13/11/19

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (Kỳ 9)




A20 Vũ Ánh


“Chỉ tại tao mất hai chân thôi”

Cổn hơn các bạn đồng cảnh khác là ở anh không phải sống trên vỉa hè. Anh thuê được một chiếc ghế bố trong căn nhà ở cái ngõ hẻm chỉ cách rạp Cao Ðồng Hưng 2 khu phố, chủ nhà của Cổn là một bà cô họ. Con hẻm rộng chỉ vừa cho một chiếc xe đạp lọt qua, nhưng khi vào trong thì được nới rộng ra thêm. Theo bà cô của Cổn, trước ngày 30 Tháng Tư năm 1975, hẻm ngoài không hẹp như thế, nhưng hai bên hẻm có khoảng đất trống bị một số thương phế binh cắm dùi. Ðầu tiên họ cất lên hai căn nhà tạm bằng gỗ, nhưng sau họ bán lại cho người khác miếng đất này. Người chủ mới cất hai căn nhà gạch rồi lại còn lấn thêm vào ngõ hẻm nên mới làm cho phía ngoài con hẻm này thì hẹp mà phía trong vẫn như cũ, rộng rãi hơn.
Người trong ngõ gọi ngõ hẻm của họ là “Ðiểm Du Lịch Số 10”. “Tại sao họ lại gọi như thế?” Tôi hỏi Cổn và được anh giải thích:
- Có gì đâu anh. Con số 10 là con số bù, những căn nhà trong xóm cả mười mấy năm nay không được sửa sang hay quét vôi lại, tất cả những điều kiện về vệ sinh cũng đều là số 10 hết. Nhưng anh thấy trước mắt và phía bên kia đường thiên hạ say sưa tự biến những căn nhà ba từng lầu của họ thành khách sạn mini để đón khách Việt kiều. Những khách Việt kiều sành sỏi thường chọn các khách sạn kiểu nhỏ năm bảy phòng, có khi chỉ vài ba phòng cho thuê khoảng từ 10 đến 20 đô la một ngày. Do có sự đối chọi của những căn nhà bên kia phố khiến cho người dân trong hẻm này gọi đó là Ðiểm Du Lịch Số 9 còn bên này là “Ðiểm Du Lịch Số 10”.

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (Kỳ 8)


A20 Vũ Ánh

Tình nghĩa chỉ là giấc ngủ trưa”
Khi quen một người bạn, dù là thương phế binh, tôi thường hỏi họ về gia cảnh. Ðể biết thôi và để yên tâm rằng chúng tôi là người có thể chia sẻ cho nhau những ngọt đắng của cuộc sống vào thời đó. Ðối với những người mới về từ trại cải tạo như chúng tôi, việc giao du cũng phải hết sức cẩn thận. Vào những năm 1989-1990, những người về sau chót như chúng tôi, tuy vẫn phải sống dưới lệnh quản chế, nhưng cường độ cưỡng chế đã giảm đi nhiều. Nhưng mẹ tôi là người từng sống suốt chiều dài của biết bao nhiêu lận đận do ảnh hưởng của từng giai đoạn lịch sử, từ lúc bố tôi đi kháng chiến, bỏ về thành năm 1949, bị ám sát hụt mấy lần, di cư vào Nam tưởng đã yên nào ngờ lại phải trải qua giai đoạn ghê gớm hơn sau 30 Tháng Tư năm 1975, nên các cụ có khá nhiều kinh nghiệm đối xử với nhiều hạng người sau mỗi sự đổi thay. Cụ thường xuyên nhắc nhở tôi rằng, tuy tình hình xem ra cũng có nhiều thay đổi, nhưng coi chừng “họ vẫn có những dòm chừng đối với những người mà lý lịch còn nặng nề như tôi”. Cụ nói: “Lý lịch của con đã đen ngòm như thế trong khi những tên chỉ điểm của công an giăng mắc khắp nơi, nói năng hay giao tiếp phải cẩn thận chứ không khéo lại khăn gói quả mướp vào tù lại đấy con à”.

Anh trở về trên đôi nạng gỗ: (Kỳ 7)



A20 Vũ Ánh

Cái hậu của một cuộc chiến

Sau cuộc gặp gỡ qua bữa nhậu đó, tôi có thêm một người bạn. Tuy là thương phế binh thuộc về một phe là đối phương của chúng tôi trước ngày 30 Tháng Tư năm 1975, nhưng trong cuộc sống Hoàn có những suy nghĩ tiến bộ và cởi mở. Hoàn nói: “Cả anh lẫn bọn em đều là những người thất bại cả. Nói chung là như vậy, chỉ bọn cầm quyền bòn rút của công là những kẻ thắng lợi. Cứ suy cho rộng hơn thì cả dân tộc này đều thua hết, chỉ vài trăm ngàn đứa nắm quyền mới không ở phe thua như chúng ta”.
Năm 1992, một tháng sau khi tôi đi định cư tại Hoa Kỳ, Hoàn bị bắt trong vụ tranh chấp giữa Câu Lạc Bộ Kháng Chiến và Quân Khu 7. Tính có viết thư cho tôi biết tin Hoàn bị bắt, nhưng anh không thể nói rõ chi tiết được và sau đó tôi bặt tin Tính.
Phải nói rằng, trong suốt 3 năm kể từ khi ra khỏi trại cải tạo cho đến lúc bước lên chiếc TU-134 của Hàng Không Việt Nam để sang Thái Lan, những người bạn thương phế binh của tôi, thuộc cả hai phe, đã trở thành những hình ảnh trong sáng về tình bạn mà tôi không bao giờ quên được. Ðành rằng trong số những người sống cầu bơ cầu bất như họ, không thiếu chi những kể sống thiếu nhân cách, nhưng nói chung thì đều do hoàn cảnh cả và việc giữ gìn nhân cách trong giai đoạn ấy là một việc làm khó khăn vô cùng.

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (Kỳ 6)


A20 Vũ Ánh


 “Què cụt rồi thì còn sợ gì nữa?”

Trong suốt bữa ăn, Hoàn uống nhiều và cũng nói khá nhiều, nhưng vẫn tỉnh táo. Dường như anh ta không say. Anh nói về một số bạn bè anh đã chết trên đường vượt Trường Sơn, tới những lần bị máy bay Mỹ tấn công, tới những đồng đội của anh bị sốt rét chết giữa đường, tới gia đình anh ở ngoài Bắc:
- Em có 6 anh chị em, nhưng chỉ có hai thằng phải vào bộ đội thôi. Một thằng anh của em không phải đi “B” (xâm nhập Tây Nguyên) vì ông ấy lấy được cô vợ con nhà có thần thế ở Hải Phòng. Còn lại mấy chị gái đều đã có gia đình, có con, trước khi chế độ mở chiến dịch đi “B”. Vào đến Tây Nguyên là em bị thương và trở thành phế nhân ngay.
- Khi cậu bị thương đem về quân y viện vùng Tam Biên (ngã ba biên giới giữa Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam, Lào và Căm Bốt), sau khi lành vết thương làm sao mà lặn lội về Bắc được?

Anh trở về trên đôi nạng gỗ: (Kỳ 5)


A20 Vũ Ánh

Một kiểu kinh doanh lạ lùng

Ngày thương binh và xã hội năm 1990, Thuận thỏ, Tính, Tuấn và Cả rủ tôi đến nhậu ở nhà một thương phế binh vốn thuộc quân đội Miền Bắc. Tôi hỏi Thuận thỏ:
- Ngày này đâu phải của các cậu?
- Thì mình ăn ké thôi. Cũng như anh, ngày 2-9 đâu phải của bọn mình mà trong trại vẫn được ngả heo?
- Ai nói với cậu vậy?
- Mấy ông anh họ của em cho em biết như vậy, dù rằng rằng chỉ một con heo mà 800 người ăn, mỗi người chỉ được miếng mỡ bằng 2 ngón tay.
- Mà mấy cậu quen hắn ra sao. Tôi nghe nói vẫn còn cái hố ngăn cách rất lớn giữa thương phế binh của hai quân đội mà?
Tính vội nói:
- Ðúng đấy, mặc dù cũng cụt chân, tay, mất mắt như tụi em, nhưng phần lớn đám thương phế binh của miền Bắc vẫn tưởng họ là người chiến thắng, nhưng suy đi nghĩ lại họ cũng là những kể thất bại không hơn không kém. Riêng tụi em thấy Hoàn chơi được, hắn cũng không ưa gì chế độ này và tính tình cũng đàng hoàng.

12/11/19

Anh trở về trên đôi nạng gỗ: (Kỳ 4)



A20 Vũ Ánh

“Thôi người ta sao mình vậy”

Tôi trở nên quen thân với “nhóm thương phế binh” của Tính chỉ trong một thời gian ngắn sống trên hè phố với họ. Hiên rạp Cao Ðồng Hưng trở thành mái nhà chung của họ vào ban ngày. Ðến khuya họ thường phân tán vào hàng hiên của các ngôi nhà có hàng hiên quanh đấy ngủ để tránh tập trung, công an có thể để ý. Những ngày Mùa Hè đôi khi tôi nằm với họ ở ngoài trời cho mát và vui  thay vì ngủ nhà. Khi nào tôi được khách sộp Việt kiều tặng tiền tip nhiều, đều mua bia hơi đãi cả nhóm. Chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau tới khuya rồi trải poncho ngủ. Tính tìm cách đút lót cho mấy tên công an quận Bình Thạnh thường hay ruồng bố bắt người ngủ ngoài đường phố tống vào các trại tạm trú bằng tiền đóng góp chung của cả nhóm hàng tháng (gọi là trại tạm trú cho oai chứ thật ra là một số trại giam được dựng lên để nhốt đám trẻ bụi đời, xì ke ma túy, gái mại dâm vào mỗi dịp cần “làm sạch” đường phố trong những dịp lễ quan trọng).
Tôi đề nghị mãi Tính mới chịu cho tôi đóng góp một phần số tiền xâu này. Thật ra số tiền góp chỉ đủ mua hai bao thuốc thơm Jet, loại thuốc sản xuất ở Thái Lan, có mùi thơm nồng được chuyển lậu vào Việt Nam qua ngả biên giới Nam Việt Nam mà đám cán binh Cộng Sản rất mê hút.

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (Kỳ 3)



A20 Vũ Ánh


Trở Về Trên Đôi Nạng Gỗ. 

Tôi hỏi Tính:
- Cậu còn gia đình, sao lại phải sống như thế này?
Tính giọng thật thà:
- Những thằng bạn của em sống quanh đây đứa nào cũng có gia đình hết thẩy. Khi vào lính em đã có vợ rồi. Nhưng kể từ sau khi em bị cưa cả hai chân, nói cho ngay là em cũng đổi tính, mặc cảm nên khó khăn ngay cả với vợ em, bắt lỗi bắt phải đủ điều. Cuối cùng chúng em đứt gánh. Thời gian đó em bực bội và chua chát lắm. Sau ngày “đứt phim”, vợ em có quay lại với em, nhưng em tự ái và từ chối vì thực tình lúc đó em nghĩ là vợ em vì thương hại nên mới trở lại. Bây giờ cô ấy đã có gia đình khác và có hai con rồi. Em lại không muốn phiền hà cho mẹ em và mấy đứa em nên em ra sống riêng. Mấy đứa nó đã có gia đình và tránh được cái vụ đi kinh tế mới vì trước ngày 30 Tháng Tư đang là công nhân của Vimitex, sau ngày 30 Tháng Tư vẫn còn được làm. Ngần ấy năm rồi chúng nó cũng vẫn chỉ là công nhân, lương lậu chỉ đủ ăn nửa tháng, con đông nên chúng phải xoay xở với gánh chè cháo trên đường phố. Thấy em thế này chúng nó buồn lắm, nhưng chúng nó buôn gánh bán bưng, nuôi con chưa đủ làm sao giúp mình được. Con em gái út của em mỗi lần gặp em là khóc nài nỉ em trở về, nó nói có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Mỗi lần như thế, em phải gắt lên: Bộ tao đi ăn trộm ăn cắp hay nghiện ngập gì sao, chúng mới để em yên. Mẹ em cũng già quá rồi ở với vợ chồng con em út, nên em không muốn trở thành gánh nặng cho các em. Mà sống như thế này có gì là tôi lỗi đâu phải không ông anh?

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (Kỳ 1 & 2)


A20 Vũ Ánh

Khi người lính trở về mất cả hai chân, họ sống như thế nào?

Cuốc xe chở một người và hàng hóa từ chợ Bà Chiểu về đến cuối đường Huỳnh Văn Bánh (tức Trương Tấn Bửu cũ nối dài) là 800 đồng. Người khách là một bạn hàng tại chợ Bà Chiểu chất lên xe 6 súc vải cộng thêm với thân hình cũng khá phốp pháp của bà. Tám trăm vào thời điểm ấy cũng đã có được một tô phở kha khá hoặc tương đương với một bữa cơm đạm bạc. Hơn nữa, đây là cuốc xe chiều, định bụng sau cuốc này sẽ về nghỉ, nên cũng chẳng cần hơn thiệt bao nhiêu. Nhưng có lẽ vì đây là chuyến xe đầu tiên tôi chạy con đường này nên không mường tượng được chiều dài của nó. Khi thắng xe trước nhà của bà khách, mắt như muốn nổ đom đóm. Kể từ ngày ra trại mới được gần bốn tháng, sức khỏe chưa phục hồi hẳn, ra nghề này, tôi chưa dám chạy những cuốc xe quá xa. Lau mồ xong, tôi tính giúp bà mang vải vào nhà, nhưng bà khách vội nói:
- Thôi ông để tôi gọi các cháu nó mang vào cho.
Sau đó bà rút ví đưa tôi hai tờ giấy một ngàn đồng, cười và nói:
- Tôi biết ông mới ra nghề và cũng đoán mới cải tạo về làm nghề này nên ngơ ngáo chưa định được đường chạy và giá cả. Thường tôi thuê người khác thì phải trả từ một ngàn hai đến một ngàn rưỡi. Nhưng ông cầm lấy số tiền này, biếu ông thêm năm trăm.

10/11/19

Phóng sự: Hoàng hôn chụp xuống Pleiku



A20 Nguyễn Tú

Ký giả Nguyễn Tú tại Virginia Hoa Kỳ

Bài phóng sự ngày 16 tháng 3-1975 trên Chính Luận Sài Gòn.

Lời giới thiệu : Miền Nam Việt Nam thực sự đã không bị sụp đổ trên phương diện Quân sự khi Thị trấn Phước Long bị thất thủ.

Cũng không do việc mất Ban Mê Thuột. Toàn bộ cuộc tái phối trí trở thành cuộc rút lui bi thảm đưa đến việc mất miền Nam thực sự bắt đầu từ lúc Pleiku ra đi.

Sau Khi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II Di tản về Nha Trang, Hoàng hôn chụp xuống Pleiku, Phố Xá Tràn Ngập Người : Trẻ, Già, Lớn, Bé Không Biết Đi Đâu

Nhân dịp tháng 4-2004, 29 năm sau, Dân Sinh San Jose phổ biến 2 bài báo
chụp lại trên vi phim về cuộc rút quân kể trên.

Bài báo thứ nhất đăng trên Chính Luận số 3338 ngày thứ Ba 18 tháng 3-1975 với tựa đề : “Hoàng hôn chụp xuống Pleiku”. Bài báo này do phái viên Nguyễn Tú điện về trong lúc chính ông cũng đang tìm đường tháo chạy.

Bài báo thứ hai trên Chính Luận với tựa đề: “8 giờ đêm Chủ Nhật”, Kontum - Pleiku bi thảm ra đi, bỏ lại phía sau những cột khói, những vùng lửa. Bài này đăng ngày 19 tháng 3-1975 và được ghi là do Nguyễn Tú đọc về, xen lẫn tiếng khóc nức nở của chính ông.

Bài báo thứ hai này đăng trang nhất báo Chính Luận số 3339 được coi là tin tức duy nhất được loan báo về cuộc rút quân ở Cao Nguyên. Bài này đã được các báo ngoại quốc dịch lại và đăng tải trên các hệ thống tin tức Quốc tế.

Hai bài báo kể trên trích trong tài liệu sưu tầm của IRCC dành cho Viện bảo tàng Việt Nam tại San Jose. Ký giả Nguyễn Tú sau thời gian kẹt lại Việt Nam hiện đã qua Mỹ định cư tại DC.


 ***

9/11/19

Gia đình Nguyễn Tường, vinh quang và bi kịch


Mặc Lâm - RFA
24-08-2013

Duy Lam tên thật Nguyễn Kim Tuấn ông sinh năm 1932 tại Hà Nội, là con ông Nguyễn Kim Hòa (mất năm 1963, Sàigòn) và bà Nguyễn thị Thế. Mẹ ông là em gái của Nhất Linh, Hoàng Ðạo và là chị Thạch Lam; mất năm 1997 tại Hoa Kỳ. Duy Lam là thành viên trẻ tuổi nhất, gia nhập Tự Lực Văn Ðoàn năm 1958.  Lúc đó ông mới 19 tuổi.

Tác phẩm của ông gồm truyện ngắn Chồng Con Tôi, Ngày Nào Còn Ðàn Bà, Nỗi Chết Không Rời, Em Phải Sống.  Hồi ký Gia Ðình Tôi. Truyện dài Cái Lưới, Lột Xác.
Ngoài viết văn Duy Lam còn là một họa sĩ tài năng, ông vẽ rất sớm và mới đây có cuộc triển lãm tranh tại tiểu bang Virginia, Hoa kỳ.
Chúng tôi may mắn gặp nhà văn, họa sĩ Duy Lam trong lần triển lãm này và ông cho phép được hỏi đôi điều có liên quan đến Nhất Linh, cha đẻ của Tự Lực Văn Đoàn cũng là người cậu ruột thân thiết của ông.
Xuân Diệu-Thế Lữ-Nhất Linh-Khái Hưng 

8/11/19

CHỮ & NGHĨA



A20 Nguyễn Văn Học - Mũ Nâu Thiện Xạ

       Thưa quý Bạn,

       Hôm tham dự buổi ra mắt của Tân Ban Chấp Hành Hội BĐQ Nam Cali nhiệm kỳ 2006-2008, gặp mấy vị Niên Trưởng - Có một vị gọi tôi nhắc rằng:

       Chú còn quên một thành phần ưa dùng "ngôn ngữ tào lao" nữa, chưa thấy "hỏi thăm", đó là quý ông bà "sssướng ...ngôn viên" tại các đài phát thanh và truyền hình Việt Ngữ, đang hoạt động ở hải ngoại (đặc biệt là miền Nam California).

       Tôi thấy lời nhắc nhở của ông anh này ... chí lý, nên đồng ý làm theo để ông anh khỏi buồn lòng -  Đề cập đến các ông các bà này cũng khá tế nhị, vì khi họ là bạn, lúc họ không phải là ...thù.  Nhưng thường tiếp tay cho kẻ thù để hành hạ "lỗ nhĩ" của bà con hải ngoại, bởi thế nếu muốn nói chuyện phải quấy với những người này, ta phải coi đây là một trận đấu....võ mồm, căn cứ vào đó, nên tôi mạn phép quý bạn ghi bài viết này là "Hiệp 2", thay vì "tiếp theo" như bình thường, khi ta muốn nối tiếp một bài viết.
      

HÁT BÀI CA NGÀY CŨ…



A20 Lê Phi Ô

Người lính già ly hương
Hát bài ca ngày cũ…(D.L)

   Tôi quen em trong buổi liên hoan sau chiến thắng của đơn vị, em đến cùng ban nhạc “Tâm Lý Chiến” để ca hát giúp vui và cũng để nâng cao tinh thần binh sĩ sau những tháng ngày miệt mài ngăn giặc nơi tiền đồn xó núi. Nơi đóng quân là một ngọn đồi đã xác xơ vì bom đạn, xa xa dưới chân đồi là những xóm nghèo cũng xơ xác vì ảnh hưởng của những năm tháng chiến tranh.

   Giữa đồn đã dựng sẳn một sân khấu dã chiến bằng những tấm sắt PSP, xung quanh được trang trí những cây và bông hoa rừng xen kẻ những bóng đèn điện được bọc giấy màu để ánh sáng dịu lại trông cũng ra vẻ một…sân khấu !


6/11/19

Vương Đệ - Người chiến sĩ bỏ quên!


Bạn thân mến!

Tạm thời mình chưa lộ diện... xin bạn hiểu cho!
Đây là 1 trong những bài mình cõng từ trong trại về...
Vẫn mang theo nó suốt những năm còn lại trong tù...và mãi đến hôm nay.
Gửi bạn bài thơ viết về 1 cán bộ Việt Công tên Đại úy Vương Đệ.
Suốt đời làm công an vác súng dài....
Cuối cùng hắn đã đứng về phía ta như nội dung trong bài thơ.

30/9/19

ĐỔI ĐỜI



A20 Bùi Đạt Trung  



Sau 11 năm tù cs, đến tháng 7/1987 tôi đã tìm đường vượt biên theo đường bộ qua Thái Lan. Ở trại Tỵ nạn 6 tháng và qua Phi 6 tháng. Đến tháng 8/1988 tôi đã qua Mỹ và ở nhà chị ruột.

Theo quy chế tỵ nạn, thời gian đầu được hưởng trợ cấp một năm gồm:

- Tiền trợ cấp khoảng $360.
- $60 Food Stamp
- Thẻ khám bệnh

Ở nhà chị đỡ phải trả tiền nhà và mượn $2000 mua chiếc Civic 81 làm phương tiện, thi lấy bằng lái. Khi mới qua tôi cũng có dự định đi học tiếp và tham dự lớp ESL trau dồi thêm Anh ngữ.

25/9/19

Chí sĩ TRẦN QUÝ CÁP với bản án “mạc tu hữu”



 A20 Kiều Công Cự



Kính thưa Quý Thầy , Cô,
Thưa các Đàn Anh,
Cùng các Bạn Cựu HS/TQC thân mến.

          Tôi tên KIỀU CÔNG CỰ, CHS/TQC, niên khóa 1956 – 1963.

          Quê tôi ở Thị trấn Ái Nghĩa thuộc quận Đại Lộc nên tôi có 7 năm ở trọ, ăn cơm tháng,  tại Thị xã Hội An, để đi học Trường TQC, từ lớp Đệ thất 1 đến Đệ nhất B1. Đã qua hai vị Hiệu Trưởng là Ông Tăng Dục và Ông Hoàng Trung. Tôi còn nhớ nhiều Thầy, Cô giáo và vẫn còn một số bạn bè cùng lớp với tôi ở đây như T.V.Căn, hiện là Hội trưởng, M.P.Hoàng, V.T Trung, N.T Hoè, Huynh Việt Quế…