp quẹt trên đường Nguyễn Minh Chiếu Phú Nhuận. Ðó là vào khoảng giữa năm 1990. Nhân một chuyến chở người khách đến một địa chỉ khoảng cuối con đường này, tôi ghé chiếc xích lô vào một quán nước trà vối bên đường để nghỉ mệt, làm một bát nước trà vối và hút điếu thuốc lào. Thuở ấy, những quán cà phê bên lề đường vẫn còn thịnh hành, nhưng thỉnh thoảng người ta vẫn bắt gặp những quán đặc biệt bình dân hơn, chẳng hạn như trà xanh hay trà vối phần lớn của những người từ miền Bắc di dân vào Nam kiếm sống. Quán trà vối này là một điển hình. Người chủ quán kê một chiếc chõng tre trên lề đường, xung quang là những chiếc ghế đẩu thấp, trên chiếc chõng tre là những hũ kẹo đậu phọng (kẹo lạc), bánh đậu xanh, kẹo hạt điều, bên cạnh bà là một nồi nước lúc nào cũng sôi. Nước dùng để pha vào mấy cái ấm bằng sành lớn. Không có ly mà chỉ có những chiếc bát úp chồng lên nhau. Ðúng là hình ảnh của loại quán bên đường ở miền Bắc từng gây những ấn tượng đặc biệt của một thời đã qua.

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (kỳ 11)



A20 Vũ Ánh

“Dù có mất đi đôi chân”

Không phải những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa nào cũng phải sống trên lề đường cả. Nhiều người cũng vẫn còn may mắn có được sự thông cảm và thương mến của vợ con chăm sóc. Một số không nhỏ có vợ hay có con vượt biển sang được Hoa Kỳ hay các quốc gia khác gởi tiền về trợ giúp. Trong những trường hợp như thế, những đau khổ vì khiếm khuyết những phần thân thể của họ còn được an ủi phần nào. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm của tâm hồn họ, những nỗi đau có thể chẳng bao giờ nguôi ngoai. Một người bạn của tôi nằm vào một trong số những trường hợp này. Nguyễn Ngọc Thuấn, chuẩn úy khóa 2/68 trường Bộ Binh, ra trường về phục vụ tại Tiểu Khu Long An, được chuyển sang làm việc tại Ủy Ban Bình Ðịnh Và Phát Triển. Trong chuyến đi thanh sát tại một xã thuộc quận Thủ Thừa, chiếc xe jeep của anh bị trúng mìn Việt Cộng đầu năm 1969. Thuấn bị thương nặng phải cưa cả hai chân.
Trường hợp của Thuấn khá đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp cử nhân luật năm 1965, Thuấn không đi tập sự để ra luật sư. Anh xin vào làm việc ở Bộ Nội Vụ cho mãi đến sau Tết Mậu Thân thì bị gọi động viên. Trong suốt quãng đời công chức, Thuấn quen một người con gái. Mối tình kéo dài khá lâu. Nhưng khi Thuấn mặc áo lính, ý định thành hôn giữa hai người bị đình lại, do ý của Thuấn. Tôi hỏi Thuấn lý do đình hoãn, được anh trả lời: “Mày lăn lộn chốn giặc giã chắc cũng hiểu là khi đã lính tráng rồi, sống nay chết mai đâu biết được. Lấy nhau, nếu tao có mệnh hệ nào thì cũng tội nghiệp cho L.”

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (kỳ 10)



A20 Vũ Ánh


“Cựu tù nhân và những ngày lễ lớn”

Trong giấy tờ ra trại vào cuối Tháng Mười năm 1988, Cục Trại Giam Miền Nam có ghi là tôi bị đặt dưới chế độ quản chế 5 năm. Về ngày hôm trước thì sáng hôm sau tôi đến trình diện công an phường ngay. Trưởng công an phường tôi ở lúc đó là Vinh “đen”. Anh ta khoảng độ 40 ngoài, người Thái Bình, từ bộ đội chuyển ngành sang công an. Khi tôi xuất trình giấy ra trại ra thì anh ta bảo tôi ngồi xuống ghế rồi hỏi: “Anh làm gì mà ở trong trại lâu vậy”. Tôi nói: “Tội phản động”. Vinh “đen” cười cười: “Người ta cũng tội phản động như anh đi ba năm đều về sao anh ở mãi đến nay. Chắc lại chống báng gì trong trại phải không? Thôi, đưa tôi chứng nhận cho và về đời sống này thì đừng có vọng động gì nữa nghe không?” Sau đó, anh ta đưa cho tôi quyển sổ trình diện và dặn: “Anh đi đâu thì tự do, không cần phải xin phép. Chính quyền ta đã đổi mới, nhưng đi đâu ngày nào và gặp ai anh cũng phải ghi đầy đủ vào quyền sổ này, tháng nộp cho tôi một lần”.
Tôi cầm quyển sổ về nhà, và thực hiện y như đòi hỏi của công an phường. Nhưng đến tháng thứ ba thì, Vinh “đen” ký xong, bảo tôi:
- Này anh, tháng sau khỏi trình diện tôi mà cũng khỏi ghi vào sổ. Chỉ cần cũng ngày này một năm sau lại trình diện để tôi hỏi những gì tôi thắc mắc. Nói thật với anh, tôi bận nhiều việc quá mà tiếp anh hàng tháng thì mất hết thời giờ. Vả lại tôi cũng thấy anh tốt rồi.